Một số giải pháp quản lý và sử dụng trang thiết bị trường học đạt hiệu quả

Phát triển giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển toàn diện của đất nước. Vì thế cho nên muốn đất nước phát triển thì nhất định phải có sự đầu tư toàn diện cho giáo dục, trong đó sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhất thiết không thể thiếu được.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn của ngành Giáo dục, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ra Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT, ngày 18 tháng 08 năm 2014 về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2014 – 2015: Toàn ngành tập trung triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, ưu tiên xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, cơ sở thực hành và thiết bị dạy học, tiếp tục thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục.

 

doc 25 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1463Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp quản lý và sử dụng trang thiết bị trường học đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng còn chưa đạt hiệu quả, chưa phát huy được vai trò thiết thực của ĐDDH trong hoạt động dạy và học của thầy và trò. Một trong những nguyên nhân chính là:
- Trong những năm đầu, nguồn nhân lực còn thiếu, chưa có CBQL phụ trách chuyên về CSVC nên vẫn chưa được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát. 
- Cán bộ phụ trách TBDH vẫn còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác nên chưa tận tâm, tân tụy với công việc.
- Chưa được đào tạo chuyên sâu, đặc biệt chưa có niềm đam mê trong công việc.
- Chưa trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về công tác quản lý thiết bị với đơn vị bạn.
- Chưa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi sử dụng.
- Trang thiết bị chưa được bố trí ngăn nắp, gọn gàng, chưa khoa học.
- Chưa có phong cách quản lý chuyên sâu, khoa học.
- Chưa ứng dụng CNTT trong công tác quản lý cũng như chế độ báo cáo còn rời rạc, thiếu tính logic và sáng tạo.
- GVBM còn ngán, ngại khi sử dụng ĐDDH hay ứng dụng CNTT trong giảng dạy, một số GV chỉ sử dụng mang tính đối phó. Khi có tiết thao giảng, dự giờ mới tăng cường sử dụng ĐDDH, vẫn còn tiết dạy mang tính chất dạy chay, học chay. Ý thức sử dụng và bão quản ĐDDH ở một số giáo viên chưa cao. Có những GV tham gia giảng dạy lâu năm nhưng rất ít sử dụng ĐDDH khi lên lớp.
- Chưa sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý thiết bị.
- Một số ít GV khi sử dụng không đăng kí mượn ĐDDH gây ảnh hưởng đến công tác sắp xếp, bảo quản, hạn chế trong việc báo cáo kết quả sử dụng theo định kỳ.
- Phần lớn giáo viên chưa tham gia tích cực vào phong trào tự làm ĐDDH, nếu có làm cũng vẫn chưa có sự đầu tư cao.
Rút kinh nghiệm từ sự thất bại trên, trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn, đồng thời khắc phục dần những hạn chế nhằm nâng cao hiêu quả. Đưa việc sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT trở thành phong trào mạnh mẽ, mang tính tự giác, thiết thực hơn. Để đáp ứng nhu cầu thiết thực đó, chúng tôi mạnh dạn đề ra nhiều giải pháp thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa.	
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN (Từ năm học 2010-2011 đến 2012-2013):
1. Giải pháp chung:
Trong sơ đồ bộ máy nhà trường: Việc quản lí CSVC – TBDH có vai trò rất quan trọng và là một trong những nội dụng lớn trong công tác quản lí trường học. Nó bao gồm: Quản lí toàn bộ hệ thống CSVC; quản lí, sử dụng và bão quản TBDH, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy và học trong nhà trường. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ tình hình thực tiễn của Nhà trường, chủ yếu đi sâu vào phân tích, lí giải thực trạng về công tác quản lí TBDH và ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy và học ở trường. Từ đó đề ra một số biện pháp thiết thực, hiệu quả để công tác quản lí TBDH đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường cụ thể:
- Tăng cường nâng cao nhận thức trong cán bộ giáo viện, nhân viện và học sinh trong quá trình sử dụng, bão quản TBDH.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mộn nghiệp vụ cho cán bô, giáo viên, nhân viên phụ trách TBDH.
- Tổ chức quản lý trang thiết bị dạy học một cách khoa học, mang tính kế hoạch, ngăn nắp, gọn gàng, theo quy trình 3 dễ “dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy sử dụng”.
- Luôn tạo mọi điều kiện thuận cho CB, GV khi sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT trong nhà trường.
- Đưa việc sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT trở thành một phong trào mạnh mẽ, mang tính tự giác trong nhà trường.
2. Giải pháp cụ thể:
2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Qua phần trình bày nêu trên chúng ta đã thấy rõ ràng công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Nguyễn Quang Diêu trong suốt thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Một số thói quen cổ hữu dường như đã trở thành quy định do con người đặt ra: Cán bộ quản lý chưa thật sự xem trọng công việc này, giáo viên phụ trách quản lý trang thiết bị vẫn chưa mặn mà với công việc, giáo viên bộ môn chưa thật sự nhận thức được vai trò quan trong của TBDH trong quá trình giảng dạy. Vì thế cho nên việc nâng cao nhận thức cho CB,GV,NV thật sự là nhu cầu cấp bách, cần thiết được đặt ra hàng đầu. Có như thế mới góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT trong quá trình dạy và học.
Tuy nhiên để nâng cao nhận thức cho CB,GV,NV, Ban giám hiệu Nhà trường cần thực hiện được những công việc sau:
- Thường xuyên triển khai các văn bản, các quy định, các chỉ thị, các hướng dẫn sử dụng và bảo quản CSVC, TBDH để CB,GV, NV có thể nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời.
- Cán bộ thiết bị kịp thời giới thiệu danh mục các trang thiết bị dạy học cũng như quy trình sử dụng đến tất cả giáo viên.
- Phát động phong trào thi đua sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT trong dạy-học.
- Thường xuyên tham gia dự giờ các tiết thao giảng chuyên đề, các tiết dạy có sử dụng thành công ĐDDH và ứng dụng CNTT.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT khi lên lớp.
- Trong kế hoạch năm học, nhà trường phải đưa ra những qui định về sử dụng và bảo quản TBDH, yều cầu các tổ chuyên môn lập kế hoạch sử dụng ĐDDHĐây là một việc làm rất cần thiết cho công tác quản lý, vừa mang tính bắt buộc, vừa động viên, khích lệ giáo viên sử dụng TBDH khi lên lớp.
Ngay từ đầu năm học, các tổ chuyên môn họp lại, kiểm tra, tổng hợp những tiết dạy có sử dụng ĐDDH, qua phân phối chương trình lập kế hoạch giảng dạy có sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT, đây được xem là một trong những quy định bắt buộc nằm trong Quy chế chuyên môn để thực hiện giảng dạy; trên cơ sở đó CB phụ trách quản lí TBDH sẽ dễ chuẩn bị trang thiết bị cần thiết, từ đó góp phần quàn lí và sử dụng hiệu quả hơn. Đây cũng chính là cơ sở để BGH có thể giám sát tốt hơn việc giáo viên có sử dụng ĐDDH trong tiết dạy hay không.
Thường xuyên tổ chức tham quan hay tham dự các buổi hội thảo nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý TBDH lẫn nhau.
2.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kĩ năng, nghiệp vụ cho CB,GV, NV phụ trách TBDH.
2.2.1. Đối với CBQL:
Nắm vững các cơ sở pháp lí, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác quản lí TBDH.
Có sự chỉ đạo đồng bộ từ BGH, sự phối hợp nhịp nhàng từ người quản lý TBDH đến người sử dụng. 
Lập kế hoạch, biện pháp quản lí CSVC - TBDH hiệu quả, nhất quán.
Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động trên các lĩnh vực: xây dựng kế hoạch, bảo quản trang thiết bị, sử dụng ĐDDH.
Chỉ đạo tổ chức thực hiện những kế hoạch đề ra theo định kì: Tuần, tháng, học kì, năm.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của bộ phận phụ trách thiết bị, giáo viên sử dụng TBDH để kịp thời uốn nắn, sửa chữa.
Đánh giá, nhận xét việc triển khai thực hiện kế hoạch trong các cuộc họp, thường xuyên rút kinh nghiệm cho công việc tốt hơn.
 	2.2.2. Đối với cán bộ, giáo viên phụ trách quản lý TBDH:
Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý TBDH cho CB, GV phụ trách: Trong chúng ta, ai cũng biết rằng: cán bộ, giáo viện phụ trách quản lý trang thiết bị chính là những người trực tiếp bảo quản và phụ giúp cho giáo viên đưa trang thiết bị vào sử dụng. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết dạy và học hiện nay, sự cần thiết phải bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác quản lý TBDH là điều không thể thiếu được.
Hơn nữa cán bộ QLTB tuyệt đối phải thoát khỏi cách làm việc mang tính hình thức, mà phải làm việc “ bằng cả cái tâm”, “ bằng cả niềm đam mê” và “sự hứng thú” trong công việc
2.2.3. Tổ chức quản lý TBDH hiệu quả, khoa học, có kế hoạch theo quy trình 3 dễ “Dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy sử dụng”
Muốn tổ chức quản lý trang thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao, nhất nhất người phụ trách quản lý TBDH phải thực hiện đầy đủ, nhịp nhàng các bước sau đây:
- Lập kế hoạch hoạt động cho các phòng ban: kế hoạch hoạt động phòng Thiết bị; kế hoạch hoạt động Phòng Lý; kế hoạch hoạt động Phòng Hóa; kế hoạch hoạt động Phòng Sinh; Phòng Tin học; Phòng Lab. Trong kế hoạch hoạt động phải thể hiện cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ dài hạn trong cả năm và nhiệm vụ cụ thể trước mắt cho từng tháng, tuần và công việc hàng ngày.
- Sắp xếp, phân loại thiết bị dạy học: Ngay từ đầu năm nhà trường có kế hoạch để GV phụ trách quản lý TBDH cùng với GV các tổ bộ môn tiến hành kiểm kê tài sản và phân loại ĐDDH theo từng môn, từng bộ phận, từng phòng ban, sau đó sắp xếp ngăn nắp, khoa học theo quy trình 3 dễ. Việc sắp xếp phân loại này giúp người phụ trách dễ quản lý; giáo viên bộ môn dễ tìm và dễ lấy sử dụng ĐDDH trong quá trình giảng dạy. Khâu bảo quản, sắp xếp phải được tiến hành thường xuyên, hàng ngày, khâu kiểm kê theo đúng quy định đầu năm học và đầu năm Dương lịch. Hơn nữa, mỗi phòng THTN do một GV bộ môn phụ trách quản lý.
- Các Tổ chuyên môn phải họp thống nhất nội dung bài dạy có sử dụng ĐDDH theo PPCT của Bộ GD-ĐT, việc lập ra kế hoạch sử dụng ĐDDH chung trong tổ, cụ thể, rõ ràng, theo từng tiết, từng bài, từng chương đã không còn quan trọng nữa, quan trọng trên cơ sở kế hoạch giảng dạy, giáo viên phải biết thống nhất chọn lựa cho mình ĐDDH có thể đáp ứng nhu cầu giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn, học sinh lĩnh hội và vận dụng thực tế thiết thực hơn. Muốn thế trong kế hoạch giảng dạy phải thể hiện lồng ghép việc sử dụng ĐDDH:
* Tiết nào, bài nào, chương nào, PPCT tiết mấy, sẽ sử dụng thiết bị gì
* Thiết bị được sử dụng đó sẽ được khai thác từ đâu: Sẵn có hay tự sưu tầm trang bị
* Đính kèm những kiến nghị, đề xuất với BGH nhà trường (nếu có)
Dựa vào kế hoạch giảng dạy và nhu cầu sử dụng ĐDDH của từng tổ bộ môn, CBQL sẽ xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa thiết bị dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra.
* Tổ chức chỉ đạo thực hiện.
* Lập đầy đủ các loại HSSS theo yêu cầu của Sở GD-ĐT:
- Sổ danh mục thiết bị giáo dục.
- Sổ theo dõi sử dụng thiết bị giáo dục.
- Sổ theo dõi tài sản nơi sử dụng.
- Sổ tiêu hao vật tư, thiết bị.
- Sổ theo dõi thực hành thí nghiệm.
Ngoài ra còn có các loại sổ được thiết lập thêm nhằm hỗ trợ cho công tác bảo quản, bảo trì, sửa chữa trang thiết bị:
- Sổ theo dõi ứng dụng CNTT theo từng máy.
- Sổ nhật ký phòng máy, phòng Lab.
Riêng sổ theo dõi sử dụng ĐDDH, sổ này nhất nhất phải có và rất cần thiết. Để đánh giá kế quả sử dụng ĐDDH, việc đầu tiên phải làm: Lập sổ theo dõi sử dụng TBDH. Thông qua quyển sổ này người cán bộ quản lý sẽ dễ dàng biết được hiện tại có bao nhiêu trang thiết bị được sử dụng, những trang thiết bị đó thuộc bộ môn nào, bài nào, tiết nào và những giáo viên nào đã sử dụng nó. Theo định kì hàng tháng sẽ rất dễ dàng thống kê, báo cáo số lượt sử dụng của từng GV, từng tổ chuyên môn, kể cả số tiết THTN ở các phòng ban.
+ Việc ứng dụng CNTT trong quá trình quản lí: Ngoài hệ thống sổ sách đã được lập bằng tay. Để thuận lợi và nhanh chóng, đãm bảo tính logic, quản lý TB một cách khoa họcNgười CBQL phải nghiên cứu thiết kế ra các biểu mẫu trên máy vi tính ( phần mềm ) báo cáo quá trình sử dụng ĐDDH theo định kỳ hàng tháng, học kì, cả năm. Biểu mẫu này tuyệt đối phải chính xác, mang tính khoa học, được liên kết nhau bằng hệ thống công thức chuẩn xác.Tất cả các biểu mẫu báo cáo được thiết lập trên máy vi tính và lưu trực tiếp bằng hai bản, trên máy và trên giấy.
Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý này giúp cho người CBQL thực hiện các thao tác công việc rất nhanh lẹ, chế độ báo cáo kịp thời, hiện đại và khoa học, phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn, việc lưu trữ hồ sơ trên máy cũng rất thuận tiện, dễ tìm, mang tính hiện đại và hoa học.
( Đính kèm phụ lục 1: Biểu mẫu Báo cáo Đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT, THTN, năm học 2013 - 2014 )
+ Hệ thống HSSS phải được lưu trữ cẩn thận, khoa học cũng theo quy trình 3 dễ: Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy. Muốn như thế đòi hỏi người cán bộ quản lý trang thiết bị phải tận tâm, tận tụy, tận tình, phải có tính chịu thương, chịu khóĐể từ đó có sự sắp xếp đưa hệ thống hồ sơ đi vào nề nếp, quy củ. 
 Kết hợp với việc sử dụng thành thạo các phần mềm QLTB do Sở GD trang bị. Thông qua hệ thống phần mềm chúng ta có thể quản lý trang thiết bị của nhà trường qua nhiều năm liền một cách thuận tiện, dễ dàng.
2.2.4. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm:
Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện sử dụng ĐDDH, người CBQL phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người phụ trách quản lý TBDH thực hiện đúng quy trình, kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó cũng phải thường xuyên nhắc nhở, động viên những giáo viên chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa đều TBDH trong quá trình giảng dạy. Cần có biện pháp chế tài đối với những giáo viên không sử dụng ĐDDH theo kế hoạch đã đề ra trong tuần, trong tháng liên tục. Bên cạnh đó cần có chế độ tuyên dương, khen thưởng những giáo viện sử dụng đều, sử dụng tốt TBDH.
Có chế độ tổng kết, báo cáo kịp thời theo định kì: Hàng tuần, hàng tháng, học kì, cả năm. Trong thời điểm sơ kết, tổng kết cần phải đính kèm biểu dương, khen thưởng những giáo viên gương mẫu sử dụng tốt ĐDDH, đồng thời phê bình, cảnh cáo đối với những giáo viên chưa thực hiện tốt.
2.3 Áp dụng cụ thể tại đơn vị:
Giải pháp này được chúng tôi áp dụng thực tế từ năm học 2009 – 2010, bước đầu đạt được kết quả rất khả quan. Với kết quả đó, chúng tôi tiếp tục bắt tay ngay vào việc từ những ngày đầu trước khi chuẩn bị năm học mới: 2010 - 2011. Khi đó, chúng tôi cũng nhận được chỉ thị của BGH yêu cầu nghiên cứu bố trí, sắp xếp và đưa trang thiết bị vào sử dụng cho thật hiệu quả. Với những giải pháp đề ra từ trước chúng tôi bắt đầu ngay vào cuộc, lúc bấy giờ CSVC trường tôi đã dần ổn định như tiếp thêm nguồn sức mạnh cho chúng tôi trong công việc. Đúng như câu nói “An cư lạc nghiệp ”. Từ đó chúng tôi quyết tâm làm lại từ đầu. Từ những giải pháp đã đề ra, chúng tôi bắt đầu từ những công việc nhỏ, đơn giản, mang tính kế hoạch:
Sắp xếp, bố trí lại trang thiết bị phù hợp với từng môn học, từng phòng ban.
Bố trí máy vi tính về phòng máy đi vào hoạt động ngay.
Thường xuyên vệ sinh: lau chùi, quét dọn hàng ngày.
- Kiểm tra lại các loại hồ sơ sổ sách, bổ sung thêm những trang thiết bị còn thiếu trong sổ, lập thêm những loại sổ chưa có, đảm bảo đầy đủ các loại sổ theo yêu cầu của Sở GD:
Sổ danh mục thiết bị giáo dục.
Sổ theo dõi sử dụng thiết bị giáo dục.
Sổ theo dõi tài sản nơi sử dụng.
Sổ tiêu hao vật tư, thiết bị.
Sổ theo dõi thực hành thí nghiệm.
Sổ theo dõi ứng dụng CNTT theo từng máy.
Cập nhật sổ sách thường xuyên, kịp thời.
Đôn đốc GV tăng cường sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT khi lên lớp: Trong điều kiện CSVC đã kiên cố, hệ thống CNTT được lắp đặt cố định trên phòng học, hệ thống điện ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó chúng tôi luôn nghĩ cách lưu trữ hệ thống HSSS mang tính logic, khoa học theo quy trình 3 dễ. Cụ thể: Hệ thống HSSS được lưu trữ theo thứ tự từ 1 đến 8 thành một thể thống nhất:
+ Hồ sơ số 1: Lưu toàn bộ các Quyết định. Bên trong hồ sơ được chia thành nhiều nội dung lưu trữ:
Quyết định: Bàn giao tài sản cho đơn vị ( Từ Sở GD).
Quyết định: Bàn giao tài sản cho nơi sử dụng( của Trường ).
Quyết định: V/việc Thành lập tổ công tác thiết bị.
+ Hồ sơ số 2: Lưu trữ tổng hợp các biên bản: Biên bản nghiệm thu tài sản; Biên bản bàn giao tài sản
+ Hồ sơ số 3: Lưu trữ toàn bộ các kế hoạch: Kế hoạch hoạt động phòng thiết bị; Kế hoạch hoạt động phòng THTN; Kế hoạch sử dụng ĐDDH
+ Hồ sơ số 4: Lưu trữ các báo cáo: Báo cáo sử dụng ĐDDH; Báo cáo sơ kết, tổng kết; Báo cáo năm học
+ Hồ sơ số 5: Dùng để lưu trữ hồ sơ các phòng học bộ môn: Phòng Lab; Phòng Lý, Hóa, Sinh, Tin học; Hồ sơ GDQP.
+ Hồ sơ số 6: Các loại sổ thiết bị: Sổ lưu hóa đơn, chứng từ; Sổ Tiêu hao tài sản; Sổ tài sản nơi sử dụng.
+ Hồ sơ số 7: Lưu trữ riêng sổ sử dụng ĐDDH( sổ này đặc trưng riêng biệt là theo dõi sử dụng hàng ngày của từng giáo viên, nên phải lưu riêng biệt).
+ Hồ sơ số 8: Lưu công văn đến: Hướng dẫn nhiệm vụ.; Công văn V/v
Quá trình bảo quản và sử dụng trang thiết bị được tiến hành liên tục, xuyên suốt trong năm học, có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa CBQL, GV phụ trách quản lí TBDH và giáo viên bộ môn theo kế hoạch đã đề ra.
2.4 Kết quả đạt được:
Qua những giải pháp nêu trên, kết quả thu lại được khả quan hơn so với trước: số liệu báo cáo cụ thể cho từng môn, từng GV. Chế độ báo cáo theo định kỳ, hàng tháng, học kì, cả năm, có nhận xét biểu dương đính kèm, cụ thể như sau:
BÁO CÁO SỬ DỤNG ĐDDH
Tháng 10 (từ ngày 01/10/2010 đến 31/10/2010)
STT
HỌ VÀ TÊN GV
SỐ TIẾT SỬ DỤNG ĐDDH
SỐ TIẾT ỨNG DỤNG CNTT
SỐ TIẾT THỰC HÀNH
ĐDDH TỰ LÀM
NHẬN XÉT
1
TỔ VĂN
45
29
0
Đa số các tổ đều có sử dụng ĐDDH và ƯDCNTT vào bài dạy
Tuy nhiên hiệu quả chưa cao, một số môn ƯDCNTT còn ít: Sử, Toán, Anh Văn.
Riêng tổ Sử- địa-GDCD sử dụng có giảm so với tháng 09 (78/233 lượt)
Yêu cầu quý Thầy, Cô tăng cường sử dụng ĐDDH khi lên lớp.
2
TỔ SỬ - ĐỊA –GDCD - TV
78
3
0
3
TỔ TOÁN – TIN
200
48
37
0
4
TỔ HÓA-SINH-TD-TB
235
27
16
0
5
TỔ ANH VĂN
113
2
0
6
TỔ LÝ
22
42
7
0
TỔNG CỘNG
693
151
60
0
( Trích ngang báo cáo sử dụng ĐDDH tháng 10 năm học 2010-2011)
Song song với kết quả đạt được đó, ý thức tự giác của tập thể giáo viên ngày càng cao, quá trình sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT có đều đặn và tự giác hơn, ngày càng mang tính kế hoạch . Chính vì thế kết quả sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT tăng lên liên tục, năm sau cao hơn năm trước cụ thể như sau:
BÁO CÁO
TỔNG KẾT SỬ DỤNG ĐDDH
NĂM HỌC: 2011 - 2012
STT
HỌ VÀ TÊN GV
SỐ TIẾT SỬ DỤNG ĐDDH
ĐDDH CÙNG KỲ NĂM: 2010-2011
SỐ TIẾT ỨNG DỤNG CNTT
ƯDCNTT CÙNG KỲ NĂM 2010 -2011
SỐ TIẾT THỰC HÀNH
THỰC HÀNH CÙNG KỲ NĂM 2010-2011
SỐ TIẾT SỬ DỤNG PHÒNG LAB
1
TỔ VĂN
369
248
334
200
2
TỔ SỬ – ĐỊA –GDCD – TV
1001
987
84
36
3
TỔ TOÁN – TIN
2255
1120
451
244
520
480
4
TỔ HÓA – SINH –TD – TB
2231
1476
324
170
207
160
5
TỔ ANH VĂN
705
929
63
28
317
6
TỔ LÝ
576
251
270
123
96
36
TỔNG CỘNG
7137
5011
1544
801
823
676
317
( Trích ngang báo cáo tổng kết sử dụng ĐDDH năm học 2011 – 2012) 
Nhìn vào số liệu thống kê này cho chúng ta thấy có sự tiến bộ vượt bậc trong quá trình sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT. Từ đó kết quả dạy và học của thầy và trò cũng được nâng lên, qua các tiết THTN giúp học sinh có sự quan sát và nhận thức sâu sắc hơn, tạo cho học sinh có thêm sự đầu tư, đam mê và khám phá và trải nghiệm thực tế
Hơn nữa từ ngay những ngày đầu khi trường vừa mới được trang bị Phòng Lab, ngay lập tức dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, CBQL thiết bị cùng với giáo viên bộ môn đã tiến hành lập kế hoạch và đưa vào hoạt động ngay, quá trình xử dụng vẫn chưa đầy một học kỳ nhưng kế quả thu lại đáng khích lệ, 317 tiết sử dụng phòng Lab chính là con số không nhỏ so với các đơn vị cùng được trang bị.
Bên cạnh đó khâu quản lý trang TBDH cũng đi vào nề nếp và qui củ. Hiện nay, việc sử dụng ĐDDH đạt kết quả rất tốt theo kế hoạch đề ra, việc ứng dụng CNTT đã trở thành phong trào rầm rộ. Kết quả không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.
Không chỉ dừng lại ở đó, kết quả đó đã được tập thể chúng tôi tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa, với sự quyết tâm cao trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục và quá trình đổi mới phương pháp trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá, tăng cường sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, CBQL thiết bị cùng với bộ phận chuyên môn đã chủ động tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường trang bị thêm các trang thiết bị CNC để phục vụ cho việc dạy và học: trong thời gian qua, bằng nguồn kinh phí vận động XHH, nhà trường đã trang bị thêm 06 màn hình LCD bố trí và lắp đặt cố dịnh vào các phòng học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong giảng dạy và ứng dụng CNTT, đồng thời cũng mua sắm thêm nhiều ĐDDH: Máy tính cầm tay, thước, compa, bóng đá, bóng chuyền... Vì thế cho nên kết quả sử dụng ĐDDH và ứng dụng CNTT liên tục tăng, điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng thống kê báo cáo sau:
BÁO CÁO
TỔNG KẾT SỬ DỤNG ĐDDH
NĂM HỌC: 2012 - 2013
STT
HỌ VÀ TÊN GV
SỐ TIẾT SỬ DỤNG ĐDDH
ĐDDH CÙNG KỲ NĂM: 2011-2012
SỐ TIẾT ỨNG DỤNG CNTT
ƯD CNTT CÙNG KỲ NĂM 2011 - 2012
SỐ TIẾT THỰC HÀNH
THỰC HÀNH CÙNG KỲ NĂM 2011-2012
SỐ TIẾT SỬ DỤNG PHÒNG LAB
1
TỔ VĂN
582
369
514
334
2
TỔ SỬ – ĐỊA –GDCD
717
501
182
84
3
TỔ TOÁN
2423
1819
273
133
4
TỔ TIN HỌC
523
436
445
318
540
520
5
TỔ HÓA
746
652
194
130
120
109
6
TỔ SINH-KTNN
436
395
390
212
133
98
7
TỔ LÝ-KTCN
738
576
375
270
231
96
8
TỔ NGOẠI NGỮ
1067
705
14
63
518
9
TỔ THỂ DỤC- GDQP
1877
1684
5
TỔNG CỘNG
9109
7137
2392
1544
1024
823
518
Qua kết quả đạt được như trên không chỉ nhờ vào sự toàn tâm, toàn ý của cán bộ phụ trách mà còn nhờ vào sự đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết, phấn đấu của tập thể CB,GV,NV nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Từ đó, kết quả hoạt động của nhà trường luôn được nâng lên, cụ thể:
- Việc sắp xếp và bảo quản ĐDDH đã đi vào nề nếp qui củ, theo quy trình 3 dễ “ Dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy sử dụng”, đồng thời tạo cho người quản lý dễ quan sát, kiểm tra và bảo quản, từ đó hạn chế rất lớn việc hư hỏng và mất mát trang thiết bị.
- Hơn 8 năm qua với hơn 100 máy vi tính được trang bị phục vụ cho việc dạy-học và quản lý vẫn hoạt động bình thường, đặc biệt 02 phòng máy với hơn 70 máy vi tính phục vụ cho học sinh, số lượng máy hư hỏng, không sửa được rất thấp (chưa tới 20/100 máy), nhận định đây là kết quả lớn nhất của chúng tôi, từ khâu quản lý và bảo quản tốt đã góp phần tiết kiệm một khoản kinh phí rất lớn cho ngân sách nhà nước.
- Từ kết quả sử dụng ĐDDH, ứng dụng CNTT và THTN đó cũng đã góp phần không nhỏ vào kết quả giảng dạy và học tập của thầy và trò, từ đó chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên và đi vào thực chất.
+ Đối với giáo viên:
Năm học
GV đạt LĐTT
GV dạy giỏi cấp trường
GV có SKKN cấp trường
Chiến sĩ thi đua cơ sở
GV có SKKN cấp tỉnh
GV dạy giỏi cấp tỉnh
2011-2012
38
16
18
06
0
0
2012-2013
45
23
23
11
03
0
+ Đối với học sinh kết quả học tập ngày càng được nâng lên, hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, tỉ lệ học sinh giỏi, khá được nâng lên, học sinh yếu giãm đáng kể; tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng được duy trì ổn định ở mức khá cao, hiệu quả đào tạo tăng lên rõ nét. Số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh năm hoc 2011-2012: 24 giải, có 01 học sinh đạt giải 3 môn Tin học không chuyên toàn quốc; Đội học sinh của trường 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_VE_QUAN_LY_TBDH.doc