Tiết 20, Bài 19: Thực hành sơ cứu cầm máu - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 HS phân biệt được vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

 2. Kĩ năng:

 - Băng bó vết thương.

 - Biết cách garô và nắm những qui định khi đặt garô.

 3. Thái độ:

 Giáo dục HS biết giúp đỡ người bị nạn, cách làm việc theo nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

- GV : + Tranh phóng to hình 19.1; 19.2 SGK.

 + Băng gạc, dây cao su mỏng, vải mềm sạch, bông .

- HS: Chuẩn bị nhóm 4 em: bông (1 cuộn) , gạc( 2 miếng), băng (1 cuộn), dây cao su hoặc dây vải, một miếng vải mềm(10x 30cm).

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1705Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 20, Bài 19: Thực hành sơ cứu cầm máu - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2011.
 Ngày dạy: 16/10/2011
Tiết 20:Bài 19: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU.
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 HS phân biệt được vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
 2. Kĩ năng:
 - Băng bó vết thương.
 - Biết cách garô và nắm những qui định khi đặt garô.
 3. Thái độ:
 Giáo dục HS biết giúp đỡ người bị nạn, cách làm việc theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
- GV : + Tranh phóng to hình 19.1; 19.2 SGK.
 + Băng gạc, dây cao su mỏng, vải mềm sạch, bông .
- HS: Chuẩn bị nhóm 4 em: bông (1 cuộn) , gạc( 2 miếng), băng (1 cuộn), dây cao su hoặc dây vải, một miếng vải mềm(10x 30cm).
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO:
 Phương pháp hoạt động nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: (1’)
 2. Giới thiệu:(4’): GV nêu vấn đề: chúng ta đã được nghiên cứu bài 13: máu và môi trường trong cơ thể. Vậy hãy cho cô biết:
 + Cơ thể em ước tính có mấy lít máu? (7 - 9% khối lượng cơ thể, tương ứng với 70 -80 ml/1kg cơ thể, khoảng 4 - 5 lít)
 + Máu có vai trò gì với các hoạt động sống của cơ thể? ( Máu có thể vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác, đảm bảo sự lưu thông các chất trong cơ thể. Máu còn có chức năng bảo vệ cơ thể, điều hoà thân nhiệt và đảm bảo hằng tính của nội môi (mt bên trong cơ thể: kn điều hoà sự cân bằng nước, muối khoáng, giữ cân bằng giữa axit và bazơ trong cơ thể); ngoài ra trong hoạt động hô hấp của cơ thể.)
 * Nếu bị mất quá 1/3 số máu sẽ có nguy cơ tử vong.
 Chúng ta đã biết máu có vai trò rất quan trọng,vận tốc máu ở mỗi loại mạch là khác nhau. Vậy khi cơ thể bị thương chảy máu cần được xử lí kịp thời và đúng cách như thế nào?
 3. Các hoạt động: (40’)
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài
8’
* HĐ1: Tìm hiểu về các dạng chảy máu.
- Cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng: 
- Bằng kiến thức thực tế, suy đoán và thảo luận nhóm để hoàn thành bảng.
I. Tìm hiểu về các dạng chảy máu:
Các dạng chảy máu
Biểu hiện
1. Chảy máu mao mạch
- Máu chảy ít, chậm.
2. Chảy máu tĩnh mạch
- Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn.
3. Chảy máu động mạch
- Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.
25’
* HĐ2: Tập băng bó vết thương.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/61, tập băng bó vết thương ở lòng bàn tay.
- Quan sát các nhóm làm việc " giúp đỡ nhóm yếu.
- Cho các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau.
- Nhận xét các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/61, tập băng bó vết thương ở cổ tay.
- Cho các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau.
- Nhận xét các nhóm.
- Cá nhân tự nghiên cứu SGK/61.
- Mỗi nhóm tiến hành băng bó.
- Đại diện 1 nhóm trình bày các thao tác và mẫu của nhóm, các nhóm khác nhận xét.
Yêu cầu:
+ Mẫu gọn,đẹp.
+ Không gây đau cho nạn nhân.
- Các bước tiến hành như mục 1.
- Tham khảo thêm hình 19.1 SGK.
Yêu cầu: 
+ Mẫu băng gọn không quá chặt, không quá lỏng.
+ Vị trí dây garô cách vết thương không quá gần và không xa.
II. Tập băng bó vết thương:
 1. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay ( Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch)
 Các bước tiến hành như SGK/61.
 2. Băng bó vết thương ở cổ tay: ( Chảy máu ở động mạch)
* Các bước tiến hành: như SGK/62.
* Lưu ý: 
- Vết thương chảy máu động mạch ở tay, chân mới buộc dây garô.
- Cứ 15 phút nới dây garô ra và buộc lại.
- Vết thương ở vị trí khác, ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía trên.
4’
* HĐ3: Viết thu hoạch
- Yêu cầu mỗi HS về nhà tự viết báo cáo thực hành theo SGK.
- Căn cứ vào đáp án + sự chuẩn bị + thái độ học tập của HS để đánh giá, cho điểm.
1’
2’
V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
- Nhận xét chung về : phần chuẩn bị của HS, ý thức học tập, kết quả.
VI. DẶN DÒ: 
- Hoàn thành báo cáo thu hoạch. Nộp vào tiết sau .
- Ôn tập cấu tạo hệ hô hấp ở lớp dưới. 
- Chuẩn bị bài mới : “ Hô hấp và các cơ quan hô hấp”. 
* RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Thực hành - Sơ cứu cầm máu (2).doc