Tiết 8, Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương - Năm học 2010-2011

i. mục tiêu:

1.kiến thức

- hs nắm được cấu tạo chung của một bộ xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.

- xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương.

2. kỹ năng.

- quan sát tranh hình, thí nghiệm tìm ra kiến thức.

- hoạt động nhóm.

3. thái độ:

giáo dục ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thức ăn của lứa tuổi học sinh

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1308Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 8, Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04- Tiết: 08 .
Ngày soạn: ./9/2010
Ngày dạy: . /9/2010
Bài : 8
Cấu tạo và tính chất của xương
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
- HS nắm được cấu tạo chung của một bộ xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.
- Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương.
2. Kỹ năng.
- Quan sát tranh hình, thí nghiệm tìm ra kiến thức.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ xương, liên hệ với thức ăn của lứa tuổi học sinh
ii. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Kĩ năng giải thích những vấn đề thực tế như: Vì sao người ta thường cho trẻ sơ sinh tắm nắng? Vì sao người ta thường nắn chân cho trẻ sơ sinh?
Kĩ năng lắng nghe tích cực.
Kĩ năng hợp tác ứng xử/giao tiếp trong khi thảo luận.
Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, tìm kiếm thông tin trên internet để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, sự phát triển, thành phần hoá học và tính chất của xương.
iii. phương pháp dạy- học
 - Trực quan.
 - Tranh luận tích cực.
 - Thảo luận nhóm nhỏ
 - Vấn đáp tìm tòi. 
Iv. phương tiện dạy- học
- GV: Chuẩn bị thêm mô hình xương người, xương thổ. Tranh cấu tạo một đốt sống điển hình hình 7.4 lên phim trong
v. tiến trình dạy – học
	1.ổn định tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 Bộ xương người gồm mấy phần? Cho biết các xương ở mỗi phần đó?
3. Bài giảng.
Mở bài: HS đọc mục: “Em có biết” ở tr.31. Thông tin đó cho các em biết xương có sức chụi đựng rất lớn. Do đâu mà xương có khả năng đó?
Hoạt động 1:
Cấu tạo của xương
Mục tiêu: HS chỉ ra được cấu tạo của xương dài, xương dẹt, và chức năng của nó.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV đưa câu hỏi có tính chất đặt vấn đề.
- Sức chịu đựng rất lớn của xương có liên quan gì đến cấu tạo xương?
- HS có thể đưa ra ý kiến khẳng định của mình, đó là: Chắc chắn xương phải có cấu tạo đặc biệt.
1. Cấu tạo và chức năng của xương dài.
Để trả lời vấn đề đặt ra à GV cho tiếp câu hỏi.
- Cá nhân nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình 8.1, 8.2
+ Xương dài có cấu tạo như thế nào?
+ Cấu tạo hình ống và đầu xương như vậy có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
- GV kiểm tra kiến thức các em nắm được thông qua phần trình bày của nhóm.
 à ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến bằng cách giới thiệu trên hình vẽ - nhóm khác bổ sung à Vậy điều khẳng định lúc đầu là đúng.
- Các nhóm nghiên cứu bảng 8.1 tr.29 SGK 1 đến 2 nhóm trình bày.
Kết luận: Nội dung kiến thức ở bảng 8.1/29.
- Hãy kể các xương dẹt và xương ngắn ở cơ thể người?
- Xương dẹt và xương ngắn có cấu tạo và chức năng gì?
- GV yêu cầu liên hệ thực tế.
+ Với cấu tạo hình trụ rỗng, phần đầu có nan hình vòng cung tạo các ô giúp các em liên tưởng tới kiến trúc nào trong đời sống?
+ GV nhận xét và bổ sung à ứng dụng trong xây dựng đảm bảo bền vững và tiết kiệm vật liệu.
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK và hình 8.3 tr.29 trả lời câu hỏi à HS khác bổ sung à rút ra kết luận.
- HS có thể nêu: Giống trụ cầu, tháp Epphen, vòm nhà thờ.
2. Cấu tạo và chức năng xương ngắn và xương dẹt.
* Cấu tạo:
- Ngoài là mô xương cứng.
- Trong là mô xương xốp.
* Chức năng: 
 Chứa tuỷ đỏ.
Hoạt động 2 :
Thành phần hoá học và tính chất của xương
Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm, HS chỉ ra được 2 thành phần cơ bản của xương có liên quan đến tính chất của xương – liên hệ thực tế.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV cho nhóm “ yêu môn sinh” biểu diễn thí nghiêm trước lớp.
- HS biểu diễn thí nghiệm.
+ Thả 1 xương đùi ếch vào cốc dung dịch HCl 10%.
+ Kẹp xương đùi ếch à đốt trên đèn còn à HS cả lớp quan sát các hiện tượng xảy ra à ghi nhớ.
- Nhóm “ yêu môn sinh” yêu cầu cả lớp cho biết kết quả của thí nghiệm.:
+ Đối với xương ngâm thì dùng kết quả đã dùng kết quả đã chuẩn bị trước.
+ Đối với xương đốt đặt lên giấy gõ nhẹ.
1.Cấu tạo và chức năng của xương dài.
GV đưa câu hỏi:
+ Phần nào của xương cháy có mùi khét?
+ Bọt khí nổi lên khi ngâm xương đó là khí gì?
+ Tại sao sau khi ngâm xương lại bị dẻo và có thể kéo dài, thắt nút?
- GV giúp học sinh hoàn thiện kiến thức này.
- Gv giải thích thêm: Về tỉ lệ chất hữu cơ và vô cơ trong xương thay đổi theo tuổi.
- HS trao đổi nhón trả lời câu hỏi:
+ Chất chỉ có thể là chất hưu cơ.
+ Bọt khí đo là chất CO2 .
- Xương mất phần rắn bị hoà vào HCL chỉ có thể có caxi và cacbon à nhóm khác bổ sung.
Kết luận:
- Xương gồm:
+ Chất vô cơ: Muối caxi.
+ Chất hữu cơ: Cốt giao.
- Tính chất: Rắn chắc và đàn hồi.
Hoạt động 3
Sự lớn lên và dài ra của xương
Mục tiêu: HS chỉ ra được xương dài ra do sụn tăng trưởng, to ra nhờ tế bào mnàg xương.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Xương dài ra và to lên là do đâu?
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK quan sát hình 8.4 và 8.5 tr.29, tr.30 à ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
Yêu cầu:
+ Khoảng BC không tăng.
+ Khoảng AB, CD tăng nhiều đã làm cho xương dài ra.
- Đại diện nhóm trả lời à nhóm khác bổ sung
- GV đánh giá phần trao đổi của các nhóm và bổ sung giải thích để HS hiểu như sách GV
Kết luận: 
- Xương dài ra: Do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.
- Xương to thêm nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương.
vi. Kiểm tra đánh giá.
GVcho HS làm bài tập 1 tr.31
GV chữa bằng cách:
+ Cho HS đổi bài của nhau.	+ HS tự chấm bài cho nhau.
+ GV thông báo đáp án đúng.	+ Tìm hiểu có bao nhiêu em làm đúng.
Vii. Dặn dò.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Cấu tạo và tính chất của xương (2).doc