Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch

I. Mục tiêu

 Sau khi học bài học sinh phải:

 - Nêu được các khái niệm miễn dịch. Trình bày được 3 phương thức phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu. Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.

 - Giáo dục học sinh có ý thức tiêm phòng dịch bệnh.

II. Chuẩn bị

 GV: Tranh vẽ hình 14.1,2,3,4.

III. Phương pháp

 Quan sát, vấn đáp, tìm tòi.

IV. Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

 a. Nêu thành phần, cấu tạo của máu. Chức năng của huyết tương và hồng cầu?

 - Máu thuộc mô liên kết.

 - Máu gồm huyết tương và các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).

 - Máu có trong tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể.

 * Các tế bào máu:

 - Hồng cầu: màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân.

 - Bạch cầu: trong suốt, có kích thước lớn, có nhân.

 - Tiểu cầu: chỉ là các mảnh tế bào chất của tế bào mẹ tiểu cầu.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
I. Mục tiêu
 Sau khi học bài học sinh phải:
 - Nêu được các khái niệm miễn dịch. Trình bày được 3 phương thức phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu. Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
 - Giáo dục học sinh có ý thức tiêm phòng dịch bệnh.
II. Chuẩn bị
 GV: Tranh vẽ hình 14.1,2,3,4. 
III. Phương pháp
 Quan sát, vấn đáp, tìm tòi.
IV. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 a. Nêu thành phần, cấu tạo của máu. Chức năng của huyết tương và hồng cầu?
 - Máu thuộc mô liên kết.
 - Máu gồm huyết tương và các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).
 - Máu có trong tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
 * Các tế bào máu:
 - Hồng cầu: màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân.
 - Bạch cầu: trong suốt, có kích thước lớn, có nhân.
 - Tiểu cầu: chỉ là các mảnh tế bào chất của tế bào mẹ tiểu cầu. 
 * Chức năng của huyết tương và hồng cầu:
 - Huyết tương: 
 + 90% là nước à duy trì trạng thái lỏng của máu à dễ dàng lưu thông trong hệ mạch, hòa tan các chất.
 + Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải.
 - Hồng cầu: vận chuyển O2 và CO2.
 b. Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
 Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô, bạch huyết. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau: 
 Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch tạo nên nước mô, nước mô qua thành mao mạch bạch huyết, lưu chuyển trong mạch đổ về tĩnh mạch máu hòa tan vào máu.
 3. Bài mới
 a. Mở bài: Chân dẫm phải gai, chân có thể sưng đau 1 vài hôm sẽ khỏi. Chân khỏi do đâu? Cơ thể đã tự bảo vệ mình bằng cách nào?
 b. Phát triển bài:
+ HĐ1: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
H. Khi nhân tố (virut, vi khuẩn) xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp hàng rào phòng thủ đầu tiên nào?
H. Thực bào là gì? Có phải tất cả các loại bạch cầu đều có khả năng thự bào?
HS quan sát hình 14.1.
H. Trình bày quá trình thực bào? (BCà ổ viêm à hình thành chân giả à nuốt và tiêu hóa vi khuẩn).
H. Xung quanh mũi kim có những yếu tố nào? (màu đỏ,hình que: vi khuẩn. Màu xanh: các tín hiệu hóa học do TB tổn thương tiết ra).
H. Giữa BC trung tính và đại thực bào khả năng thực bào của loại nào tốt hơn? Vì sao?
H. Sau khi thực bào các BC sẽ như thế nào? (chết à xác nàu trắngà mủ).
HS đọc thông tin: “Kháng nguyên à thể ấy”.
H. Nêu ví dụ cụ thể để phân biệt kháng nguyên và kháng thể?
VD:Bị rắn cắnà KN: chất độc trong nọc rắn.                              KT: Pr của cơ thể tiết  ra nhằm                             chống lại KN (chất độc) đó. 
HS quan sát hình 14.2.
H. Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
HS quan sát hình 14.3.
H. Loại tế bào nào làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể ở hàng rào thứ 2?
H. Hình thức bảo vệ của tế bào B khác với 2 loại bạch cầu trên như thế nào?
HS quan sát hình 14.4.
H. Tế bào nào tham gia bảo vệ cơ thể khi tế bào bị nhiễm bệnh?
H. Trình bày hoạt động của tế bào T?
H. Vì sao phá hủy tế bào vẫn được coi là hình thức bảo vệ tế bào?
H. So sánh hoạt động của tế bào B và tế bào T?
Giống: Cơ chế chìa khóa, ổ khóa.
Khác: à TBB: ngăn ngừa các yếu tố xâm nhập                        gây nhiễm bệnh.
 TBT: phá hủy TB đã nhiễm bệnh.
+ HĐ2: Hình thành khái niệm miễn dịch.
HS đọc thông tin à thảo luận.
H1: Miễn dịch là gì?
H2: Sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
GV gọi các nhóm trả lời.
H. Kể tên các bệnh tiêm phòng cho trẻ em?
GV giáo dục HS tham gia tiêm phòng đầy đủ.
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
 Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
+ Tham gia thực bào: Bạch cầu trung tính, bạch cầu (mônô) đại thực bào.
+ Tế bào limphô B: tiết kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên của vi sinh vật.
+ Tế bào limphô T: tiết ra các Pr đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm bệnh và phá hủy chúng. 
II. Miễn dịch
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 số bệnh nào đó.
- Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: Có được sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
+ Miễn dịch nhân tạo: Có khi cơ thể chưa nhiễm bệnh. Có chủ ý và chủ động (tiêm phòng).
c. Tổng kết: HS đọc ghi nhớ SGK.
 4. Kiểm tra đánh giá
 Phân biệt 3 cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu?
Hàng rào bảo vệ
Bạch cầu tham gia
Nguyên tắc 
(cơ chế)
Xảy ra khi TB của cơ thể
Cơ chế bảo vệ
(hình thức)
Thực bào
Trung tính và đơn nhân.
Chưa nhiễm bệnh.
Hình thành chân giả, thực bào.
Tiết kháng thể
Lim phô B.
Chìa khóa, ổ khóa.
Chưa nhiễm bệnh.
Tiết KT vô hiệu hóa KN.
Phá hủy tế bào
Lim phô T
Chìa khóa, ổ khóa.
Đã nhiễm bệnh.
Tiết kháng thể (Pr)à phá hủy tế bào. 
5. Hướng dẫn tự học
 - Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 (SGK).
 - Đọc “ Em có biết”. Trả lời:
 H. Thế nào là hội chứng suy giảm miễn dịch?
 H. HIV/AIDS lây qua những con đường nào?
 - Đọc bài: “Đông máu và nguyên tắc truyền máu”.
 Tìm hiểu nguyên nhân của sự đông máu? Các nguyên tắc truyền máu.
V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Bạch cầu - Miễn dịch.doc