Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí trung học cơ sở

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ

Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông.

Chương trình Giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước.

Chương trình Giáo dục phổ thông là một kế hoạch sư phạm gồm :

 Mục tiêu giáo dục ;

 Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục ;

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học,

 cấp học ;

 Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ;

 Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp, cấp học.

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông, Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện, cụ thể hoá ở các chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học ; đồng thời cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học.

Có thể nói : Điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thông lần này là đưa Chuẩn kiến thức, kĩ năng vào thành phần của Chương trình Giáo dục phổ thông, đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước ; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập ; giảm thiểu dạy thêm, học thêm.

Nhìn chung, ở các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng được Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá ; song về tổng thể, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông ; cần phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa.

 

doc 19 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1748Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo một mục đích, yêu cầu xác định.
- Phân tích những yếu tố, dữ kiện đã cho để đánh giá sự thay đổi về chất của sự vật, sự kiện.
- Đánh giá, nhận định được giá trị của nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi các mối quan hệ cũ. 
Các công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người được đánh giá về chuyên môn liên quan. 
6. 	Sáng tạo : Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin ; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới. 
Yêu cầu tạo ra được một hình mẫu mới, một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh vào các hành vi, năng lực sáng tạo, đặc biệt là trong việc hình thành các cấu trúc và mô hình mới. 
Có thể cụ thể hoá mức độ sáng tạo bằng các yêu cầu :
- Mở rộng một mô hình ban đầu thành mô hình mới.
- Khái quát hoá những vấn đề riêng lẻ, cụ thể thành vấn đề tổng quát mới.
- Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh mới.
- Dự đoán, dự báo sự xuất hiện nhân tố mới khi thay đổi các mối quan hệ cũ. 
Đây là mức độ cao nhất của nhận thức, vì nó chứa đựng các yếu tố của những mức độ nhận thức trên và đồng thời cũng phát triển chúng.
IV - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VỪA LÀ CĂN CỨ, VỪA LÀ MỤC TIÊU CỦA GIẢNG DẠY, HỌC TẬP, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của CTGDPT bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi, phù hợp của CTGDPT ; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. 
1. 	Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ 
1.1. Biên soạn sách giáo khoa (SGK) và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. 
1.2. Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra, đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí và GV. 
1.3. Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục. 
1.4. Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi ; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học. 
2. 	Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng được biên soạn theo hướng chi tiết các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của Chuẩn kiến thức, kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc trong SGK. 
Tài liệu giúp các cán bộ quản lí giáo dục, các cán bộ chuyên môn, GV, HS nắm vững và thực hiện đúng theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
3. 	Yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng 
3.1. Yêu cầu chung 
a) Căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK ; mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. 
b) Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu ; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS. 
c) Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS ; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm. 
d) Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. 
e) Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do GV và HS tự làm ; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 
g) Dạy học chú trọng đến việc động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập ; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá. 
3.2. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục 
a) Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước ; nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của Ngành, trong Chương trình và SGK, phương pháp dạy học (PPDH), sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. 
b) Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong CTGDPT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV, động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH. 
c) Có biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức thực hiện đổi mới PPDH trong nhà trường một cách hiệu quả ; thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời với tích cực đổi mới PPDH. 
d) Động viên, khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời với phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới PPDH, dạy quá tải do không bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
3.3. Yêu cầu đối với giáo viên 
a) Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. 
b) Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương. 
c) Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức ; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS ; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS ; giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. 
d) Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng ; hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học ; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành ; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
e) Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học ; nội dung, tính chất của bài học ; đặc điểm và trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương. 
4. 	Yêu cầu kiểm tra, đánh giá bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng 
4.1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá 
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm tra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học ; đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiêu dạy học. 
Đánh giá kết quả học tập thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học. Mục tiêu của mỗi môn học được cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tập của HS. 
4.2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá 
a) Chức năng xác định 
- Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, xác định mức độ thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục mà HS đạt được khi kết thúc một giai đoạn học tập (kết thúc một bài, chương, chủ đề, chủ điểm, mô đun, lớp học, cấp học). 
- Xác định đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng. 
b) Chức năng điều khiển : Phát hiện những mặt tốt, mặt chưa tốt, khó khăn, vướng mắc và xác định nguyên nhân. Kết quả đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục thông qua việc đổi mới, tối ưu hoá PPDH của GV và hướng dẫn HS biết tự đánh giá để tối ưu hoá phương pháp học tập. Thông qua chức năng này, kiểm tra, đánh giá sẽ là điều kiện cần thiết : 
- Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH ; 
- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập ; phát triển kĩ năng tự đánh giá ; 
- Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục ; 
- Giúp cha mẹ HS và cộng đồng biết được kết quả giáo dục của từng HS, từng lớp và của cả cơ sở giáo dục. 
4.3. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá
a) Kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ở từng lớp ; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học. 
b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường ; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì ; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì chính xác, khách quan, công bằng ; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức. 
c) Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lí các hình thức kiểm tra, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt ; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức. 
d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng : đánh giá cao hơn thực tế sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu vươn lên ; ngược lại, đánh giá khắt khe quá mức hoặc thái độ thiếu thân thiện, không thấy được sự tiến bộ, sẽ ức chế tình cảm, trí tuệ, giảm vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. 
e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, chú trọng đánh giá hành động, tình cảm của HS : nghĩ và làm ; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp ; quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, thí nghiệm. 
g) Khi đánh giá kết quả học tập, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng, mà cần chú ý cả quá trình học tập. Cần tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Có nhiều hình thức và độ phân hoá cao trong đánh giá. 
h) Khi đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn bao gồm đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Chú trọng phương pháp, kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình dạy học. 
i) Kết hợp thật hợp lí giữa đánh giá định tính và định lượng : Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học, quy định đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV hay đánh giá bằng nhận xét, xếp loại của GV. 
k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài. 
Để có thêm các kênh thông tin phản hồi khách quan, cần kết hợp hài hoà giữa đánh giá trong và đánh giá ngoài : 
- Tự đánh giá của HS với đánh giá của bạn học, của GV, của cơ sở giáo dục, của gia đình và cộng đồng. 
- Tự đánh giá của GV với đánh giá của đồng nghiệp, của HS, gia đình HS, của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng. 
- Tự đánh giá của cơ sở giáo dục với đánh giá của các cơ quan quản lí giáo dục và của cộng đồng.
- Tự đánh giá của ngành Giáo dục với đánh giá của xã hội và đánh giá quốc tế. 
l) Phải là động lực thúc đẩy đổi mới PPDH : Đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra, đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dạy học. 
4.4. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá 
a) Đảm bảo tính toàn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS. 
b) Đảm bảo độ tin cậy : Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục. 
c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học. 
d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá : Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của HS, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ cho phân loại đối tượng. 
e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
PHẦN THỨ HAI
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ
LỚP 6
A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Sau khi học chương trình Địa lí 6, HS đạt được:
1. Về kiến thức:
Trình bày được những kiến thức phổ thông cơ bản về:
- Trái Đất: Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng trái đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ; các chuyển động của Trái Đất và hệ quả; cấu tạo của Trái Đất.
- Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (địa hình, lớp vỏ khí, lớp nước, lớp đất và lớp vỏ sinh vật) và mối quan hệ giữa các thành phần đó.
2. Về kĩ năng
- Quan sát, nhận xét các hiện tượng, sự vật địa lí qua hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.
- Đọc bản đồ, sơ đồ đơn giản.
- Tính toán.
- Thu thập, trình bày các thông tin địa lí.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí ở mức độ đơn giản.
3. Về thái độ, hành vi
- Yêu quý Trái Đất – môi trường sống của con người, có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, cải tạo môi trường trong trường học, ở địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, cộng đồng.
B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Các kiến thức, kĩ năng cần đạt của chương trình Địa lí lớp 6 được cụ thể thành những yêu cầu chi tiết như sau:
Chủ đề 1: TRÁI ĐẤT
Nội dung 1: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. HÌNH DẠNG TRÁI ĐẤT 
 VÀ CÁCH THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT TRÊN BẢN ĐỒ
1. Kiến thức
1.1. Biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời).
- Hình dạng và kích thước của Trái Đất: hình dạng cầu và kích thước rất lớn.
1.2. Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam
- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. 
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. 
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 00 (Xích đạo)
- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
- Nửa cầu Đông : nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.
- Nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.
- Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.
1.3. Định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết phương hướng trên bản đồ và một số yếu tố cơ bản của bản đồ: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, lưới kinh, vĩ tuyến
- Định nghĩa bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Phương hướng trên bản đồ:
+ Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính)
+ Cách xác định phương hướng trên bản đồ:
Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.
Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
- Tỉ lệ bản đồ:
+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
- Kí hiệu bản đồ:
+ Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
+ Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
+ Các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ: thang màu, đường đồng mức.
- Lưới kinh, vĩ tuyến: 
+ Cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ, quả Địa Cầu: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa Cầu) được xác định la chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
+ Khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm và cách viết tọa độ địa lí của một điểm.
2. Kĩ năng
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các đường vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông và nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu.
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thưc tế theo đường chim bay (đường thẳng) và ngược lại.
- Xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa Cầu.
- Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ.
- Sử dụng địa bàn để xác định phương hướng của một số đối tượng địa lí trên thực địa: biết cách sử dụng địa bàn, các xác định hướng của các đối tượng địa lí trên thực địa.
- Biết vẽ sơ đồ đơn giản của một lớp học: xác định phương hướng của lớp học và vẽ sơ đồ lớp học trên giấy (vị trí cửa ra vào, cửa sổ,bàn giáo viên, bàn học sinh trong lớp).
Nội dung 2: CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QỦA 
1. Kiến thức
1.1. Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất: hướng, thời gian, quỹ đạo và tình chất của chuyển động
- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo.
+ Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ.
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một qũy đạo có hình elip gần tròn.
+ Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.
+ Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng vĩ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
1.2. Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất
- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam trên bề mặt Trái Đất.
- Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
+ Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
+ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
2. Kĩ năng
Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
- Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
- Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đọa; trình bày hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa.
Nội dung 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT
1. Kiến thức
1.1. Nêu được tên các lớp cấu tạo của trái đất và đặc điểm của từng lớp
- Các lớp cấu tạo Trái Đất: lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi Trái Đất.
- Đặc điểm: độ dày, trạng thái, nhiệt độ của từng lớp.
1.2.Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của trái đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. - Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
1.3. Biết tỉ lệ lục địa, đai dương và sự phân bố lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất
- Khoảng 2/3 diện tích bề mặt trái đất là đại dương và 1/3 là lục địa.
- Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc, còn đai dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam.
2. Kĩ năng
- Quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất (từ hình vẽ).
- Xác định được 6 lục địa, 4 đại dương và 7 mảng kiến tạo lớn (Âu- Á, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Thái Bình Dương) trên bản đồ hoặc quả địa cầu.
Chủ đề 2: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
Nội dung 1: ĐỊA HÌNH
1. Kiến thức
1.1. Biết được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Tác động của nội lực và ngoại lực:
+ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt trái đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về sự san bằng, hạ thấp địa hình.
+ Do tác động của nội lực, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUAN KTKN DIA LY 6_12263262.doc