I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Học sinh hiểu
- Tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS
- Những quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/ AIDS
- Các biện pháp phòng tránh HIV / AIDS
- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống HIV / AIDS
2. Về kỹ năng: Học sinh có kỹ năng:
- Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV / AIDS
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV / AIDS
3. Về thái độ: Học sinh cần có thái độ:
- Ủng hộ các hoạt động phòng chống HIV / AIDS
- Không phân biệt dối xử với người bị nhiễm HIV / AIDS
II. Nội dung:
- HIV / AIDS là gì? Tích chất nguy hiểm của nó?
- Những quy định của pháp luật về phòng chống HIV / AIDS
- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễm HIV / AIDS
Bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Học sinh hiểu - Tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS - Những quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/ AIDS - Các biện pháp phòng tránh HIV / AIDS - Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống HIV / AIDS 2. Về kỹ năng: Học sinh có kỹ năng: - Biết giữ mình để không bị nhiễm HIV / AIDS - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV / AIDS 3. Về thái độ: Học sinh cần có thái độ: - ủng hộ các hoạt động phòng chống HIV / AIDS - Không phân biệt dối xử với người bị nhiễm HIV / AIDS II. Nội dung: - HIV / AIDS là gì? Tích chất nguy hiểm của nó? - Những quy định của pháp luật về phòng chống HIV / AIDS - Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống nhiễm HIV / AIDS III. Tài liệu và phương tiện: - Sách giáo khoa và sách giáo viên GDCD 8 - Pháp lệnh phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người năm 1995 của uỷ ban thường vụ quốc hội và Nghị định số 34/CP ngày 01/6/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành pháp lệnh. - Các số liệu bảng biểu, tranh ảnh, áp phích, băng hình về đại dịch AIDS - Đầu video, máy chiếu, giấy trong IV. Các hoạt động chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số: - Kiểm tra công việc chuẩn bị bài của học sinh thông qua cán sự bộ môn. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: a. Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại của nó? b. Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? (Đánh dấu X vào ô trống tương ứng và giải thích lý do): + Dùng thử chất ma tuý một lần thì không sao + Tích cực trong học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội + Ma tuý mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội đặc biệt là nhiễm HIV / ADIS 2. Giới thiệu chủ đề bài mới: Giáo viên cho học sinh xem một đoạn băng hình về các nạn nhân AIDS hoặc các hoạt động cứu chữa, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân AIDS. Nếu không có băng hình thì dùng tranh ảnh, áp phích (do giáo viên sưu tầm, sáng tác). Lưu ý học sinh quan sát để hiểu và trả lời câu hỏi. Giáo viên đặt câu hỏi: - Những hình ảnh các em vừa xem nói về điều gì? - Em có suy nghĩ và cảm xúc gì qua những hình ảnh đó? Học sinh trả lời, ý kiến của các em có thể nêu lên những hình ảnh đó nói về tình cảm của nạn nhân AIDS (hoặc đây là tranh vẽ về), cảm xúc của các em có thể là lo sợ, có thể là sự thông cảm với các nạn nhân, mong muốn làm điều gì đó để đóng góp vào việc loại trừ đại dịch ra khỏi đời sống cộng đồng. Giáo viên giới thiệu chủ đề bài học: Như các em đã biết, HIV / AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm trên thế giới trong đó có Việt Nam. HIV / AIDS đã gây bao đau thương cho người mắc và người thân của họ, cũng như để lại những hậu quả nặng nề đối với xã hội. Vì vậy pháp luật nước ta đã có những quy định đề phòng chống nhiễm HIV / AIDS. Để hiểu rõ hơn về AIDS và những quy định của pháp luật về phòng chống AIDS, cũng như hiểu rõ hơn trách nhiệm của mỗi người trong việc phòng chống AIDS hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 14: Phòng chống nhiễm HIV / AIDS. Giáo viên: Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề sau: + Vì sao phải phòng chống AIDS? + Chúng ta có thể phòng chống AIDS bằng cách nào? (Giáo viên chuẩn bị những câu hỏi đó ra giấy trong và chiếu lên hoặc viết ra giấy to treo lên bảng). 3. Dạy bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt Hoạt động I: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Đặt vấn đề GV: Gọi học sinh đọc lá thư trong sách giáo khoa. GV: Cho học sinh trả lời từng câu hỏi trong sách giáo khoa ở phần gợi ý. HS: Nghe và xác định nội dung chính của bức thư Câu 1: Em có nhận xét gì về tâm trạng của bạn gái qua bức thư trên? Câu 2: Tại sao anh trai của bạn gái ấy bị chết vì AIDS? HS: Suy nghĩ và trả lời. +Tâm trạng của bạn gái qua bức thư: đau thương, thổn thức, tê tái vì bạn có một người anh trai đã tự lìa bỏ cuộc đời vì AIDS. + Nguyên nhân dẫn đến cái chết của người anh trai: người anh do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, sa vào nghiện ngập, bị nhiễm HIV, rồi tự kết thúc cuộc đời mình. GV: Chốt phần ý chính của nội dung cần đạt qua phần Đặt vấn đề này. GV: Vậy em biết gì về HIV/AIDS? Hãy nêu những hiểu biết của em về HIV / AIDS? HS: Phát biểu những điều các em nghe được, biết được về HIV/AIDS (nguyên nhân, tính chất nguy hiểm, sự lây lan nhanh chóng) II. Nội dung bài học: 1. HIV/AIDS là gì và tính chất nguy hiểm của nó: - HIV / AIDS là gì? * HIV là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, AIDS là giai đoạn cuối cùng của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe doạ tính mạng con người + Đối với người bị nhiễm HIV đó là nỗi hoảng sợ bi quan vì biết chắc cái chết đang đến gần, mặc cảm tội lỗi trước bạn bè, người thân. + Đối với gia đình người bị nhiễm HIV, nỗi đau đó là quá lớn không gì có thể bù đắp nổi vì AIDS đã cướp đi người thân của họ. GV: - Chốt lại nội dung HIV/AIDS là gì trong sách giáo khoa. - Cho học sinh thảo luận tiếp nội dung lá thư trong tiếp nội dung lá thư trong phần Đặt vấn đề (có thể cho các em đọc ở nhà) và đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về nỗi đau do HIV/AIDS gây ra cho nạn nhân và gia đình của họ? HS: Phát biểu những điều các em nghe được, biết được về HIV/AIDS (nguyên nhân, tính chất nguy hiểm, sự lây lan nhanh chóng) HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Giới thiệu các thông tin, số liệu trong nước, quốc tế cho thấy mức độ trầm trọng, sự lây lan nhanh chóng, nguy cơ đối với tất cả mọi người của HIV/AIDS (chiếu lên bảng hoặc treo giấy khổ lớn). + Cứ mỗi ngày trôi qua, trên thế giới lại có thêm hàng chục ngàn người bị nhiễm HIV/AIDS. (GV sử dụng máy chiếu bảng số liệu để học sinh quan sát) + Số liệu về số người nhiễm HIV và bị chết vì AIDS ở Việt Nam. + Số liệu về chi phí cho việc điều trị chăm sóc nạn nhân AIDS. GV: Em có suy nghĩ gì về những con số, những thông tin trên? HS: Quan sát, suy nghĩ và trả lời. đ Nhận xét mức độ lây lan nhanh chóng, sự nguy hiểm đối với tất cả mọi người của AIDS. GV: Đến đây, chúng ta có thể trả lời câu hỏi vì sao phải phòng chống AIDS (GV có thể cho HS trả lời hoặc không tuỳ tình hình thực tế lớp học) GV: + Chốt lại về tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS theo SGK. + Thuyết trình ngắn gọn về tính chất nguy hiểm của AIDS (Đó là căn bệnh chết người, lây lan nhanh chóng) - Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS: * HIV / AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khoẻ, tính mạng của con người và tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội đất nước. Chuyển tiếp: Phòng chống AIDS là việc làm cấp bách, là trách nhiệm của mọi người, của mọi quốc gia. Vậy chúng ta có thể phòng chống AIDS bằng thể phòng chống AIDS bằng cách nào? Nhà nước đã có những biện pháp tích cực phòng, chống AIDS như tuyên truyền, giáo dục để mỗi người dân hiểu rõ về AIDS và ban hành pháp luật về phòng chống AIDS. Hoạt động 2: HướngNhững quy định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS GV: Giới thiệu những quy định của pháp luật (chiếu lên bảng / ghi ra giấy khổ lớn hoặc cung cấp cho học sinh các phiếu tư liệu). GV: Yêu cầu học sinh tìm trong các quy định về phòng chống HIV/AIDS những điều sau: + Công dân có trách nhiệm gì? + Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào? GV: Yêu cầu một số HS xung phong phát biểu ý kiến (hoặc ghi ý kiến lên phim trong). GV: Ghi ý kiến của học sinh lên bảng (hoặc đưa ý kiến của học sinh lên máy chiếu). GV: + Hướng dẫn HS lựa chọn những ý đúng, cung cấp thêm một cách ngắn gọn quy định khác (ví dụ: Điều 118 Bộ luật hình sự "Tội cố ý truyền bệnh cho người khác"). + Phân tích để học sinh thấy rõ tác dụng của những quy định (vì sao phải quy định như vậy). + Chốt lại theo nội dung 2 của SGK. HS: Quan sát / đọc những quy định đó, thực hiện yêu cầu của GV và ghi ra giấy nháp những ý kiến của mình. HS: Phát biểu ý kiến (hoặc viết ý kiến lên phim trong) HS: Nghe 2. Quy định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS. - Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội, tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. - Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS khác. - Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm HIV/AIDS của mình, không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh để bảo vệ cộng đồng. Hoạt động 3: Những biện pháp phòng tránh HIV/AIDS GV:Nhắc lại trách nhiệm của công dân là phải phòng tránh AIDS và đặt câu hỏi: Chúng ta có thể phòng tránh AIDS bằng cách nào? Để biết cách phòng tránh ta cần biết các con đường lây truyền AIDS. Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố GV: Đưa ra bài tập sau (chiếu lên bảng hoặc ghi ra giấy khổ lớn). Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao? 1. Chỉ những người có quan hệ tình dục với người nước ngoài mới bị nhiễm HIV. 2. Chỉ những người hành nghề mại dâm và tiêm chích ma tuý mới bị nhiễm HIV. 3. Một người trông khoẻ mạnh thì không thể là người nhiễm HIV. 4. Có thể điều trị được bệnh AIDS. GV: Giải thích và chốt lại những lựa chọn đúng. GV: Yêu cầu học sinh nêu các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS Học sinh lên bảng làm bài tập, lớp nhận xét, thảo luận. III. Luyện tập: Bài tập: Những ý kiến đưa ra đều không thể đồng ý vì: + HIV/AIDS có thể lây lan tới tất cả mọi người nếu chúng ta không hiểu rõ về nó và biết cách phòng tránh. + Vi rút HIV hoạt động tiềm ẩn trong cơ thể con người, nó không trực tiếp làm chết người mà nó phá huỷ toàn bộ hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người, làm cho con người mất sức đề kháng với bệnh tật từ đó nhiễm các loại bệnh nguy hiểm rồi mới dẫn đến cái chết. Không những thế chu kỳ hoạt động của HIV còn tuỳ thuộc vào mức độ sức khoẻ của người nhiễm nó, có thể sau năm mười năm nó mới phát tác. Cho nên mình bên ngoài chúng ta không phân biệt được ai là người đang nhiễm HIV. + Hiện nay chưa có bất kỳ loại Vắc xin nào có thể dùng để phòng hay chống lại căn bệnh thế kỷ này. IV. Bài tập về nhà: + Học sinh làm các bài tập còn lại trong SGK. + Liên hệ với thực tế (tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng, thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS). GV: Yêu cầu học sinh nêu những con đường lây truyền, các cách phòng tránh HIV/AIDS và hoàn thành bảng sau: Con đường lây truyền Cách phòng tránh 1. 2. 3. GV: Chốt lại ba con đường dán vào hình vẽ tượng trưng có ba con đường vào khung có sẵn. Nếu có điểm nào học sinh chưa rõ thì giáo viên cùng học sinh giải thích rõ hơn. GV : Hướng dẫn học sinh lựa chọn những ý đúng và ghi vào cột giấy. GV: chốt lại nội dung 3 của SGK HS: Suy nghĩ và phát biểu, nêu những con đường lây truyền HIV/AIDS; các biện pháp nào có thể phòng tránh HIV/AIDS. Ba con đường lây truyền HIV/AIDS: + Lây qua đường máu + Lây qua quan hệ tình dục + Lây truyền từ mẹ sang con Bốn biện pháp phòng tránh HIV/AIDS: + Tránh tiếp xúc với máu của người có thể đã nhiễm HIV/AIDS + Không dùng chung bơm kim tiêm + Không quan hệ tình dục bừa bãi +Không sinh con khi mẹ nhiễm HIV/AIDS 3. Mỗi người chúng ta cần phải có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng, tránh cho mình và gia đình; không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ; tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Hoạt động 4: Tình huống thể hiện cách ứng xử đối với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ GV: Nếu tình huống: Hiền rủ Thuỷ đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh nhật của Huệ. Thuỷ nói "cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à ? Người ta nói chị áy bị AIDS. Tớ sợ lắm, (nhỡ bị lây thì chết) tớ không đi đâu!" GV: chia học sinh thành nhóm, yêu cầu các em thảo luận xây dựng kịch bản, phân công sắm vai và chuẩn bị các vai diễn GV: Chốt lại về trách nhiệm không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ. HS: + Từng nhóm học sinh lên thể hiện cách ứng xử trong tình huống trên + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến + Lựa chọn cách ứng xử hay nhất
Tài liệu đính kèm: