Bài 18, Tiết 19: Trai sông - Nguyễn Phi Sang

- hs nêu được khái niệm ngành thân mềm. trình bày được các đặc điểm đặc trưng của ngành.

 - hs mô tả được các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí của đại diện ngành thân mềm (trai sông). trình bày được tập tính của thân mềm.

- hs nêu được tính đa dạng của thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như ốc sên, hến, vẹm, hầu, ốc nhồi,.

- hs nêu được các vai trò cơ bản của thân mềm đối với con người.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 18, Tiết 19: Trai sông - Nguyễn Phi Sang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18 Tiết 19 CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM.
Tuần dạy :10
BÀI 18: TRAI SÔNG
I > MỤC TIÊU CHƯƠNG IV:
1 > Kiến thức :
- HS nêu được khái niệm ngành Thân mềm. Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của ngành.
 - HS mô tả được các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí của đại diện ngành Thân mềm (trai sông). Trình bày được tập tính của Thân mềm.
- HS nêu được tính đa dạng của Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như ốc sên, hến, vẹm, hầu, ốc nhồi,...
- HS nêu được các vai trò cơ bản của Thân mềm đối với con người.
2 > Kĩ năng :
- Quan sát các bộ phận của cơ thể bằng mắt thường hoặc kính lúp.
- Quan sát mẫu ngâm
I > MỤC TIÊU
1 > Kiến thức :
HS mô tả được các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí của đại diện ngành Thân mềm (trai sông). Trình bày được tập tính của Thân mềm.
2 > Kĩ năng :
 - Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm.
3 > Thái độ :
 - Giáo dục lòng yêu thích thiên nhiên.
II > CHUẨN BỊ
GV :Bảng kiến thức.
HS :Xem bài trước 
III > TRỌNG TÂM
- Cấu tạo , đặc điểm sinh lí của Trai Sông
IV > TIẾN TRÌNH
1 > Ổn định tổ chức và kiểm diện: Ts : Vắng CP: Vắng KP: 
2 > Kiểm tra miệng :
Gv phát bài kiểm tra 1 tiết.
3 > Bài mới :
GTB : 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Vào bài
GV: Thân mềm là nhóm động vật có lối sống ít hoạt động . Trai sông là đại diện điển hình cho lối sống đó ớ thân mềm
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo , hình dạng vỏ trai và cơ thể trai.
* Mục tiêu: HS mô tả được chi tiết cấu tạo ngoài và trong của trai sông
Gv yêu cầu Hs đọc thông tin và quan sát hình 18.1 và 18.2 SGK.
Gv: Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo của vỏ trai?
Hs trả lới Hs khác nhận xét bổ sung.
Gv nhận xét và hoàn thiện kiến thức 
Gv cho Hs đọc thông tin và hướng dẫn dẫn Hs quan sát hình 18.3 SGK.
Gv yêu cầu Hs thảo luận 2 câu hỏi ở mục Đ SGK / 63 trong 5 phút.
Đại diện nhomù trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung.
Gv nhận xét và hoàn thiện kiến thức 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách di chuyển và dinh dưỡng ở Trai
* Mục tiêu:HS nêu được cách di chuyển và dinh dưỡng ở Trai 
Gv yêu cầu Hs đọc thông tin và quan sát hình 18.4 SGK.
Gv: Giải thích cơ chế giúp trai di chuyển được trong bùn theo chiều mũi tên?
Hs trả lới Hs khác nhận xét bổ sung.
Gv nhận xét và hoàn thiện kiến thức 
Gv yêu cầu Hs quan sát lại hình 18.3 và 18.4 SGK.Gv yêu cầu Hs trả lời 2 câu hỏi ở mục Đ SGK.
Hs trả lới Hs khác nhận xét bổ sung.
Gv nhận xét và hoàn thiện kiến thức 
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự sinh sản và phát triển ở Trai.
* Mục tiêu: HS nêu được sự sinh sảnvà tập tính của Trai sông.
Gv yêu cầu Hs đọc thông tin SGK
Gv yêu cầu Hs thảo luận 2 câu hỏi ở mục Đ SGK.
Đại diện nhomù trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung.
Gv nhận xét và hoàn thiện kiến thức 
 I. Hình dạng , cấu tạo.
1. Vỏ trai.
 - Vỏ trai gồm 2 mảnh nối với nhau bằng day chằng.
- Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và xà cừ óng ánh ở trong cùng.
2. Cơ thể trai.
 - Dưới vỏ là áo traiTie61p đến là 2 tấm mang ở mỗi bên.
- Ở trung tâm cơ thể phía trong là thân trai phái ngoài là chân trai.
II. Di chuyển.
 Trai thò chân và vươn dìa trong bùn về hướng muốn đi tới .Sau đó trai co chân đồng thời với việc khép vỏ trai lại tạo ra lực nay làm trai tiến về phái trước .
 III. Dinh dưỡng
- Dinh dưỡng thụ động bằng cách cho nước đi qua ống hút đem thức ăn đến miệng trai và oxi đến mang.
IV. Sinh sản.
- Cơ thể trai phân tính.
- Thụ tinh trong.
- Đẻ trứng , trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
 4 > Câu hỏi, bài tập củng cố :
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Trai xếp vào ngành thân mềm vì thân mềm không phân đốt.
B. Cơ thể trai gồm 3 phần: Đầu ,thân và chân trai.
C. Trai di chuyển nhờ chân rìu.
D. Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào 
E.Cơ thể trai có đối xứng 2 bên.
5 > Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài theo kết luận SGK.
- Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK/64
- Đọc mục: Em có biết?
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Xem trước bài 19.
- Sưu tầm hình ảnh các loại thân mềm khác.
V > RÚT KINH NGHIỆM
* Ưu điểm :	
* Tồn tại :	
* Hướng khắc phục :	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Trai sông - Nguyễn Phi Sang - Trường THCS Bưng Bàng.doc