Bài 18: Kí họa

I/MỤC TIÊU:

 1-Kiến thức:học sinh biết thế nào là kí hoạ và biết cách kí họa

 2-Kĩ năng: kí họa được một số đồ vật,cây, hoa, và các con vật quen thuộc (đơn giản về hình dạng và cấu trúc)

 3-Thái độ: yêu quý cuộc sống xung quanh

II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1-Tài liệu tham khảo: sách giáo khoa và sách giáo viên mĩ thuật lớp 7;kí họa tĩnh vật của họa sĩ Gia Bảo ( Nhà xuất bản mĩ thuật năm 2005)

 2-Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: tranh mẫu (12 bức), 4 thẻ chữ

 -Học sinh: dụng cụ để kí họa gồm giấy A4, bút chì, bút dạ, gôm, vật mẫu.Lớp chia thành nhóm, mỗi nhóm 2 bàn để thảo luận.

 3-Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm,luyện tập

III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 1-Ổn định tổ chức lớp: báo cáo sĩ số, điểm danh

 2-Kiểm tra bài cũ: thu bài “Trang trí bìa lịch treo tường” của học sinh

 3- Các hoạt động chủ yếu:

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4764Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 18: Kí họa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: MĨ THUẬT
Lớp 7-Bài 18
Tên bài:KÍ HỌA
Ngày:
I/MỤC TIÊU:
 1-Kiến thức:học sinh biết thế nào là kí hoạ và biết cách kí họa
 2-Kĩ năng: kí họa được một số đồ vật,cây, hoa, và các con vật quen thuộc (đơn giản về hình dạng và cấu trúc)
 3-Thái độ: yêu quý cuộc sống xung quanh
II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1-Tài liệu tham khảo: sách giáo khoa và sách giáo viên mĩ thuật lớp 7;kí họa tĩnh vật của họa sĩ Gia Bảo ( Nhà xuất bản mĩ thuật năm 2005)
 2-Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: tranh mẫu (12 bức), 4 thẻ chữ
 -Học sinh: dụng cụ để kí họa gồm giấy A4, bút chì, bút dạ, gôm, vật mẫu.Lớp chia thành nhóm, mỗi nhóm 2 bàn để thảo luận.
 3-Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm,luyện tập
III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
 1-Ổn định tổ chức lớp: báo cáo sĩ số, điểm danh
 2-Kiểm tra bài cũ: thu bài “Trang trí bìa lịch treo tường” của học sinh
 3- Các hoạt động chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG 1: tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí họa
TG
NỘI DUNG BÀI
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
I/KÍ HỌA
1.Thế nào là kí họa?
Kí họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất, đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, cảnh vật, con người
1.GV giới thiệu: hè vừa qua, cô được đi du lịch ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam. Cô thấy sinh hoạt của dân tộc ít người có nhiều điểm khác với chúng ta.Họ sống trong nhà sàn,cách mặt đất từ 2-3m, bên dưới nhốt gia súc (h1).Cô cũng được tham dự phiên chợ địa phương (h2), ở đó người ta bày bán nhiều sản vật miền núi. Đặc biệt, ở đây người mua kẻ bán còn sử dụng hình thức trao đổi hàng hóa thay vì sử dụng tiền. Rất thú vị, người hướng dẫn của cô đã đổi 5 bao muối để lấy 1 con bò (h3). Nhưng cô ấn tượng nhất là ở vùng cao mà người ta còn bán cả cá biển, một con cá thu tươi rói (h4).
Vậy trong lớp có em nào được đi du lịch tới nơi ấy chưa?
2.Tìm hiểu về kí họa:
?- Sau khi quan sát, các em có biết các bức tranh mà cô vừa giới thiệu thuộc nhóm tranh gì không?
?-Chúng ta đã quan sát một số bức tranh kí họa.Vậy các em cho cô biết kí họa là gì nào?
Đúng rồi, cô mời các em đọc sách giáo khoa phần I/ trang 119.
Giáo viên ghi lại kiến thức lên bảng
?-Chúng ta đã được học vẽ theo mẫu. Mới đây ta cũng vừa được làm quen với kí họa.Sau đây cô có 4 bức tranh đẹp muốn giới thiệu cho các em (H5,6,7,8). Trong 4 bức này có 2 bức kí họa và 2 bức vẽ theo mẫu. Em nào có thể lên bảng lựa ra cho cô 2 bức kí họa và 2 bức vẽ theo mẫu được không?
?-Các họa sĩ đã kí họa 2 bức tranh trên bằng màu nước. Còn 2 bức vẽ theo mẫu chất liệu sơn dầu. Các em thấy rằng ở đây rất khó phân biệt tranh kí họa và tranh vẽ theo mẫu. Vậy có em nào có thể phân biệt được tranh kí họa và tranh vẽ theo mẫu không?
 GV giải thích thêm cách phân biệt giữa tranh kí họa và tranh vẽ theo mẫu.
?-Qua các bức tranh trên, các em cho cô biết người ta thường dùng chất liệu gì để kí họa?
 Đúng rồi, họa sĩ thường dùng các chất liệu bút chì, bút sắt, bút dạ, mực nho, màu nước
 Tóm lại, các chất liệu dùng để kí họa phải đáp ứng yêu cầu: dễ tìm, gọn nhẹ, dễ mang vác, dễ sử dụng ở mọi lúc mọi nơi.
 GV ghi phần I-2/120
 GV cất hết tranh minh họa
Trả lời tự do và quan sát tranh
Đó là các bức kí họa
Kí họa là hình thức vẽ nhanh, nhằm ghi lại các nét chính, đồng thời ghi lại cảm xúc của con người về cuộc sống
HS đọc sách, ghi bài vào vở phần tóm lược
Lên bảng chọn lựa, phân loại tranh theo yêu cầu của giáo viên
Kí họa là vẽ nhanh, chỉ ước lượng tỉ lệ
Vẽ theo mẫu là vẽ chậm, đo tỉ lệ cẩn thận
HS ghi tóm tắt vào vở
Bút sắt, bút chì, bút dạ, mực nho, màu nước..
HS ghi phần I-2/120
 HOẠT ĐỘNG 2: hướng dẫn học sinh cách kí họa
2.Chất liệu để kí họa:bút chì, bút sắt, bút dạ, màu nước
II/CÁCH KÍ HỌA
-Quan sát nhận xét về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, đặc điểm của đối tượng
-Chọn hình dáng đẹp, điển hình để kí họa
-So sánh, đối chiếu để ước lượng tỉ lệ, kích thước
-Vẽ những đường nét chích trước rồi mới vẽ chi tiết cần thiết sau
 GV gắn 4 thẻ chữ lên bảng và mời học sinh đọc lại
Chọn hình dạng đẹp, điển hình để kí họa
Vẽ hình chính trước, vẽ chi tiết sau
 Quan sát và nhận xét vật mẫu.
 So sánh đối chiếu để ước lượng tỉ lệ, kích thước.
Đó là 4 bước hình thành trình tự kí họa một vật, nhưng cô đã đảo lộn thứ tự. Các em hãy sắp xếp các thẻ chữ theo thứ tự thích hợp.
Cho 1 hs lên làm thử.
Cho học sinh thảo luận
GV nhận xét và sửa bài của các nhóm, có sử dụng sách giáo khoa, và cho học sinh đọc lại.
Ghi bảng phần II-SGK/120. Cho HS đọc lại lần nữa
?-Trong các bước trên, bước nào là quan trọng nhất? Tại sao?
GV cất các thẻ chữ
 -Bước “vẽ” là quan trọng nhất. Nhưng chúng ta sẽ “vẽ” như thế nào?
Mời các em theo dõi hướng dẫn cách vẽ của họa sĩ Gia Bảo.
Treo 4 bước kí họa con cá của họa sĩ Gia Bảo
Chỉ vào bức cuối cùng
?-Mời các em quan sát và nhận xét về nội dung, bố cục, ánh sánh của bức tranh được phân bổ ra sao?
?-Muốn vẽ được như vậy, hs Gia Bảo hướng dẫn qua 4 bước
B1: phác thảo những đường kỉ hà, nhạt
B2: chuyển từ nét thẳng sang nét cong của vật
B3: đồng thời xác định hệ thống sáng tối của vật và của nền bằng cách đáng bóng đồng thời
B4: đi sâu vào khai thác chi tiết của vật, hoàn chỉnh bài vẽ
Gv trả lời thắc mắc
Thảo luận và thực hiện trò chơi học tập 
C-A-D-B
Đọc lại trình tự kí họa (II-SGK/120)
HS đọc lại lần nữa và ghi bài vào vở
Bước “ vẽ 
hình chính trước, chi tiết sau” là quan trọng nhất vì đó là bước hình thành bức kí họa
Quan sát tranh
Hs có gì thắc mắc thì hỏi
HOẠT ĐỘNG 3 :hướng dẫn học sinh thực hành kí họa
-GV gợi ý học sinh kí họa các vật mẫu mà các em đem theo
-Hướng dẫn hs chọn bố cục, cách phác nét
-Theo dõi và trợ giúp những học sinh còn yếu kém
-Khi học sinh gần hoàn thành bài vẽ thì giáo viên cất tranh mẫu
HS làm bài kí họa vật mẫu
HOẠT ĐỘNG 4: đánh giá kết quả học tập
-Giáo viên giới thiệu 1 số bài vẽ đẹp trên bảng
-Bổ sung ý kiến của giáo viên
-Yêu cầu các học sinh chưa hoàn thành phải tiếp tục vẽ ở nhà để tuần sau nộp
Nhận xét, phát biểu ý kiến về bố cục, nội dung.
IV/ DẶN DÒ:
-Bài tập về nhà : sưu tầm các bức kí họa và dán vào giấy ( chú ý tên tranh, tên tác giả)
-Chuẩn bị tiết học sau: kí họa ngoài trời. Học sinh tham khảo sách giáo khoa và chọn trước đề tài cho tác phẩm của mình.
- Các em chuẩn bị dụng cụ gồm giấy A4, bút chì, bút dạ, tẩy,thước kẻ, com pa, bảng vẽ để kí họa ngoài trời.
V/KẾT THÚC:
-Giáo viên nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Vẽ theo mẫu. Kí họa.doc