Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức: Hiểu và nắm vững nội dung cơ bản của Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của CD được qui định trong hiến pháp của nhà nước ta.

2) Thái độ : Có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

3) Kỹ năng : Biết phân biệt đâu là hành vi vi phạm pháp luật và đâu là nhứng hành vi thể hiện việc thực hiện tốt Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật , xâm phạm Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1) GV: - SGK và SGV GDCD 6, Bộ tranh GDCD 6. - Hiến pháp năm 1992

 - Bộ luật tố tung hình sự năm 1998 - Bộ luật Hình sự 1999

 - Tình huống pháp luật - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.

2) HS : Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập

III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

 1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1)

2) Kiểm tra bài cũ: (5)

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD là gì? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của CD?

- Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau:

+ Đến nhà bạn mượn truyện, nhưng không có ai ở nhà.

+ Quần áo của nhà em phơi trên dây, gió bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy về nhưng bên đó không có ai ở nhà.

 

doc 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày Soạn
31
31
Bài 18
QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ 
BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
12-04-2006
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
1) Kiến thức: Hiểu và nắm vững nội dung cơ bản của Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của CD được qui định trong hiến pháp của nhà nước ta.
2) Thái độ : Có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 
3) Kỹ năng : Biết phân biệt đâu là hành vi vi phạm pháp luật và đâu là nhứng hành vi thể hiện việc thực hiện tốt Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật , xâm phạm Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV:	 - SGK và SGV GDCD 6, Bộ tranh GDCD 6. 	- Hiến pháp năm 1992
	 - Bộ luật tố tung hình sự năm 1998	- Bộ luật Hình sự 1999
	 - Tình huống pháp luật 	 	- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
2) HS :	 Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
 1) Ổn định tổ chức: 	Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD là gì? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của CD?
- Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau:
+ Đến nhà bạn mượn truyện, nhưng không có ai ở nhà.
+ Quần áo của nhà em phơi trên dây, gió bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy về nhưng bên đó không có ai ở nhà.
3) Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: (2’)
GV nêu tình huống cho HS tranh luận: “Nếu nhặt được thư của bạn, em sẽ làm gì?”
HS: đưa ra ý kiến
GV nhận xét ý kiến đúng, sai và dẫn vào bài: 
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của CD và được qui định trong HP của nhà nước ta. Vậy, Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học cuối cùng của chương trình GDCD lớp 6.
Ghi tên bài học lên bảng.
b) Giáng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
12’
12’
12’
HĐ1: HDHS thảo luận, phân tích tình huống
- Cho HS đọc tình huống trong SGK
- Nêu câu hỏi cho HS thảo luận 
1. Theo em, Phượng có thể đọc thư gởi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?
2. Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không?
3. Nếu là Loan em sẽ làm như thế nào? 
- Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
- Nhận xét, chốt lại ý cơ bản, giới thiệu điều 73-HP 1992 (Viết lên bảng phụ)
“Thư tín, điện thoại, điện tín của CD được bảo đảm an toàn, bí mật việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của CD phải do người có thảmm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật.”
HĐ2: Tìm hiểu Nội dung bài học 
- Yêu cầu HS đọc điều 125 bọ luật hình sự 1999 (SGK – trang 58).
- Yêu cầu HS tự đọc Nội dung bài học 
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau (mỗi nhóm 1 câu theo thứ tự)
1. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của CD là thế nào?
2. Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
3. Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? 
4, Thấy người nghe trộm điện thoại của người khác, em sẽ làm gì?
* Kết luận, nhận xét phần trình bày của các nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc Nội dung bài học 
HĐ3: HDHS luyện tập bằng hệ thống bài tập
Bài tập ứng xử: (Ghi sẵn ở bảng phụ)
Em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau:
a. Nhặt được thư của người khác.
b. Bố mẹ hoặc anh chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến em.
c. Khi bố mẹ đi vắng, làm thế nào để khỏi thất lạc thư, điện báo?
d. Nếu bố mẹ hoặc anh chị đọc nhật ký của em thì em sẽ làm gì?
+ Yêu cầu HS ghi cách ứng xử của mình giấy nháp hoặc vở bài tập.
+ Mỗi tổ ứng xử 1 trường hợp theo thứ tự.
+ Gọi HS trình bày cách ứng xử.
+ Nhận xét, bổ sung, cho điểm những trường hợp có cách ứng xử hay.
* Củng cố, tổng kết bài học:
+ Cho HS đọc lại Nội dung bài học 
+ Nêu MĐYC của bài học.
- Đọc tình huống
- Trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến
- Nhận xét, bổ sung thêm ý kiến
1. Phượng không được đọc thư của Hiền, vì đó không phải là thư của Phượng. Dù Hiền là bạn thân nhưng nếu chưa được sự đồng ý thì không được đọc.
2. Giải pháp của Phượng là không chấp nhận được. Bởi vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
3. Nếu là Loan, em nên: 
+ Giải thích để Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý.
+ Nếu cố tình đọc là vi phạm Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Tự đọc
- Tự nghiên cứu Nội dung bài học 
- Về vị trí thảo luận, ghi kết quả ra giấy:
+ Đại diện các nhóm lên trình bày
+ Lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
1. SGK- phần b trang 49.
2. Hành vi có thể là:
+ Đọc trộm thư của người khác.
+ Thu giừ thư tín, điện tín của CD.
+ Nghe trộm điện thoại của người khác.
+ Đọc thư của người khác rồi nói lại cho mọi người biết.
3. Tham khảo bộ luật hình sự 1999
4. + Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy.
+ Phân tích để bạn thấy đấy là hành động vi phạm pháp luật 
+ Nếu bạn vẫn không nghe có thể nhờ thầy cô giáo hoặc gia đình cùng phân tích để bạn hiểu ra.
- HS mỗi tổ nêu cách ứng xử của mình
- Nhận xét, bổ sung nếu câu trả lời của bạn chưa đầy đủ.
+ Đọc lại Nội dung bài học 
4) DẶN DÒ : 1’
Học thuộc Nội dung bài học 
- Chuẩn bị trước bài thực hành ngoại khoá về Trật tự an toàn giao thông đường bộ.
IV) RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docCD6.T31.doc