Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 năm học 2011

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức.

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nan giao thông.

- Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường.

- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông.

2. Kỹ năng.

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

- Biết thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt.

3. Thái độ.

- Tôn trọng những quy định về trật tự, an toàn giao thông.

- Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

 

doc 67 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ thời gian đi thăm hỏi đồng bào ở mọi nơi, từ cụ già đến em nhỏ.
 + Cùng ăn, cùng làm việc, cùng vui chơi và tập thể dục thể thao với các đồng chí trong cơ quan.
 + Tiếp đãi ân cần một cụ già và nói với anh cảnh vệ: “Một cụ già đi bộ ba mươi cây số đến thăm Bác, tại sao Bác lại không tiếp cụ được”
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
2. Ý nghĩa:
- Sống chan hoà sẽ được mọi người quí mến và giúp đỡ, góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
3. Trách nhiệm của mọi người:
- Mọị người sống với nhau phải chân thành, trung thực, thẳng thắn; luôn nghĩ tốt về nhau; biết nhường nhịn, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau; biết quan tâm đến nhau ân cần, chu đáo; tất cả vì một lẽ sống cao đẹp “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
- Tránh lợi dụng lòng tốt của nhau; không đố kị, ghen ghét, nói xấu nhau.
- Biết đấu tranh phê bình những thiếu xót của nhau một cách đúng mức, giúp nhau cùng tiến bộ.
- Là học sinh phải biết đoàn kết, thương yêu , giúp đỡ bạn bè; không dấu dốt, tránh lối sống hẹp hòi ích kỉ. 
- Cư sử đúng mực với mọi người: kính trên, nhường dưới.
- Tham gia tích cực các hoạt động tập thể của trường lớp, Đoàn, Đội.
III. Luyện tập:
1. Bài tập (a): Xác định đúng và điền vào ô trống.
2. Bài tập (b):
- HS thảo luận theo nhóm, làm bài.
- Đại diện trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố: - Khái quát lại nội dung bài học.
	- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 	- Học bài – Liên hệ với thực tế xung quanh.
- Làm bài tập (c) và (d).
- Đọc trước bài : Lịch sự, tế nhị.
Soạn: 17- 11- 2011	 
Giảng: 21- 11- 2011( Tiết 4 - 6B) Bài 9 
	24- 11- 2011( tiết 1- 6A)	Tiết 13: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức.
- Nêu được thế nào là lịch sự, tế nhị.
- Nêu được ý nghĩa của việc lịch sự, tế nhị trong gia đình, với mọi người xung quanh
2. Về kĩ năng.
- Biết phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với những hành vi chưa lịch sự, tế nhị.
- Biết giao tiếp lịch sự, tế nhị với mọi người xung quanh.
3. Về thái độ.
	Yêu mến, quý trọng những người lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
B. Tài liệu- phương tiện:	 
- GK, SGC GDCD6.- Sưu tầm tranh ảnh, băng hình, truyện đọc có nội dung thể hiện lịch sự, tế nhị và những hành vi không lịch sự, tế nhị trong ăn mặc, trong ngôn ngữ giao tiếp.
-Trang phục để đóng vai trong một số tình huống thể hiện lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.
- Giấy, bút dạ đề vẽ ngay trên lớp mô tả cách ăn mặc, cử chỉ lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.
C. Phương pháp - Kỹ thuật dạy học:
	- Kỹ thuật "Chúng em biết 3".
D. Các hoạt HĐ dạy-học chủ yếu:
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra: 
	- Hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của việc sống chan hoà với mọi người.
	3. Bài mới: 
	* Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều tình huống đòi hỏi mỗi chúng ta phải có cách ứng xử khéo léo, phù hợp, thể hiện con người có hiểu biết và có văn hoá. Đó là lịch sự và tế nhị. Vậy lịch sự và tế nhị được biểu hiện như thế nào? Mọi người phải có trách nhiệm gì trong vấn đề này? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay sẽ rõ.
- HS đọc truyện SGK.
- Em đồng ý với cách cư sử của bạn nào trong tình huống trên? Vì sao?
- Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ như thế nào trước hành vi của các bạn vào lớp muộn?
- Lịch sự là gì?
- Tế nhị là như thế nào?
- Ứng xử như thế nào được coi là lịch sự và tế nhị?
- Những biểu hiện của Lịch sự, tế nhị ?
- Phân biệt giữa tế nhị và sự giả dối trong ứng xử?
Trách nhiệm của mọi người là gì?
- HS tự xác định, làm bài
- HS liên hệ, nêu VD.
- HS sưu tầm , đọc trước lớp.
- GV bổ sung. 
I. Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
- Cách cư sử của bạn Tuyết là hợp lí, thể hiện con người có lễ độ, biết tôn trọng thầy giáo và các bạn.
- Nếu là thầy Hùng, em mời mấy bạn vào lớp muộn đứng lên, bằng lời lẽ nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc phê bình những hành vi của các bạn ấy: 
 + Đã vào lớp muộn lại không chào hỏi, xin phép
->Là vô lễ.
 + Vào lớp (khi thầy đang nói và các bạn đang chú ý lắng nghe) chào rất to-> Là thiếu lịch sự và không tế nhị.
 + Nhắc nhở bạn Tuyết đi học đúng giờ, đồng thời biểu dương thái độ, hành vi của bạn khi vào lớp để các bạn kia noi theo.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
- Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tôn trong người giao tiếp và những người xung quanh.
2. Những biểu hiện và ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:
- Hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị thể hiện ở sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Lịch sự, tế nhị đạt hiệu quả giáo dục cao; làm cho mọi người hiểu nhau hơn, XD mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
- Lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiểu biết đạo đức, là biểu hiện của nhân cách con người.
- Tế nhị là nghệ thuật khéo léo trong ứng xử khác hẳn với sự khôn khéo giả tạo, hời hợt.
3. Trách nhiệm của mọi người:
- Mọi người cần phải học hỏi, nâng cao nhận thức trong giao tiếp ứng xử.
- Luôn biết chủ động trong mọi tình huống để lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
- Tự kiểm soát bản thân, kiềm chế tính nóng nảy khi cần thiết, tránh những hậu quả xấu ngoài mong muốn trong giao tiếp.
- Lịch sự với tất cả mọi người không phân biệt địa vị sang hèn.
- Tế nhị trong những tình huống phù hợp để đạt được hiệu quả trong giao tiếp ứng xử.
III. Luyện tập:
1. Bài tập (b):
- Nêu một ví dụ về cách cư xử lịch sự, tế nhị mà bản thân mình biết.
2. Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về lịch sự, tế nhị?
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
“Trọng người là tự trọng thân
Khinh đi khinh lại như lần chôn quang”
4. Củng cố: 
	- Khái quát lại nội dung bài học
	- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
	- Học bài, nắm vững nội dung bài học.
 	- Làm bài tập (c), (d).
 	- Đọc trước bài: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Soạn: 27- 10- 2011	 
Giảng: 31- 10- 2011( Tiết - 6B) 03- 11- 2011( tiết 1- 6A)	
Bài 10: (2 tiết )
Tiết 14: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI. (Tiết 1)
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Về kiến thức.
	- Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
	- Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
2. Về kĩ năng.
	- Biết nhận xét, đánh giá tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
	- Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
3. Về thái độ.
	- Có ý thức tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
B. Tài liệu- phương tiện:
- Giáo án, SGK, SGV, sách viết về người tốt, việc tốt.
- Tư liệu về lịch sử của trường, những tấm gương các thầy cô giáo, HS cũ của trường đã có nhiều thành tích tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Sưu tầm tranh ảnh có nội dung hoạt động xã hội của thầy và trò trong phòng truyền thống của trường.
C. Phương pháp - Kỹ thuật dạy học:
	- Kỹ thuật "lược đồ tư duy", "Trình bày 1 phút"
D. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra: - Thế nào là lịch sự, tế nhị? Nêu ý nghĩa?
	3. Bài mới: 
	* Giới thiệu bài: Bên cạnh những công việc riêng, mỗi người cần phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, góp sức mình vào những công việc chung của cộng đồng. Bài học này cho chúng ta hiểu được thế nào là tích cực, tự giác tham gia các hoạt động học tập, hoạt động xã hội? Và những biểu hiện chính của việc tham gia tích cực các hoạt động này.
- HS đọc truyện SGK.
- Qua truyện, em thất Trương Quế Chi suy nghĩ, mơ ước những gì?
- Trương Quế Tri đã làm như thế nào để thực hiện ước mơ đó?
- Em học tập được gì ở Trương Quế Chi?
- Tích cực là như thế nào?
- Tự giác là gì?
- Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là như thế nào?
- Những biểu hiện chính của việc tham gia tích cực hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?
- HS tự làm bài.
- HS chia nhóm thảo luận.
I. Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
- Từ nhỏ Quế Chi đã mong muốn trở thành con ngoan, trò giởi, cháu ngoan của Bác Hồ.
- Quế Chi suy nghĩ muốn trở thành nhà báo phải học giỏi văn, viết nhanh, viết hay và có cảm xúc với cuộc sống, thiên nhiên, đất nước
- Quế Chi rủ các bạn cùng tập viết văn, làm thơ, viết về những điều mình suy nghĩ và quan sát xung quanh; say sưa học và tập dịch thơ, dịch truyện từ tiếng Pháp; sáng lập nhóm “Những người nói tiếng Pháp trẻ tuổi”; lúc rảnh rỗi Quế Chi còn tập vẽ
-> Đức tính kiên trì, giàu mơ ước, ham học hỏi; tích cực và năng động trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Tích cực là luôn luôn cố gắng vượt khó vươn lên, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập không cần ai nhắc nhở.
- Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là tự nguyện tham gia các hoạt động của tập thể, hoạt động xã hội vì lợi ích chung, vì mọi người.
2. Những biểu hiện chính của việc tham gia tích cực hoạt động tập thể, hoạt động xã hội:
- Có ý thức đóng góp công sức, suy nghĩ vào những hoạt động chung do tập thể, trường lớp hoặc đoàn thể xã hội tổ chức.
- Thường xuyên cùng bạn bè, nhắc nhở bạn bè đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái trong hoạt động tập thể.
- Ủng hộ những người tốt, việc tốt trong học tập, trong hoạt động tập thể.
- Có ý trí, quyết tâm không ngừng vượt khó để nâng cao hiệu quả trong học tập, tranh thủ thời gian tham gia các hoạt động của trường lớp, Đoàn , Đội, cộng đồng
=>Tự nguyện, sẵn sàng nhận những công việc trong các hoạt động do tập thể, Đoàn, Đội tổ chức, phân công; làm việc với nhiệt tình và trách nhiệm cao.
III. Luyện tập:
1. Bài tập (a):
- HS xác định, rồi điền vào ô thích hợp.
2. Bài tập (b):
- Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
3. Bài tập (c):
- Học sinh nhắc lại mục (2) phần nội dung bài học.
4. Củng cố: 
	- Khái quát lại nội dung bài học.
	- Nhận xét giờ học.
	5. Dặn dò: 	- Học bài, nắm vững nội dung bài học. - Chuẩn bị tiếp cho tiết sau. 
Soạn: 27- 10- 2011	 
Giảng: 31- 10- 2011( Tiết - 6B) 03- 11- 2011( tiết 1- 6A)	
Bài 10: Tiết 15: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI. (Tiết 2)
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Về kiến thức.
	- Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
	- Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
2. Về kĩ năng.
	- Biết nhận xét, đánh giá tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
	- Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
3. Về thái độ.
	- Có ý thức tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
B. Tài liệu- phương tiện:
- Giáo án, SGK, SGV, sách viết về người tốt, việc tốt.
- Tư liệu về lịch sử của trường, những tấm gương các thầy cô giáo, HS cũ của trường đã có nhiều thành tích tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Sưu tầm tranh ảnh có nội dung hoạt động xã hội của thầy và trò trong phòng truyền thống của trường.
C. Phương pháp - Kỹ thuật dạy học:
	- Kỹ thuật "lược đồ tư duy".
D. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Tổ chức.
	2. Kiểm tra. - Thế nào là tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Nêu những biểu hiện chính?
	3. Bài mới. 
	* Giới thiệu bài: Ở tiết trước chúng ta đã hiểu thế nào là tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Để hiểu thêm về những biểu hiện cụ thể của tính tích cực, tự giác cũng như vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong các hoạt động trên; chúng ta tiếp tục nghiên cứu phần còn lại của bài học này.
- Nêu những biểu hiện cụ thể của tính tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể?
- Vì sao học sinh cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động xã hội?
- Tham gia tích cực các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mang lại lợi ích gì?
- HS nhắc lại nội dung bài học.
II. Nội dung bài học: (tiếp)
3. Những biểu hiện cụ thể của tính tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội:
- Tham gia ý kiến đóng góp xây dựng kế hoạch hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
- Tự nguyện, tự giác, nhận những công việc được phân công khi bản thân thấy có điều kiện và khả năng tham gia.
- Nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè thực hiện tốt những công việc được phân công.
- Có quyết tâm và sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
4. Vai trò, trách nhiệm của học sinh trong hoạt động xã hội:
- Hoạt động xã hội là các loại họat động chính trị-xã hội để nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của mọi công dân, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; góp phầnẫnây dựng quan hệ xã hội (như ửng hộ đồng bào nơi thiên tai, bão lụt; tham gia chống buôn bán, sử dụng ma tuý, cờ bạc; gìn giữ và bảo vệ môi trường sống)
- HS cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động xã hội vì học sinh cũng là những công dân, là những thành viên của cộng đồng, là chủ nhân tương lai của đất nước. 
- Thực hiện các hoạt động xã hội vừa là nghĩa vụ vừa là tình cảm của mỗi học sinh đối với mọi người xung quanh; góp phần xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp.
- Các hoạt động tập thêt, hoạt động xã hội giúp học sinh mở rộng hiểu biết về mọi mặt; rèn kĩ năng cần thiết, củng cố lòng tin, phát huy tính chủ động sáng tạo trong học tập và tu dưỡng đạo đức; góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình đoàn kết thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người tin yêu, quí mến.
III. Luyện tập:
1. Bài tập (d):
- HS nhắc lại mục (3), (4) phần nội dung bài học.
	4. Củng cố: 	- Khái quát lại nội dung bài học.
 	- Đọc lại phần khái niệm.
	5. Dặn dò: 	- Học bài.
	 	- Làm bài tập (đ)
	 	- Đọc trước bài: Mục đích học tập của HS.
Soạn: 27- 10- 2011	 
Giảng: 31- 10- 2011( Tiết - 6B, tiết 1- 6A)	 Bài 11: (2 tiết)
 Tiết 19: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Tiết 1)
A. Mục tiêu bài học: 
1. Về kiến thức.
	- Xác định đúng mục đích và động cơ học tập; hiểu biết được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập; hiểu sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.
	- Biết xây dựng và điều chỉnh kế hoạchhọc tập và các hoạt động khác một cách hợp lí; biết hợp tác trong học tập.
	- Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập; khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác trong hoạt động học tập.
B. Tài liệu- phương tiện:
	- Sưu tầm những tấm gương học sinh cũ của trường đã có mục đích học tập tốt tốt, đã trưởng thành và cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
	- Những mẩu chuyện về danh nhân trên các lĩnh vực khoa học, văn hoá - Nghệ thuật, LĐSX, HĐXH trong và ngoài nước; những điển hình vượt khó để học tập
- Giấy khổ lớn, bút dạ để HS chuẩn bị thảo luận nhóm.
C. Phương pháp - Kỹ thuật dạy học:
	- Kỹ thuật "lược đồ tư duy".
D. Các HĐ dạy-học chủ yếu:
1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Học tập là công việc hết sức cần thiết với mỗi con người; có HT chúng ta mới có kiến thức và hiểu biết; nhưng học tập để làm gì thì không phải ai cũng xác định được cho mình mục đích và động cơ đúng đắn. Vậy, mục đích HT đúng đắn là như thế nào? Vì sao phải xác định đúng đắn mục đích HT? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
- HS đọc truyện SGK.
- Vì sao bạn Tú đạt giải Nhì trong kì thi Toán quốc tế?
- Em học tập được gì ở bạn Tú?
- Vì sao nói: HS là chủ nhân tương lai của đất nước?
- Để trở thành chủ nhận thực sự của đất nước trong tương lai, thì hiện tại HS phải làm gì?
- Mục đích học tập đúng đắn là gì?
- Ý nghĩa của việc xác định đúng đắn mục đích và động cơ HT là như thế nào?
I. Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
- Tú là một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập:
 + Tự học là chính, đề cao khả năng độc lập suy nghĩ.
 + Tìm tòi nhiều cách giải toán khác nhau.
 + Say mê học tiếng Anh, chịu khó sưu tầm các bài toán bằng tiếng Anh để giải.
- Đức tính kiên trì, vượt khó, chủ động, sáng tạo trong học tập.
II. Nội dung bài học:
1. Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước:
- HS là đội ngũ kế tiếp nắm giữ tương lai đất nước, là lực lượng lao động chủ chốt sau này của xã hội.Vì vậy, HS phải ra sức học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. 
- Không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết, tích luỹ kiến thức để trở thành con người có đủ tài năng và nghị lực lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN.
2. Mục đích học tập của học sinh:
a- Mục đích HT đúng đắn là gì?
- Là cố gắng học thật giỏi để trở thành con người phát triển toàn diện (đức, trí, thể, mĩhoàn thiện), trở thành người hữu ích cho gia đình, XH và tương lai trở thành người công dân tốt, người lao động tốt góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, Tổ quốc.
b- Vì sao phải xác định đúng đắn mục đích học tập:
- Chỉ có xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt được:
 + Tương lai của mỗi cá nhân luôn gắn liền với tương lai đất nước.
 + Lợi ích của mỗi con người không thể tách rời lợi ích chung của cả dân tộc.
-> Chỉ khi nào chúng ta xác định được động cơ học tập của mình vì tương lai,lợi ích của bản thân không nằm ngoài tương lai, lợi ích của toàn XH; thì công việc học tập của chúng ta mới tiến bộ không ngừng và đạt hiệu quả cao.
4. Củng cố: - Khái quát lại nội dung bài học. bài.
	- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 	- Học bài, nắm vững nội dung bài học.
	- Chuẩn bị tiếp cho tiết sau.
Soạn: 02- 01- 2012	 
Giảng: 10- 01- 2012 ( Tiết 4 - 6B, Tiết 5-6A) 
	Tiết 20: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Tiết 2)
A. Mục tiêu bài học: 
1. Về kiến thức.
	- Xác định đúng mục đích và động cơ học tập; hiểu biết được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập; hiểu sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.
	- Biết xây dựng và điều chỉnh kế hoạchhọc tập và các hoạt động khác một cách hợp lí; biết hợp tác trong học tập.
	- Có ý chí, nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập; khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác trong hoạt động học tập.
B. Tài liệu- phương tiện:
	- Sưu tầm những tấm gương học sinh cũ của trường đã có mục đích học tập tốt tốt, đã trưởng thành và cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
	- Những mẩu chuyện về danh nhân trên các lĩnh vực khoa học, văn hoá-Nghệ thuật, LĐSX, HĐXH trong và ngoài nước; những điển hình vượt khó để học tập
- Giấy khổ lớn, bút dạ để HS chuẩn bị thảo luận nhóm.
C. Phương pháp - Kỹ thuật dạy học:
	- Kỹ thuật "lược đồ tư duy", "Động não"
D. Các HĐ dạy-học chủ yếu:
 	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra: Vì sao nói: HS là chủ nhân tương lai của đất nước?
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Bài trước đã giúp chúng ta hiểu được sự cần thiết phải xác định đúng đắn mục đích và động cơ học tập. Để đạt được mục đích học tập, mỗi chúng ta cần phải làm gì?Phần còn lại của bài học này sẽ giúp các em hiểu thêm về vấn đề đó. 
- HS cần phải làm gì để đạt được mục đích HT?
- Ngoài học tập văn hoá, học sinh còn phải làm gì?
- GV gợi ý cho HS làm bài.
- HS tự làm bài.
- HS tự liên hệ.
3. Để đạt được mục đích học sinh, học sinh cần phải làm gì:
- Cố gắng nắm vững kiến thức các môn học trên lớp, không coi nhẹ môn nào; không học tủ, học lệch.
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà thầy, cô giao cho từ việc: chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng học tập đến việc chuẩn bị bài, làm bài tập, đọc tài liệu tham khảo
- Học tập tự giác, say mê, sáng tạo; học bằng mọi cách, học ở mọi nơi, mọi lúc; học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong XH và có mong muốn cầu tiến thực sự, có ý thức liên hệ những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
- Ngoài việc học văn hoá, HS cần tham gia các hoạt động tập thể, HĐXH; Tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn các kĩ năng tự khẳng định mình trong học tập và trong cuộc sống; để trở thành con người phát triển toàn diện.
III. Luyện tập:
1. Bài tập (a):
- Xác định mục đích: “HT để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ” là mục đích HT không đúng đắn. Còn các trường hợp khác đều đúng nhưng chưa đủ.
- Học tập với mục đích sâu sắc nhất là góp phần XD quê hương, thực hiện dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh và vì tương lai của bản thân, vì danh dự của gia đình và nhà trường.
2. Bài tập (b): Học tập vì: “Điểm số”, vì “giàu có” cho bản thân là những biểu hiện không đúng đắn.
3. Bài tập (c): - HS tự liên hệ, làm bài.
4. Củng cố:	- Khái quát lại toàn bộ nội dung bài học.
	- Nhận xét giờ học.
	5. Dặn dò: 	- Học bài, nắm vững nội dung bài học.
	- Làm bài tập (b), (d).
	- Ôn tập tất cả các bài đã học.
Soạn: 02- 01- 2012	 
Giảng: 10- 01- 2012 ( Tiết 4 - 6B, Tiết 5-6A) 
Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Biết cách hệ thống kiến thức đã học ở học kì I (từ bài 1 đến bài 11.
- Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học; Biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Nhận biết được phần GD đạo đức của từng bài, hiểu rõ ND từng bài.
- Có ý thức tự giác trong quá trình HT.
B. Tài liệu và phương tiện: 
	- SGK, SGV
	- Câu hỏi ôn tập
	- Bài tập tình huống
C. Các HĐ dạy-học chủ yếu: 
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới: 
- HS chép câu hỏi ôn tập theo hệ thống đề cương.
- GV hướng dẫn HS làm đề cương.
I. Hệ thống kiến thức đã học (HK I):
1. Sức khoẻ là gì?Muốn có sức khoẻ tốt thì phải làm gì?Ý nghĩa và trách nhiệm?
2. Người như thế nào có biểu hiện tính siêng năng, kiên trì? Nêu ý nghĩa?
3. Tiết kiệm là gì? Nêu ý nghĩa?
4. Thế nào là lễ độ?Ý nghĩa? Trách nhiệm?
5. Tôn trọng kỉ luật là gì? Nêu ý nghĩa?
6. Những hành vi, cử chỉ, thái độ như thế nào gọi là biết ơn? Nêu ý nghĩa?
7. Thiên nhiêm bao gồm những gì? Nêu ý nghĩa?

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD_LOP_6_20132014_MOI.doc