Bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thức:

 - Hiểu và nắm vững hơn đặc điểm của các kiểu khí hậu ở đới ôn hòa.

2. Về kĩ năng:

 - Phát triển kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

 - Cũng cố kĩ năng nhận biết một số rừng ở đới qua ảnh địa lí.

 - Biết vẽ và phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải ở đới ôn hòa.

 - Biết xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ở đới ôn hòa.

3. Về thái độ: Có thái độ tích cực tham gia học tập

 II. Các thiết bị dạy học cần thiết

 - Biểu đồ các kiểu khí hậu của đới nóng và đới ôn hòa.

 - ảnh 3 kiểu rừng ôn đới: rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.

 - Bản đồ các môi trường địa lí hoặc các nước trên thế giới.

 III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: PP thảo luận, nghiên cứu, giảng giải, so sánh,.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4592Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18. Thực hành nhận biết 
đặc điểm môi trường đới ôn hòa
	I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
	- Hiểu và nắm vững hơn đặc điểm của các kiểu khí hậu ở đới ôn hòa.
2. Về kĩ năng:
	- Phát triển kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
	- Cũng cố kĩ năng nhận biết một số rừng ở đới qua ảnh địa lí.
	- Biết vẽ và phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải ở đới ôn hòa.
	- Biết xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên ở đới ôn hòa.
3. Về thái độ: Có thái độ tích cực tham gia học tập
	II. Các thiết bị dạy học cần thiết
	- Biểu đồ các kiểu khí hậu của đới nóng và đới ôn hòa.
	- ảnh 3 kiểu rừng ôn đới: rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.
	- Bản đồ các môi trường địa lí hoặc các nước trên thế giới.	
	III. phương pháp dạy học: PP thảo luận, nghiên cứu, giảng giải, so sánh,...
	IV. Tiến trình dạy học
 1. ổn định tổ chức: sỉ số, vắng, vệ sinh lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5phút)
 Câu hỏi: Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm nước, không khí ở đới ôn hòa và biện pháp giải quyết?
3. Bài mới (33 phút)
	GV yêu cầu HS dựa vào hình 13.1 đọc tên các kiểu môi trường ở đới ôn hòa nêu đặc điểm của từng kiểu môi trường về khí hậu. Sau đó nêu nhiệm vụ bài thực hành.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Phương án 1
HĐ 1: Cả lớp/cá nhân
Bước 1:
Quan sát 3 biểu đồ (A,B,C) trang 59 SGK địa cho biết: về cách vẽ, các biểu đồ này có gì khác biểu đồ đã học?
Bước 2:
GV yêu cầu HS nhắc lại công việc cần làm khi phân tích 1 biểu đồ khí hậu.
Gợi ý:
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ cao nhất bao nhiêu 00 ? Tháng?
+ Nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu 00 ? Tháng?
+ Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất (biên độ nhiệt).
- Chế độ mưa:
+ Mưa nhiều hay ít.
+ Lượng mưa cao nhất bao nhiêu mm? Tháng?
+ Lượng mưa thấp nhất bao nhiêu mm? Tháng?
+ Mưa tập trung vào mùa nào?
Kết luận: Biểu đồ khí hậu đó thuộc kiểu khí hậu nào trên Trái Đất?
Bước 3: HS làm bài tập vào vở.
Bước 4: GV gọi từng HS trình bày kết quả, HS khác bổ sung, kết luận.
- HS xếp các biểu đồ vào vị trí (tương đối) của chúng trên bản đồ thế giới treo tường
HĐ 2: Cả lớp/cặp
Bước 1:
GV yêu cầu HS nhắc lại: Môi trường đới ôn hòa có những kiểu rừng gì? Đặc điểm khí hậu ứng với từng kiểu rừng đó?
Bước 2:
HS làm bài vào vở.
Gợi ý: Cây phong đỏ là biểu tượng của đất nước Canađa có in trên quốc kỳ của nước này: Lá phong trên nền tuyết trắng.
Cây phong là cây lá rộng.
Bước 3: HS trình bày kết quả, HS khác bổ sung góp ý kiến- kết luận.
Bước 4: Liên hệ kết quả bài 1 xem có kiểu rừng nào tương ứng với biểu đồ nhiệt mưa (A,B,C) không?
- HS xếp các ảnh vào vị trí của các quốc gia trên bản đồ thế giới.
HĐ 3: Cá nhân/cặp
Bước 1: GV hướng dẫn HS về biểu đồ thể hiện ở dạng đường hay hình cột.
Bước 2: HS vẽ biểu đồ.
Bước 3: Giải thích nguyên nhân của sự gia tăng.
Phương án 2:
Cá nhân hoặc cặp HS làm các bài tập của bài 18-Tập bản đồ bài tập và bài thực hành, sau đó trình bày kết quả theo từng bài tập và đánh giá kết quả bài thực hành.
Gợi ý: GV đánh giá bài thực hành trước lớp hoặc HS chấm bài của nhau.
Bài 1
 Biểu đồ:
- A: Khí hậu đới ôn lục địa vùng gàn cực.
- B: Khí hậu Địa Trung Hải
- C: Khí hậu ôn đới hải dương
Bài 2:
- Rừng của Thụy Điển vào mùa xuân: rừng lá kim.
- Rừng của Pháp vào mùa hạ: rừng lá rộng.
- Rừng của Canađa vào mùa thu: rừng hỗn giao (phong và thông)
IV. Hoạt động nối tiếp
	HS làm bài tập của bài 18- câu hỏi va bài tập Địa lí 7.
Rút kinh nghiệm: Chấm vở học sinh nhiều hơn nữa

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Thực hành - Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa.doc