Bài 10, Tiết 10: Hoạt động của cơ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 HS biết: Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ.

 HS hiểu: Chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng

 Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, tìm hiểu hoạt động của cơ, xác định nguyên nhân mỏi cơ và đề ra biện pháp chống mỏi cơ.

 Đặt mục tiêu: Rèn luyện TDTT để tăng cường hoạt động của cơ.

 Giải quyết vấn đề: Xác định nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ và cách khắc phục.

 Trình bày sáng tạo.

3. Thái độ:

 Giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ và thường xuyên rèn luyện cho cơ.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3716Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 10, Tiết 10: Hoạt động của cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
Bài: 10; Tiết: 10
Tuần dạy: 6
I. Mục tiêu: 
Kiến thức: 
HS biết: Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ.
 HS hiểu: Chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển.
Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng
Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, tìm hiểu hoạt động của cơ, xác định nguyên nhân mỏi cơ và đề ra biện pháp chống mỏi cơ.
Đặt mục tiêu: Rèn luyện TDTT để tăng cường hoạt động của cơ.
Giải quyết vấn đề: Xác định nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ và cách khắc phục.
Trình bày sáng tạo.
Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ và thường xuyên rèn luyện cho cơ.
Trọng tâm:
Hoạt động của cơ
Chuẩn bị:
GV: Tài liệu liên quan đến công của cơ.
HS: Tìm hiểu sự sinh công của cơ và sự mỏi cơ, cách khắc phục.
Tiến trình:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1 8A2 
Kiểm tra miệng: 
 *. Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ? Nêu cấu tạo của bắp cơ ? (10 đ)
 TL: Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ có nhiều sợi cơ ( tế bào cơ) bọc trong màng liên kết.
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nên dài 
- Mỗi đơn vị cấu trúc nhiều tơ cơ, gồm có 2 loại tơ cơ là tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xếp xen kẽ. Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày làm tb cơ ngắn lại , bắp cơ ngắn to ra co cơ.
- Khi có kích thích thì tơ cơ mảnh trượt vào vùng phân bố tơ cơ dày làm đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên nên bắp cơ to và ngắn.
*. Trình bày về những tính chất cơ bản của cơ? Nêu cơ chế phản xạ co cơ khi thực hiện phản xạ đầu gối ? (9 đ)
TL:Tính chất cơ bản của cơ bao gồm có: sự co cơ, sự co cơ trong cơ thể và sự mỏi cơ ( sự giãn cơ ).
 Nơron HT nơron LT
- Búa gân xương bánh chè TWTK	Cơ mặt trước đùi chân đá lên (PX ĐG)
*. Khi ngồi viết bài lâu tay ta có hiện gì?(1đ)
TL: Tay ta cảm thấy mỏi( đó là sự mỏi cơ)
Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: vào bài
 Hàng ngày cơ thể chúng ta hoạt động rất nhiều, và mọi hoạt động đó đều sinh ra công, gọi là công của cơ. Vậy công của cơ là gì ?
Hoạt động 2: Cơ co sinh ra công 
Mục tiêu: HS khái niệm và hiểu được công của cơ là gì và công được sinh ra khi nào.
GV: yêu cầu HS hoàn thành BT điền khuyết ở phần lệnh /I/ SGK /34
HS: Hoàn thành bài tập cần nêu được đáp án
( Đáp án theo thứ tự: co, lự đẩy, lực kéo )
GV : nhận xét sữa sai và nêu câu hỏi :
- Từ kết quả BT trên em có nhận xét gì về quan hệ giữa cơ – lực – vật ?
- Công của cơ sinh ra có tác dụng gì?
HS: nghiên cứu thông tin và dựa vào kết quả BT trả lời câu hỏi cần nêu được: 
+ Cơ co tạo ra một lực tác động vào vật làm di chuyển vật ( hay mang vác )
GV: nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận 
GV: thông báo công thức tính công của cơ.
- Ta dịch chuyển một vật nặng 10 kg, 30kg, 50kg, bằng một cánh tay duy nhất, 3 vật đó vật nào được dịch chuyển nhanh nhất? ( 10 kg )
- Khi ta quét sân tốc độ nhanh và tốc độ vừa phải thì trường hợp nào sẽ nhanh mệt hơn? ( quét nhanh sẽ mau mệt )
LH: Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển với long căm thù giặc sâu sắc, người nữ dân quân này với thân hình mảnh mai nhưng đã vác cả hòm đạn gấp đôi trọng lượng cơ thể tiếp tay cho các xạ thủ bắn rơi máy bay Mĩ ?
 - Từ các thí dụ trên công sinh ra phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
(khối lượng vật, nhịp co cơ, trạng thái thần kinh)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện tượng mỏi cơ, nguyên nhân của sự mỏi cơ.
Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu được các biện pháp chống mỏi cơ.
GV: Hướng dẫn HS thực hiện TN trên máy ghi công như H.10. Yêu cầu HS hoạt động theo từng nhóm và hoàn thành bảng 10 sgk / 34 (3’)
Lần 1: Co ngón tay nhịp nhàng với quả cân 300g đếm xem co bao nhiêu lần thì mỏi.
Lần 2: Cũng với quả cân đó nhưng thực hiện co với tốc độ tối đa, đếm xem co bao nhiêu lần thì mỏi và có những biến đổi gì về biên độ co cơ .
HS: Làm TN theo nhóm (6 -8 HS ) và ghi chép kết quả TN 
GV: yêu cầu HS vận dụng công thức tính công hoàn thành nội dung bảng 10 kết hợp kết quả TN1, TN2 trả lời câu hỏi
- Hãy cho biết với khối lượng nào thì công sản sinh ra lớn nhất? ( khối lượng thích hợp)
- Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài.( Càng kéo thì tốc độ, biên độ càng chậm lại)
- Khi chạy quãng đường dài, em có cảm giác gì? Tại sao? ( Thấy mệt mỏi do cơ làm việc quá sức dẫn đến mỏi cơ )
- Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức gọi là gì ? ( Sự mỏi cơ )
GV: nhận xét và chốt lại ý chính
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin 1 / SGK trả lời câu hỏi 
- Nguyên nhân nào gây ra sự mỏi cơ.
HS: độc lập nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi SGK / 35. Cần nêu được :
- Nguyên nhân: thiếu O2 , năng lượng, ứ động axitlactic trong cơ
GV: nhận xét và GQVĐ theo sơ đồ sau :
 O2( thiếu ) tích tụ a lactic
Glicogen A.lactic + ATP ( năng lượng)
( máu tb cơ)
 O2(đủ) CO2 + H2O + ATP
- Khi cơ làm việc cần nhiều năng lượng ATP, năng lượng do OXH các chất dinh dưỡng do máu mang tới diễn ra ở các tb cơ.
GV: yêu cầu HS thực hiện lệnh mục 2/ SGk/35
HS: dựa vào nguyên nhân của sự mỏi cơ, những hiểu biết thực tế độc lập trả lời câu hỏi cần nêu được:
- Nghĩ ngơi xoa bóp giúp máu lưu thông dễ dàng mang nhiều O2 tới tb cơ, thải nhiều axit lactic ra ngoài.
- Cần có biện pháp, lao động nghĩ ngơi hợp lí , tinh thần thoải mái vui vẻ sẽ cho năng suất lao động cao.
- Uống nước đường để tăng cường cung cấp cho tế bào nhiều năng lượng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu việc thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ. 
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện cơ một cách khoa học
GV: yêu cầu HS dựa vào kiến thức ở phần I và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi phần lệnh / SGK
HS: độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi cần nêu được: 
- Các yếu tố: thần kinh, thể tích co cơ, lực co của cơ, sức bền của cơ.
- TDTT, lao động vừa sức, tăng thể tích co cơ, tăng lực co cơ và độ dẻo dai của cơ.
- Do vậy mọi người cần co chế độ luyện tập hằng ngày một cách đều đặn.
GD: Việc nghỉ giải lao, tập thể dục nhẹ giữa buổi có ý nghĩa gì đối với sự mỏi cơ.
- Nghỉ giải lao giữa buổi giảm bớt trạng thái căng thẳng của HTK thay đổi trạng thái vận động của cơ thể, việc này cũng như việc tập TD giữa buổi kích thích tuần hoàn máu, tăng cường đào thải chất bả, đồng thồi bổ sung năng lượng và O2 để cơ phục hồi tránh mỏi cơ.
I. Công cơ:
- Khi cơ co tạo ra một lực tác động vào vật làm di chuyển vật, tức sinh ra công ( A ).
.
A = F. S
- Công thức tính công : 
mà F = P = m . 10 	
A = F . S = P.S =m.g.s
Trong đó A: công ( J ); F : lực ( N ); S: độ dài(m) 
m: khối lượng (kg) 
P: Trọng lực( N)
- Công sinh ra phụ thuộc vào khối lượng vật, nhịp co cơ, trạng thái thần kinh.
II/ Sự mỏi cơ:
1. Thế nào là mỏi cơ
 Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần hay ngừng hẳn gọi là sự mỏi cơ.
 2/ Nguyên nhân của sự mỏi cơ 
- Thiếu năng lượng
- Thiếu ôxi
 - Axit lactic ứ động trong cơ sẽ đầu độc cơ làm cơ bị mỏi.
 3/ Biện pháp chống mỏi cơ.
- Hít thở sâu, xoa bóp, uống nước đường 
- Trong lao động, học tập cần nghỉ ngơi hợp lý. 
III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ: 
- Những hoạt động như: luyện tập TDTT, lao động vừa sức giúp luyện tập cho cơ.
- Thường xuyên luyện tập cơ giúp tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ, tăng độ dẻo dai của cơ.
Câu hỏi, bài tập củng cố: 
 *. Cơ sinh công khi nào ? công của cơ sử dụng vào mục đích gì?
 TL: Khi cơ co tạo ra một lực ( F ) làm di chuyển vật ở một độ dài nào đó sẽ sinh ra công ( A ).
Công của cơ được sử dụng vào mục đích cho lao động, học tập, TDTT và các hoạt động trong cuộc sống.
 *. Chọn câu trả lời đúng:
	 2.1 Khi cơ làm việc nhiều , nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mỏi cơ là :
Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều O2 
Các tế bào cơ sẽ hấp thu nhiều đường
Thiếu O2 , năng lượng cùng với sự tích tụ axit1 lactic gây đầu độc cơ
Do cơ co dãn quá mức
TL: C
2.2 Khi một người kéo một vật nặng 5 kg từ một nơi thấp lên cao khoảng cách 10m. Công của cơ sinh ra là bao nhiêu? 
a. 50J
b. 100J
c. 500J
d. 1000J
TL: c
Hướng dẫn HS tự học:
 @ Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài Trả lời câu hỏi SGK 
Đọc thêm mục : Em có biết 
 @ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Xem lại kiến thức cấu tạo bộ xương, và cáu tạo hệ cơ.
Nghiên cứu bài 11, các hình từ H11.1 đến H.11.4 /SGk tìm hiểu sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú, sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú, nêu những biện pháp vệ sinh hệ vận động.
Rút kinh nghiệm: 
*. Nội dung:
...
*. Phương pháp:
...
*. Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 
...

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Hoạt động của cơ - Võ Thị Thường Dung.doc