Tiết 47, Bài 46: Thỏ - R' Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Trình bày được các đặc điểm về hình thái cấu tạo các hệ cơ quan của thú. Nêu được hoạt động của các bộ phận trong cơ thể sống, tập tính của thú, hoạt động của thú ở các vùng phân bố địa lí khác nhau

- Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của đại diện lớp thú (thỏ). Nêu được hoạt động tập tính của thỏ

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hình 46.2, 46.3 SGK. 1 số tranh về hoạt động sống của thỏ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 47, Bài 46: Thỏ - R' Ông Ha Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25	 	 Ngày soạn 01/02/2015
Tiết 47	 Ngày dạy..p/02/2015
	LỚP THÚ
Bài 46: THỎ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các đặc điểm về hình thái cấu tạo các hệ cơ quan của thú. Nêu được hoạt động của các bộ phận trong cơ thể sống, tập tính của thú, hoạt động của thú ở các vùng phân bố địa lí khác nhau
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của đại diện lớp thú (thỏ). Nêu được hoạt động tập tính của thỏ
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức và kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hình 46.2, 46.3 SGK. 1 số tranh về hoạt động sống của thỏ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1.....; 7A2:....; 7A3:....; 7A4....; 7A5:....; 7A6:...;
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chung của lớp chim?
3. Hoạt động dạy học:
* Mở bài: Thú là nhóm động vật tiến hóa nhất trong giới động vật. Để hiểu thêm về lớp Thú, chúng ta cùng tìm hiểu đại diện: Con thỏ. Để thích nghi với đời sống, thỏ có cấu tạo như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, thầy cùng các em vào bài hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của thỏ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn HS ngiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát tranh 46.1 trao đổi nhóm tìm hiểu đặc điểm đời sống của thỏ 
+ Trong tự nhiên thỏ thường sống ở đâu?
+ Thỏ thường kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày, thức ăn của thỏ là gì?
+ Thỏ lẫn trốn kẻ thù bằng cách nào?
+ Đặc điểm thân nhiệt của thỏ?
- Liên hệ thực tế: Tại sao trong chăn nuôi người ta không làm chuồng cho thỏ bằng tre hoặc bằng gỗ?
- GV yêu cầu HS rút ra đặc điểm về đời sống của thỏ.
+ Cho biết đặc điểm cơ quan sinh dục của thỏ? Thỏ có hình thức sinh sản như thế nào?
+ Em hãy cho biết giai đoạn phôi thai thỏ lấy chất dinh dưỡng từ đâu? Khi thỏ mới đẻ ra thỏ còn non thỏ lấy chất dinh dưỡng từ đâu?
+ Trong 3 hình thức sinh sản: đẻ trứng, noãn thai sinh và thai sinh hình thức sinh sản nào là tiến hóa? Vì sao?
- Cá nhân tự tìm hiểu thông tin SGK thu thập kiến thức trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
- Yêu cầu nêu được:
+ Thỏ sống ở ven rừng trong các bụi rậm, 
+ Kiếm ăn buổi chiều và ban đêm, thức ăn của thỏ là cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm
+ Đào hang, ẩn náo trong hang, bụi rậm, chạy rất nhanh bằng cách nhảy cả 2 chân sau.
+ Là động vật hằng nhiệt
+ Vì thỏ là loài gặm nhấm
- Yêu cầu nêu được:
+ Thỏ đực có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, phôi thai được nuôi trong tử cung của thỏ mẹ và thỏ đẻ con.
+ Qua nhau thai và sữa mẹ
+ Hình thức sinh sản thai sinh tiến hóa hơn vì: phôi thai sẽ được bảo vệ tốt hơn, sự phát triển của phôi thai không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng, con non được nuôi bằng sữa mẹ
*Tiểu kết: - Đời sống:
+ Thỏ sống đào hang, lẩn trốn kẻ thù bằng cách nhảy cả 2 chân sau
+ Ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm, kiếm ăn về chiều
+ Thỏ là động vật hằng nhiệt
- Sinh sản: 
+ Thụ tinh trong
+ Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ 
+ Có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh
+ Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.
Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và sự di chuyển
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc SGK tr. 149 thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập:
- GV nhận xét các ý kiến đúng của HS.
- Cá nhân đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. Đại diện, nhóm trả lời đáp án nhóm khác bổ sung.
Bảng đáp án phiếu học tập:
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ lông
Bộ lông dầy xốp
Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm,
Chi
(có vuốt)
Chi trước ngắn
Đào hang
Chi sau dài , khỏe
Bật nhảy xa chạy trốn nhanh
Giác
quan
Mũi tinh, lông xúc giác
Thăm dò thức ăn và môi trường
Vành tai lớn, cử động
Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù
Mắt có mí, cử động được
Giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm
- Yêu cầu quan sát H 46.4 và 46.5 SGK, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Thỏ di chuyển bằng cách nào?
+ Thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song 1 số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẽ thù?
+ Vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt? Vì sao?
- HS nghiên cứu thông tin quan sát hình SGK. Trao đổi nhóm thống nhất trả lời câu hỏi.
+ Thỏ di chuyển: kiểu nhảy cả hai chân sau. 
+ Thỏ nhảy theo đường chữ Z, còn thú ăn thịt chạy kiểu rượt đuổi nên bị mất đà.
+ Do sức bền của thỏ kém, còn thú ăn thịt sức bền lớn.
*Tiểu kết: - Cấu tạo ngoài: phiếu học tập 
 - Di chuyển: Nhảy bằng 2 chân sau 
Hoạt động 3: Tập tính của thỏ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, đọc thông tin SGK và kể một số tập tính của thỏ mà em biết?
- Nhận xét và chốt
- HS liên hệ thực tế, đọc thông tin SGK và trả lời: Thỏ có các tập tính như: đào hang, đẻ con và chăm sóc con, nuôi con bằng sữa mẹ
- HS lắng nghe và ghi nhận thông tin.
*Tiểu kết: Thỏ có các tập tính như: đào hang, đẻ con và chăm sóc con, nuôi con bắng sữa mẹ
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố: HS Đọc ghi nhơ SGK. Trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm đời sống của thú?
+ Vì sao khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh sáng ở chuồng thỏ?
2. Dặn dò: 
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc mục “Em có biết”. Xem lại cấu tạo bộ xương thằn lằn
 *Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 46. Thỏ - R'Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc