Bài 1: Sống giản di - Hứa Trọng Hiếu

I. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức : giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị. Tại sao chúng ta cần sống giản dị?

2. Thái độ : hình thành cho học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

3. Kĩ năng : giúp học sinh tự đánh giá hành vi của mình và người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người.

II. Nội dung bài học :

1. Thế nào là sống giản dị ?

- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ, không xa hoa lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài.

2. Tại sao chúng ta cần sống giản dị?

- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1701Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 1: Sống giản di - Hứa Trọng Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn môn : GDCD – lớp 7
BÀI 1
SỐNG GIẢN DỊ
Mục tiêu bài học :
Kiến thức : giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị. Tại sao chúng ta cần sống giản dị?
Thái độ : hình thành cho học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
Kĩ năng : giúp học sinh tự đánh giá hành vi của mình và người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người.
Nội dung bài học :
Thế nào là sống giản dị ?
Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ, không xa hoa lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài.
Tại sao chúng ta cần sống giản dị?
Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
Đặc điểm của người giản dị?
Người sống giản dị là người không cầu kì, kiểu cách, không khách sáo mà thẳng thắn và chân thật trong cư xử, gần gũi và hòa hợp với mọi người.
Giản dị không chỉ thể hiện trong cách ăn mặc mà còn thể hiện qua lời nói, cử chỉ và thái độ giao tiếp với mọi người.
Phân biệt giản dị với các hành vi khác?
Giản dị không có nghĩa là xem thường hình thức bên ngoài. Vì hình thức bên ngoài thể hiện sự tôn trọng với người khác. Tránh các thói quen xấu như luộm thuộm, cẩu thả, sơ sài hay nói năng cộc lốc, trống không, đua đòi, phô trương, cầu kì.
Phương pháp :
Kể chuyện, phân tích , diễn giải và đàm thoại, nêu vấn đề và đưa ra tình huống cho Hs thảo luận.
Tổ chức hoạt động :
Giới thiệu bài : Liên hệ thực tiễn (2’)
Phân tích truyện đọc : (10’)
Mời 1 số hs đọc diễn cảm truyện đọc Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập.
Trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK.
+ Phân tích trang phục, giọng nói, thái độ với mọi người.
+Nhận xét về những biểu hiện của Bác.
Thảo luận nhóm để tìm ra những biểu hiện không giản dị (10’)
Đúc kết thành bài học và cho học sinh viết bài (10’)
Làm bài tập. trong SGK và giao bài tập về nhà. (10’)
Sưu tầm những bài viết nói về sự giản dị. (3’)
 TP.HCM, ngày 12 tháng 8 năm 2013
 Người soạn
 Hứa Trọng Hiếu

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sống giản dị - Hứa Trọng Hiếu - Trường Dân lập Quốc tế Úc Châu.doc