I. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Kiến thức:
-Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.
-Nêu được những qui định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, qui định đối với trẻ em.
-Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.
-Hiểu được ý nghĩa việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông.
2.Kĩ năng:
-Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
-Biết thực hiện đúng qui định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.
3.Thái độ:
-Tôn trọng những qui định về trật tự an toàn giao thông.
-đồng tình, ủnh hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Bài 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS có khả năng: 1.Kiến thức: -Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông. -Nêu được những qui định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, qui định đối với trẻ em. -Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường. -Hiểu được ý nghĩa việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông. 2.Kĩ năng: -Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. -Biết thực hiện đúng qui định về trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt. 3.Thái độ: -Tôn trọng những qui định về trật tự an toàn giao thông. -đồng tình, ủnh hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: -Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng -Kĩ năng tư duy phê phán, sáng tạo. -Kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề. III. Phương pháp: -Thảo luận nhóm -Động não -Phân tích xử lý tình huống. IV. Phương tiện dạy học: -Một số biển báo. -Tư liệu về tình hình tai nạn giao thông. V. Tiến trình dạy học: 1. Oån định: kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: Kiểm tra tập soạn của HS. 3.Bài mới: -GV nêu :Em biết những gì về tình hình giao thông hiện nay? HS: Tình hình giao thông hiện nay: có rất nhiều vụ tai nạn giao thông; tình hình mất trật tự, an toàn giao thông; người tham gia giao thông không chấp hành những qui định về an toàn giao thông GV: Cho HS xem tranh về tai nạn giao thơng ở nước ta. Gv:có rất nhiều vấn đề về giao thông, một trong những vấn đề nổi cộm nhất đó là tình hình mất trật tự, an toàn giao thông. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề đó. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông Mục tiêu:Hs nêu được các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, xác định được nguyên nhân phổ biến. -Rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ , ý tưởng -Hs đọc thông tin sự kiện SGK /43 -Nhận xét tình hình tai nạn giao thông nước ta qua một số năm -HS: Tình hình tai nạn giao thông nước ta qua một số năm có chiều hướng tăng, không giảm. Gv: yêu cầu HS thảo luận nhóm. Câu hỏi: kiệt kê các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là phổ biến? -Hs: thảo luận, trình bày kết quả -GV kết luận: các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. -GV: Để khắc phục tại nạn giao thông giảm xuống cần có những biện pháp nào? I.Thông tin, sự kiện: *Nhận xét: *Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: -Do đường sá xuống cấp; đường hẹp, người đông -Sự tăng nhan các phương tiện cơ giới -Các phương tiện giao thông cũ nát, quá hạn sử dụng -Hệ thống chỉ dẫn giao thông chưa hợp lý -Ý thức người tham gia giao thông kém. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông. *Mục tiêu: nêu được các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông và tầm quan trọng của việc thực hiện trật tự ATGT *Rèn luyện kĩ năng tư duy, sáng tạo. -GV giới thiệu cho HS các hình ảnh: biển báo, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, người điều khiển giao thông -Gv :tất cả những hình ảnh trên gọi chung là gì? -HS: Hệ thống báo hiệu giao thông. -GV: giới thiệu các loại biển báo. -Hs: miêu tả hình dáng, màu sắc các loại biển báo. -Gv kết luận: có 4 loại biển báo thông dụng: biển bào cấm, nguy hiểm, chỉ dẫn, biển hiệu lệnh. II. Nội dung bài học: 1.Biện pháp an toàn khi tham gia giao thông: -Chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông -Học tập, tìm hiểu những qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. -Tự giác chấp hành các qui định của pháp luật về trật tự ATGT. 2. Các loại biển báo thông dụng: -Biển báo cấm -Biển báo nguy hiểm -Biển báo hiệu lệnh -Biển chỉ dẫn. Hoạt động 3: Trò chơi hỏi đáp về các loại biển báo. *Mục tiêu: nhận dạng một số loại biển báo; giúp HS ứng sử khi gặp các biển báo đó. *Renø kĩ năng trình bày ý tưởng. -GV: chia HS làm 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 biển báo. Các nhómtrình tự nêu câu hỏi và nhóm còn lại trả lời. Hoạt động 4: Thảo luận, phân tích tình huống. *Mục tiêu: rèn kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi thực hiện đúng và chưa đúng qui định về an toàn giao thông; *Kĩ năng: ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống giao thông. -GV: cho HS làm bài tập a/SGK, HS xem tranh minh hoạ. Hs: nêu hành vi các bạn trong tranh vi phạm điều gì về trật tự ATGT? Hành vi đó gây hậu quả gì? -HS: trả lời -Kết luận: Hành vi, việc làm các bạn trong tình huống trên đã vi phạm nhưnõg qui định về trật tự an toàn giao thông, làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn cho bản thân và người khác.Các em cần giải thích và khuyên các bạn chấp hành đúng những qui định về trật tự an toàn giao thông. -GV: yêu cầu HS nêu khi tham gia giao thông: đi bộ, đi xe đạp các em phải đi như thế nào cho đúng qui định ? -HS trả lời III. Bài tập: a/SGK/46 4. Củng cố: -Gọi Hs lên bảng phân loại biển báo -Gv nhắc nhở HS không chạy hàng hai, hàng ba, không đùa giỡn -Kết luận toàn bài: qua bài học các em nắm được một số quy định của pháp luật về an toàn giao thông, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành để đảm bảo cho bản thân mình và cho người khác 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Nắm vững qui định khi đi đường, chuẩn bị tiết sau học phần còn lại.
Tài liệu đính kèm: