- Giúp hs xác định mục đích học tập, hiểu ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.
- Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập.
B. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức: Giúp hs xác định mục đích học tập, hiểu ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.
2.Thái độ: Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập.
3. Kỹ năng: Biết xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập.
Ngày soạn: 17/11/2013 Bài 11 - Tiết 14 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ( TIẾT 1) A. Mục tiêu bài học - Giúp hs xác định mục đích học tập, hiểu ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập. - Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập; khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập. - Biết xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập. B. Trọng tâm kiến thức kĩ năng 1. Kiến thức: Giúp hs xác định mục đích học tập, hiểu ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập. 2. Kỹ năng: Biết xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập. 3. Thái độ: Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập. C. Chuẩn bị 1. Gv: sgk và sgv gdcd 6, tranh, ảnh, máy chiếu, máy tính 2. Hs: sách gdcd 6, vở ghi chép, vở bài tập 3. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề (qua các tình huống cụ thể) - Thảo luận nhóm - Kiểm tra kết quả học sinh qua thái độ học hàng ngày. D.Tiến trình day-học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ + Em hãy nêu những biểu hiện của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội? + Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Mơ ước chính là mục đích mà con người cần đạt đến....Xác định mục đích học tập đúng đắn là nhiệm vụ cụ thể của học sinh. Để giúp các em tự tìm ra mục đích học tập, xác định động cơ học tập đúng đắn. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua tiết học này. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2. Tìm hiểu truyện “Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó” - Gọi hs đọc diễn cảm truyện ? Truyện kể về ai? ? Trương Bá Tú có hoàn cảnh như thế nào? ? Ước mơ của Tú là gì? Tú đã làm gì để thực hiện ước mơ? ? Nêu những biểu hiện vượt khó của Trương Bá Tú? ? Qua quá trình rèn luyện phấn đấu Tú đã đạt kết quả như thế nào? HSTL nhóm kĩ thuật khăn phủ bàn nội dung sau: ? Em học tập được ở bạn Tú những gì? - Tự học, kiên trì, vượt khó trong học tập. - Tìm tòi, độc lập suy nghĩ. - Mạnh dạn trong giao tiếp. - Xác định được mục đích học tập.( Tú ước mơ trở thành nhà Toán học) - Có kế hoạch để thực hiện mục đích học tập. (Những biểu hiện vượt khó của Tú) - Con ngoan (Gia đình nghèo, không có điều kiện học thêm nhưng vẫn cố gắng tự học không một lời kêu ca.) - Trò giỏi (Đạt giải nhì Toán quốc tế được đi du học) - Tương lai của Tú là nhà Toán học sẽ góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp như giáo sư Ngô Bảo Châu, Lê Bá Khánh Trình. GV: Dán phần thảo luận nhóm lên bảng. - Chốt ý kiến đúng. - Nhận xét, bổ sung KL: Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch để mục đích trở thành hiện thực. - Học tập: Một cách tích cực, tự giác, không xem nhẹ môn nào, học đều các môn, tìm đọc thêm tài liệu, vận dụng những điều đã học vào thực tế, tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để rèn luyện phẩm chất, năng lực bản thân Hoạt động 3. Tìm hiểu nội dung bài học GV: Qua tìm hiểu tấm gương bạn Trương Bá Tú. ? Em hiểu thế nào là tính mục đích? Mục đích như thế nào được xem là đúng đắn? Mục đích là: cái đích mà ta hướng tới để đạt được trong quá trình thực hiện công việc. Mục đích đúng đắn là: Mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội. ? Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? -Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. - Học để biết, học để làm, để cùng chung sống và cùng phát triển ? Nêu biểu hiện của những học sinh là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ? - Vâng lời cha mẹ, thầy cô... - Giúp đỡ cha mẹ những công việc phù hợp lứa tuổi: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ... - Hòa nhã với bạn bè. - Chăm chỉ học tập. - Giúp đỡ mọi người: trẻ em bị lạc, cụ già qua đường... - Tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. ?Mục đích học tập trong tương lai của học sinh là gì? -Trở thành người công dân tốt, con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. ? Nêu biểu hiện của người công dân tốt? - Chấp hành nội quy của nhà trường, tập thể, pháp luật của Nhà nước. - Không vi phạm kỉ luật, pháp luật. - Cống hiến sức mình để xây dựng tổ quốc, xã hội.... GV: Nhấn mạnh: mục đích trước mắt của học sinh là học giỏi, cố gắng học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, người hữu ích cho gia đình, xã hội và tương lai sẽ trở thành công dân tốt, người lao động tốt góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xã hội. GV: Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu nói nay thành khẩu hiệu của nhiều trường học. Đó là câu nào? Em hãy đọc câu đó và cho biết ý nghĩa? “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm Châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” GV: Bác đã chỉ rõ cho lớp trẻ hiểu rằng: Việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai. Vì thế, học sinh phải học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước. ? Hãy nêu những tấm gương học tập tốt mà em biết trong lớp, trong trường, hoặc qua sách báo? GV cho hs nêu và chiếu một số hình ảnh về các tấm gương học tốt: - Hs trong trường: + Đỗ Thị Ngát ( giải nhì môn Hóa thành phố Hà Nội- hs tiêu biểu của huyện Thanh Oai được đi dự lễ phát thưởng HSG thành phố HN) Nguyễn Thị Duyên giải khuyến khích môn Văn thành phố HN + Nguyễn Đình Tuấn Anh (Năm 2012-2013 giải nhất môn Hóa Thành phố HN-hs tiêu biểu của huyện Thanh Oai được đi dự lễ phát thưởng HSG thành phố HN) năm học này được vào đội tuyển Hóa quốc gia trường ĐHKHTN + Hs Vũ Bích Ngọc 9B (giải II) Đỗ Thị Phượng 9E (giải III) thành phố Hà Nội môn GDCD + Hs đạt giải cấp Huyện, thành phố, cấp quốc gia được trao thưởng trên xã. - Ngoài nhà trường: + Hs đạt huy chương vàng Toán, Lý quốc tế. +Thầy Nguyễn Ngọc Kí- nhà giáo ưu túHs kể chuyện về thầy Kí + Bác Hồ học tiếng Pháp như thế nào? ? Hs đọc câu chuyện, rút ra bài học. GV: Học tập tấm gương đạo đức của Bác, một trong những điều cần thiết đối với thanh niên, học sinh, là cần tự học tốt, nâng cao trình độ cho mình để có điều kiện phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được tốt hơn và bản thân ngày càng thành đạt. ? Những tấm gương học tốt em vừa tìm hiểu. Họ có điểm chung và điểm riêng gì? Trình bày suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu những tấm gương có thành tích xuất sắc trong học tập ở trên? - Điểm riêng là xuất thân trong các gia đình khác nhau, sống ở thời đại khác nhau, có số phận khác nhau.... - Điểm chung là có ước mơ, hoài bão, biết biến ước mơ, hoài bão thành mục đích và có kế hoạch cụ thể để thực hiện mục đích đã đề ra và đạt thành tích cao trong nhiều lĩnh vực học tập. - HS tự nêu suy nghĩ: cảm phục, noi gương, quyết tâm học tập... GV chiếu hình ảnh học sinh vi phạm kỉ luật và pháp luật: ? Nhận xét về việc làm, hành vi của những bạn hs này? - Phê phán, bài trừ những hành vi vi phạm kỉ luật và pháp luật trong môi trường học đường và ngoài xã hội. GV: Qua những câu chuyện, những tấm gương đạt thành tích cao trong học tập. Chúng ta càng hiểu sâu sắc vai trò học tập đối với học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung. Chính vì vậy mỗi học sinh cần phải xác định được mục đích học tập và vạch ra kế hoạch cụ thể để biến mục đích thành hiện thực.... Để khắc sâu nội dung bài học chúng ta cùng vào phần luyện tập. Hoạt động 4 . Luyện tập Thảo luận theo chủ đề mục đích học tập đúng nhất là gì. GV: Chiếu nội dung thảo luận lên màn hình như sau: (Yêu cầu: Chọn đáp án để trả lời câu hỏi) GV: Tổ chức trò chơi giữa hai đội: Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn bắt đầu bằng chữ „học“(2 phút), đội nào tìm được ít thì đội ấy thua. + Học, học nữa, học mãi + Học thầy không tày học bạn + Học đi đôi với hành. + Đi một ngày đàng học một sàng khôn. + Học một biết mười + Học để ngày mai lập nghiệp. Kết luận: Muốn đạt được ước mơ của mình, các em phải cố gắng, nỗ lực phấn đấu, say mê, kiên trì học tập, tích luỹ thêm kiến thức, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Có như vậy, các em mới trở thành các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, bác sĩ, kỹ sư như em mơ ước. 1. Truyện đọc “Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó” Hs Trương Bá Tú - Hoàn cảnh: gia đình nghèo, không có điều kiện học thêm. - Ước mơ trở thành nhà Toán học. - Biểu hiện vượt khó: + Sau giờ học ở trường về nhà tự học là chính. + Mỗi bài toán, cố gắng tìm nhiều cách giải. + Giải toán sai, tự phát hiện và giải lại. + Say mê học tiếng Anh. + Sưu tầm các bài toán tiếng Anh để giải. + Mạnh dạn giao tiếp với bạn bè các nước bằng tiếng Anh. => Đạt giải nhì Toán quốc tế, được đi du học mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình, niềm tự hào cho dân tộc. à Xác định được mục đích học tập, có kế hoạch và quyết tâm thực hiện. -> Là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. 2. Nội dung bài học a. Xác định mục đích học tập - Trước mắt: Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành: + Con ngoan, + Trò giỏi, + Cháu ngoan Bác Hồ, - Tương lai: + Trở thành người công dân tốt, + Người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. => Con người phát triển toàn diện(có sức khỏe, đạo đức, trí tuệ, ) 3. Luyện tập 4. Củng cố - Em hãy cho biết mục đích học tập đúng nhất là gì? 5. Hướng dẫn ở nhà - Đọc trước nội dung bài học , làm bài tập a,b sgk - Sưu tầm những tấm gương học tập chăm chỉ dẫn tới thành công - Xem vi deo múa cụt chân, cụt tay, nêu suy nghĩ của mình sau khi xem. - Vì sao phải xác định mục đích học tập đúng đắn. - Nhiệm vụ của mỗi học sinh. Lập kế hoạch học tập cho một môn học yếu của mình. Ngày soạn: 18/11/2013 Tiết 15- Bài 14 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ( TIẾT 2) A. Mục tiêu bài học - Giúp hs xác định mục đích học tập, hiểu ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập. - Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập. - Biết xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập. B. Trọng tâm kiến thức kĩ năng 1. Kiến thức: Giúp hs xác định mục đích học tập, hiểu ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập. 2.Thái độ: Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập. 3. Kỹ năng: Biết xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập. C. Chuẩn bị 1.Gv: sgk và sgv gdcd 6, tranh, ảnh, máy chiếu, máy tính 2.Hs: sách gdcd 6, vở ghi chép, vở bài tập 3.Phương pháp: Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề (qua các tình huống cụ thể) - Thảo luận nhóm - Kiểm tra kết quả học tập của học sinh qua thái độ học hàng ngày. D. Tiến trình dạy-học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết mục đích học tập của học sinh là gì? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 2. Tìm hiểu tiếp nội dung bài học 1. Xác định đúng đắn mục đích học tập sẽ đạt được điều gì? Có động lực, có niềm tin, niềm say mê vào mục đích mình lựa chọn. 2. Không xác định đúng đắn mục đích học tập sẽ dẫn đến điều gì? Không có động lực để phấn đấu học, sống thụ động, buông xuôi. Gv: Yêu cầu hs kể một số tấm gương xác định mục đích học tập đúng đắn? ? Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội. - Mục đích cá nhân: Vì tương lai của mình, vì danh dự bản thân... Thể hiện sự kính trọng của mình với cha mẹ, thầy cô và tương lai sẽ có cuộc sống hạnh phúc - Mục đích vì gia đình: Mang lại danh dự cho gia đình và niềm tự hào cho dòng họ, là con ngoan, có hiếu, có ích cho gia đình... không phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ. - Mục đích xã hội: Góp phần làm giàu chính đáng cho quê hương, đất nước , bảo vệ tổ quốc XHCN. Phát huy truyền thống mang lại danh dự cho nhà trường. * Củng cố: Không vì cá nhân mà tách rời tập thể và xã hội. Thảo luận câu hỏi: Nhân dịp đầu năm học, lớp 6B tổ chức thảo luận về: Mục đích học tập. Cuộc tranh luận đã nảy ra các ý khác nhau như sau: - Học tập để phát huy truyền thống gia đình. - Học tập để có đủ khả năng góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Học tập để kiếm được việc làm nhàn hạ. - Học tập để khỏi hổ thẹn với bạn bè. ? Em đồng ý với quan điểm nào? Vì sao? ? Em không đồng ý với quan điểm nào? Vì sao? ? Mục đích học tập của em là gì? ? Em hãy cho biết những việc làm đúng để thực hiện mục đích học tập. - Có kế hoạch, tự giác. - Quyết tâm vượt khó. - Học đều các môn. - Đọc thêm sách báo, tài liệu. - Giúp đỡ bạn học yếu. - Tranh thủ thời gian học tập. - Học tập mọi người. - Chuẩn bị tốt phương tiện. - Có phương pháp học tập, thường xuyên đổi mới phương pháp học tập. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. -Tham gia hoạt động tập thể, xã hội ? Học sinh phải có trách nhiệm học tập như thế nào để đạt mục đích đã đặt ra? Hoạt động 3. Luyện tập GV: Cho HS làm bài tập (c),(d), (đ) trang 28 SGK GV: Có ý kiến cho rằng, Thanh thiếu niên ngày nay ít quan tâm đến mục đích học tập mà chỉ quan tâm đến nhu cầu trước mắt, thực dụng. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? Danh ngôn: “Mục đích tối thượng trong đời người không phải là sự hiểu biết mà là hành động” ? Em hãy tìm hiểu và kể về một bạn trong lớp (hoặc trong trường) mà theo em đã xác định mục đích học tập đúng đắn. - Hs lên bảng trình bày II. Nội dung bài học 2. Ý nghĩa - Xác định đúng đắn mục đích học tập " Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt. - Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 3. Trách nhiệm của học sinh - Phải có ý chí, nghị lực, quyết tâm vượt khó, tự giác, sáng tạo trong học tập. - Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt. - Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học. - Tránh lối học vẹt, học lệch các môn.... - Có phương pháp học tập, thường xuyên đổi mới phương pháp học tập. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. -Tham gia hoạt động tập thể, xã hội III.Luyện tập 4.Củng cố -Em hãy cho biết mục đích học tập đúng nhất là gì? -Ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập ? 5. Hướng dẫn ở nhà - Xây dựng kế hoạch học tập của bản thân. - Tìm hiểu các tấm gương người tốt, việc tốt. - Chuẩn bị tiết 16, vấn đề ngoại khóa chương trình đã học.
Tài liệu đính kèm: