Bài 18: Vật liệu cơ khí - Thái Lê Huy Hoàng

I.Mục tiêu bài giảng :

 Về kiến thức:

- Sau khi học song học sinh biết phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến

- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

Về kĩ năng:

- Biết lựa chọn và sử dụng vật liệu cơ khí một cách hợp lí và hiệu quả.

Về thái độ:

- Có lòng ham thích tìm hiểu về ngành cơ khí.

II.Trọng tâm:

1. Nội dung:

Tính chất cơ bản, đặc điểm và ứng dụng của vật liệu cơ khí.

 2. Những chuẩn bị cần thiết:

- SGK, SGV Công nghệ 8.

- Các mẫu vật liệu cơ khí.

- Phiếu học tập

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 18: Vật liệu cơ khí - Thái Lê Huy Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 8
Người soạn: Thái Lê Huy Hoàng
Số tiết dạy: 1
Bài 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I.Mục tiêu bài giảng : 
 Về kiến thức:
- Sau khi học song học sinh biết phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến
- Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
Về kĩ năng:
- Biết lựa chọn và sử dụng vật liệu cơ khí một cách hợp lí và hiệu quả.
Về thái độ:
- Có lòng ham thích tìm hiểu về ngành cơ khí.	 
II.Trọng tâm:
1. Nội dung:
Tính chất cơ bản, đặc điểm và ứng dụng của vật liệu cơ khí.
 2. Những chuẩn bị cần thiết:
- SGK, SGV Công nghệ 8.
- Các mẫu vật liệu cơ khí.
- Phiếu học tập
III.Các bước lên lớp :
1.Ổn định lớp
- Ổn định lớp.
	- Kiểm tra sỉ số.
2.Kiểm tra bài cũ:	
+ Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và trong đời sống?.
+ Kể tên một số sản phẩm cơ khí mà em biết?.
3. Bài mới:
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề
Bài 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Ở tiết trước chúng ta đã biết được mọi sản phẩm cơ khí đều được tạo ra từ những vật liệu cơ khí ban đầu. Như vậy vật liệu cơ khí là cơ sở vật chất ban đầu để tạo nên sn3 phẩm cơ khí. Để hiểu rõ hơn hơn về vật liệu cơ khí, từ đó mà lựa chọn, sử dụng vật liệu cơ khí một cách hợp lí. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 18 
- HS ghi bài mới 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến.
I. Các vật liệu cơ khí phổ biến.
- Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo, tính chất. thí vật liệu cơ khí được chia thành hai nhóm: Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại
1.Vật liệu kim loại.
a.Kim loại đen.
- Nếu tỷ lệ các bon trong vật liệu ≤2,14% thì gọi là thép và > 2,14% là gang. Tỷ lệ các bon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn.
- Gang được phân làm 3 loại: Gang xám, gang trắng và gang dẻo.
b. Kim loại màu.
 (Trình bày tương tự trongSGK)
2. Vật liệu phi kim loại.
( SGK) 
a. Chất dẻo
Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ cao phân tử, dầu mỏ, than đá, khí đốtChất dẻo được chia làm hai loại:
+ Chất dẻo nhiệt.
+ Chất dẻo nhiệt rắn.
b. Cao su.
- GV: Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo, tính chất. thí vật liệu cơ khí được chia thành mấy nhóm?.
- GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ hình 18.1 và hỏi:
+ Em hãy kể tên những đồ vật, dụng cụ nào làm bằng kim loại trong đời sống mà em biết?.
+ Từ quan sát hình ảnh về chiếc xe đạp, em hãy chỉ ra những bộ phần nào được làm bằng kim loại?.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm (4 nhóm: 2 nhóm nghiên cứu về kim loại đen và 2 nhóm nghiên cứu về kim loại màu) để trả lởi hai câu hỏi:
+ Cấu tạo, tính chất và phân loại của kim loại đen?.
+ Cấu tạo, tính chất và phân loại của kim loại màu?.
- GV: yêu cầu các nhóm báo cáo, các nhóm cón lại nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV: Em hãy cho biết những sản phẩm cơ khí được chế tạo từ kim loại đen và kim loại màu mà em thấy?. 
- GV nhận xét và đưa ra thêm nhiều ví dụ cho học sinh hiểu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo, nhận xét. GV tổng kết.
- GV: Cho HS tìm hiểu SGK từ đó so sánh ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng giữa vật liệu kim loại và vật liệu phi kim?.
- GV nhận xét.
- GV: Cho biết chất dẻo là gì? Và chất dẻo được chia làm mấy loại, đặc điểm từng loại chất dẻo đó?.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành vào phiếu học tập.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo, nhận xét. GV tổng kết
- GV: Cho biết cao su là vật liệu như thế nào và được chia làm mấy loại?.
- GV: Em hãy kể tên các sản phẩm cách điện bằng cao su.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời (2 nhóm: Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại).
- HS trả lời.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS ghi nhận.
- HS phân thành 4 nhóm tiến hành thảo luận theo sư hướng dẫn của GV.
- Các nhóm HS trả lời, hoàn thành báo cáo.
- HS lắng nghe và ghi nhận.
- HS trả lời, HS khác bổ sung
- HS ghi nhận.
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Các nhóm HS báo cáo, nhận xét.
- Các HS lần lượt trả lời từng yêu cầu mà GV đưa ra.
- HS ghi nhận
- HS trả lời.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Các nhóm HS báo cáo, nhận xét.
- HS trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
- GV: Vật liệu cơ khí có những tính chất nào?.
- GV: Em hãy lấy VD về tính chất cơ học.
- GV: Em có nhận xét gì về tính dẫn điện, dẫn nhiệt của thép, đồng nhôm?
- GV: Em hãy lấy ví dụ về tính chất hoá học
- GV: nhận xét
- GV: Em hãy so sánh tính rèn của thép và tình rèn của nhôm?
- GV: nhận xét, kết luận.
- HS trả lời.
- HS: Lấy VD
- HS: Trả lời
- HS: Lấy VD 
- HS trả lời.
- HS ghi nhận.
4. Củng cố bài:
- Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Em hãy quan sát chiếc xe đạp, hãy chỉ ra những chi tiết ( hay bộ phận ) của xe đạp được làm từ thép, chất dẻo, cao su, các vật liệu khác 
- Hỏi lại những nội dung trọng tâm của bài.
5. Giao việc - Nhận xét tiết dạy:
- Trả lời các câu hỏi trong SGK, làm các bài tập trong vỡ bài tập.	
- Đọc và xem trước bài 19 SGK chuẩn bị vật liệu nhựa, kim loại để giờ sau thực hành
- Nhận xét - đánh giá tiết dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Vật liệu cơ khí - Lê Thái Huy Hoàng.doc