Bài 18, Tiết 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch vệ sinh hệ tuần hoàn - Nguyễn Phi Sang

i. mục tiêu:

1. kiến thức

- trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch

-

- chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.

2. kĩ năng

giáo dục cho hs các kĩ năng sau:

- kĩ năng ra quyết định

- kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực , tìm kiếm và xử lí thông tin.

- rèn kĩ năng phân tích, phân tích

3. thái độ

- có ý thức vệ sinh tim mạch

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3390Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 18, Tiết 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch vệ sinh hệ tuần hoàn - Nguyễn Phi Sang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18:VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH 
VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
Bài 18 Tiết: 18
Tuần dạy:9
MỤC TIÊU:
Kiến thức
Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch 
Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
Kĩ năng
Giáo dục cho HS các kĩ năng sau:
- Kĩ năng ra quyết định 
- Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực , tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Rèn kĩ năng phân tích, phân tích
Thái độ
Có ý thức vệ sinh tim mạch
TRỌNG TÂM
- Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
CHUẨN BỊ: 
Giáo viên +Tranh : Vai trò của các van và cơ bắp quanh thành mạch
 Đồ thị sự biến đổi huyết áp 
Học sinh: +Kiến thức cũ cần ôn : Tim và mạch máu, tuần hoàn máu
TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo của các loại mạch máu ?
Câu 2: Chu kỳ hoạt động của tim ? 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Vào bài
GV: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch diễn ra như thế nào? Có phải vận tốc máu trong 3 loại mạch đều giống nhau không? Làm thế nào để có một trái tim khoẻ mạnh?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển máu qua hệ mạch
Mục tiêu: Hs trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch 
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I/58 (chú ý các chữ nghiêng )
Máu vận chuyển được trong hệ mạch nhờ đâu?
Huyết áp là gì?
HS nghiên cứu thông tin mục I/58 trả lời câu hỏi
GV bổ sung:Khi tâm thất co có huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu
GV treo tranh đồ thị sự biến đổi huyết áp hướng dẫn hS quan sát(trên sơ đồ có hai đoạn xanh là máu vận chuyển ở tĩnh mạch và hồng là máu ở động mạch, chú ý huyết áp ở hai đoạn của hai màu ) 
Hãy chỉ ra sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch?
HS:Cao nhất là ở động mạch chủ, giảm dần ở mao mạch sau đó tăng dần trong tĩnh mạch
Khi đo huyết áp bác sĩ ghi :HA: 130 /90 có nghĩa gì?
HS: HA tối đa 130 mm/Hg
 HA tối thiểu 90 mm /Hg
GV treo tranh vai trò của các van tim và cơ bắp hướng dẫn HS quan sát (chú ý mũi tên màu vàng chỉ sự hoạt động của cơ bắp, mũi tên màu đen chỉ chiều vận chuyển của máu)
GV yêu cầu HS chia nhóm thảo luận trả lời hai câu hỏi(thời gian 4 phút)
Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu?
Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các động tác chủ yếu nào?
HS quan sát tranh vai trò của các van tim và cơ bắp, nghiên cứu thông tin mục I/58, chia nhóm thảo luận trả lời hai câu hỏi
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét bổ sung
GV chốt lại kiến thức đúng
Hoạt động 3:Tìm hiểu vệ sinh tim mạch
Mục tiêu: Hs nêu được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II.1/59 
Những tác nhân nào gây hại cho tim mạch?
HS nghiên cứu thông tin mục II.1/59 SGK trả lời câu hỏi
GV chốt lại kiến thức đúng
GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng khả năng làm việc của tim /59 SGK
So sánh nhịp tim, lượng máu lưu thông của người bình thường và vận động viên?
HS:Tim của vận động viên đập chậm hơn người bình thường, lượng máu lưu thông của vận động viên cao hơn người bình thường
Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì?
HS:Tim của vận động viên đập chậm hơn người bình thường mà vẫn cung cấp đủ ôxi cho cơ thể vì mỗi lần tim đập được bơm đi nhiều máu hơn hay nói cách khác; hiệu suất làm việc của tim ở vận động viên cao hơn cao người bình thường
Biện pháp tránh các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch?
HS trả lời câu hỏi
GV chốt lại kiến thức đúng
I. Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
Máu vận chuyển qua hệ mạch là nhờ sức đẩy của tim khi tim co bóp tạo nên một áp lực trong mạch máu đồng thời tạo nên vận tốc máu
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch 
Ở động mạch vận tốc máu lớn nhờ sự co dãn của thành mạch
Ở tĩnh mạch máu vận chuyển nhờ:
Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch
Sức hút của lồng ngực khi hít vào
Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
Van một chiều (trong các tĩnh mạch ở phần dưới cơ thể về tim
II.Vệ sinh tim mạch
Cấn bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
Khuyết tật, sơ cứng mạch máu, hở hay hẹp van tim
Bệnh truyền nhiễm: cúm, thương hàn
Mất máu, mất sức quá nhiều, quá hồi hộp lo sợ
Sử dụng chất kích thích
Tăng huyết áp
Thức ăn có nhiều mỡ động vật
Luyện tập thể thao quá sức
 2.Rèn luyện tim mạch
Rèn luyện thể dục, thể thao
Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý
Tập dưỡng sinh, khí công. Xoa bóp
Không thức khuya, hút thuốc và sử dụng chất kích thích khác
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu và như thế nào?
 Đáp án +Máu tuần hoàn liên tục nhờ sức đẩy và sức hút của tim
 +Tính đàn hồi của thành mạh
 + Sức co bóp của các bắp cơ 
 +Van một chiều 
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
* Đối với bài học ở tiết học này:
Trả lời 4 câu hỏi SGK /60 
Tập luyện tim mạch để có một trái tim khoẻ mạnh, hoạt động của hệ mạch 
* Đối với bài học ở tiết học tiết sau: 
Chuẩn bị thực hành tiết học 20. Mỗi tổ chuẩn bị dụng cụ như sau
 +Băng 1 cuộn, gạc 2 miếng, bông 1 cuộn nhỏ
 +Một dây vải, một miếng vải mềm ( 10* 30 cm)
RÚT KINH NGHIỆM: 
V. RÚT KINH NGHIỆM:
* Néi dung :	
* Ph­¬ng ph¸p:	
* Sư dơng §DDH, thiÕt bÞ d¹y häc :	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn - Nguyễn Phi Sang - Trường THCS Bưng Bàng.doc