Bài 16, Tiết 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết - Nguyễn Phi Sang

i. mục tiêu:

1. kiến thức

- trình bày được các thành phần cơ bản của hệ tuần hoàn và vai trò của chúng

- trình bày được các thành phần cấu tạo hệ bạch huyết và vai trò của chúng

2. kĩ năng

- rèn kĩ năng phân tích, so sánh, diễn đạt

3. thái độ

- có ý thức bảo vệ tim, trách tác mạnh vào tim

 ii.trọng tâm

 - tuần hoàn máu

 iii.chuẩn bị:

- giáo viên :+tranh: sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu, sơ đồ cấu tạo hệ bạch huyết

- học sinh: +kiến thức cũ cần ôn : hệ tuần hoàn của thú

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 16, Tiết 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết - Nguyễn Phi Sang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16 Tiết: 16 
Tuần dạy:8
BÀI 16:TUẦN HOÀN MÁU
VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT
MỤC TIÊU:
Kiến thức
Trình bày được các thành phần cơ bản của hệ tuần hoàn và vai trò của chúng
Trình bày được các thành phần cấu tạo hệ bạch huyết và vai trò của chúng
Kĩ năng
Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, diễn đạt 
Thái độ 
 Có ý thức bảo vệ tim, trách tác mạnh vào tim 
 II.TRỌNG TÂM
 - Tuần hoàn máu 
 III.CHUẨN BỊ:
Giáo viên :+Tranh: sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu, sơ đồ cấu tạo hệ bạch huyết
Học sinh: +Kiến thức cũ cần ôn : hệ tuần hoàn của thú 
IV.TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào? (7đ)
Đáp án: Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu 
Enzim tiểu cầu làm chất sinh tơ máu có trong huyết tương biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữa các tế bào máu tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có ion canxi
Câu 2:Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông? 	 (3đ)
Đáp án:Máu chảy trong mạch không bị đông vì: thành mạch trơn tiểu cầu không bị vỡ và không giải phóng enzim gây đông máu 
 3.Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:Vào bài
GV: Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì?
Hoạt động 2:Tìm hiểu về tuần hoàn máu
Mục tiêu: Trình bày được các thành phần cơ bản của hệ tuần hoàn và vai trò của chúng
GV treo tranh sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu hướng dẫn HS quan sát (chú ý xác định số ngăn tim, vị trí, màu máu trong từng ngăn tim, màu xanh là màu máu đỏ thẫm, màu đỏ là màu máu đỏ tươi, máu di chuyển theo chiều mũi tên)
Cấu tạo hệ tuần hoàn?
HS:tim và hệ mạch
GV yêu cầu HS chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong 5 phút:
Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?
phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu?
Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu?
HS quan sát tranh sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu, chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi 
Đại diện các nhóm trả lời 3 câu hỏi, nhóm khác nhận xét bổ sung
GV chốt lại kiến thức đúng
Hoạt động 2:Tìm hiểu về lưu thông bạch huyết
Mục tiêu: Trình bày được các thành phần cấu tạo hệ bạch huyết và vai trò của chúng
GV treo tranh sơ đồ cấu tạo hệ bạch huyết hướng dẫn HS quan sát (Đọc kỉ chú thích trên hình vẽ những dòng chữ màu xanh)
GV giới thiệu hệ bạch huyết được tạo thành do hyết tương, bạch cầu
Hệ bạch huyết gồm những phân hệ nào?
HS dựa vào sơ đồ cấu tạo hệ bạch huyết và thông tin mục II /52 trả lời câu hỏi
GV bổ sung thêm:Hạch bạch huyết như một máy lọc, khi bạch huyết chảy qua các vật lạ lọt vào cơ thể được giữ lại. Hạch thường tập trung ở cửa vào các nội quan, các vùng khớp
Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và phân hệ nhỏ?
Em có nhận xét gì về vai trò của hệ bạch huyết?
HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung 
Tuần hoàn máu
Cấu tạo hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn gồm: tim và hệ mạch
Tim 4 ngăn
Hệ mạch gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
Tuần hoàn máu
Tim co bóp tạo lực đẩy để đẩy máu
Hệ mạch dẫn truyền máu từ tim đến các tế bào và từ các tế bào trở về tim
Vòng tuần hoàn lớn :Máu từ tâm thất trái đến cơ quan trao đổi khí, chất dinh dưỡng rồi trở về tâm nhĩ phải
Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm thất phải đến phổi trao đổi khí rồi trở về tâm nhĩ trái
Vai trò của hệ tuần hoàn là lưu chuyển máu trong cơ thể, trao đổi khí và chất dinh dưỡng
Lưu thông bạch huyết 
Cấu tạo hệ bạch huyết
Mao mạch bạch huyết
Hạch bạch huyết
Mạch bạch huyết
Ống bạch huyết tạo thành hai phân hệ lớn và nhỏ
Vai trò của hệ bạch huyết
Phân hệ bạch huyết nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể đổ vào tĩnh mạch máu
Phân hệ bạch huyết lớn : thu bạch huyết ở phần còn lại của cơ thể
Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiên chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể 
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 Chọn câu trả lời đúng
Câu 1 :Hệ tuần hoàn gồm 
a)Động mạch, tĩnh mạch và tim b)Tim và hệ mạch c )Tâm nhĩ, tâm thất, động mạch, tĩnh mạch
Câu 2:Điểm xuất phát của hệ bạch huyết
a)Mao mạch bạch huyết b)Các cơ quan trong cơ thể c)Mao mạch bạch huyết ở các cơ quan trong cơ thể
5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK /53 
Ôn lại kiến thức :Hệ tuần hoàn của thú
Đọc thêm mục em có biết /53 SGK
Xem trước Bài 17:Tim và mạch máu
V. RÚT KINH NGHIỆM:
* Néi dung :	
* Ph­¬ng ph¸p:	
* Sư dơng §DDH, thiÕt bÞ d¹y häc :	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết - Nguyễn Phi Sang - Trường THCS Bưng Bàng.doc