Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì

 Bài 2

SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

I ) Mục tiêu bài học

1) Kiến thức:

- Giúp HS hiểu được khái niệm ,những biểu hiện của siêng năng, kiên trì ,hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì; phân biệt được siêng năng với lười biếng.kiên trì với nản lòng chóng chán

; phân biệt được siêng năng với lười biếng.kiên trì với nản lòng chóng chán

2) Thái độ :

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập,lao động và trong các hoạt động khác.

- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì,không đồng tình với biểu hiện của sự lười biếng hay nản lòng.

3) Kỹ năng :

- Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập,lao động để trở thành người HS tốt.

-Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập lao động

- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập lao động,và các hoạt động sống hàng ngày

+ các kỹ năng sống cơ bản:xác định giá trị,tư duy phê phán,đánh giá hành vi

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1432Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 - Tiết 2
Ngày soạn:12/08/2013
 Bài 2 
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ 
I ) Mục tiêu bài học	
1) Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu được khái niệm ,những biểu hiện của siêng năng, kiên trì ,hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì; phân biệt được siêng năng với lười biếng.kiên trì với nản lòng chóng chán
; phân biệt được siêng năng với lười biếng.kiên trì với nản lòng chóng chán
2) Thái độ : 
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập,lao động và trong các hoạt động khác.
- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì,không đồng tình với biểu hiện của sự lười biếng hay nản lòng.
3) Kỹ năng :
- Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập,lao động để trở thành người HS tốt.
-Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập lao động
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập lao động,và các hoạt động sống hàng ngày
+ các kỹ năng sống cơ bản:xác định giá trị,tư duy phê phán,đánh giá hành vi
II ) Chuẩn bị:
1) GV:- SGK và SGV GDCD 6. Bộ tranh GDCD 6, truyện kể về các danh nhân.
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. ...
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì
2) HS :Sách GDCD , vở ghi chép, Vở bài tập
III ) Tiến trình bài dạy
1/Ổn định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi:- Muốn chăm sóc, rèn luyện thân thể chúng ta phải làm gì?
 - Bản thân em đã làm gì để tự chăm sóc rèn luyện thân thể?
Đáp
* Cách chăm sóc:
- Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khoẻ ngày càng tốt hơn. Phải tích cực phòng – chữa bệnh.
*Hs tự liên hệ
3/Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện: Bác Hồ tự học ngoại ngữ
- Gọi 1 HS đọc diễn cảm truyện
? Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào?
* Khi làm phụ bếp trên tàu: 
+ Phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối, nhưng Bác vẫn cố tự học thêm 2 giờ
+ Gặp những từ không hiểu: Bác nhờ thuỷ thủ người Pháp giảng lại
+ Mỗi ngày viết 10 từ vào cánh tay để vừa làm việc vừa nhẩm học.
* Khi làm việc ở Luân Đôn
+ Buổi sáng sớm và buổi chiều:Tự học ở vườn hoa
+ Ngày nghỉ: Đến học Tiếng Anh với một giáó sư người Ý.
* Khi đã tuổi cao: Gặp từ không hiểu Bác tra từ điển hoặc nhờ người thạo tiếng nước đó giải thích và ghi lại vào sổ tay để nhớ
? Trong quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?
+ Bác không được học ở trường.
+ Bác học trong hòan cảnh LĐ vất vả.
* Bác vượt lên hoàn cảnh bằng cách: không nản chí, kiên trì học tập.
? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
-> Cách học của Bác thể hiện đức tính Siêng năng, kiên trì.
- Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
* Kết luận: Qua câu chuyện trên, các em thấy: Muốn HT, làm việc có hiệu quả tốt, cần phải tranh thủ thời gian, say sưa, kiên trì làm việc, HT, không ngại khó, không nản chí.
1/ TruyÖn ®äc
Bác Hồ tự học ngoại ngữ
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm: Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì và những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì trong cuộc sống.
? Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì và những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì trong cuộc sống.
- Chia lớp làm 6 nhóm.
+ Nhóm 1-3: Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
+ Nhóm 4-6: Những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì trong cuộc sống..
* Biểu hiện: 
+ Cần cù, tự giác làm việc
+ Miệt mài làm việc, thường xuyên, đều đặn.
+ Luôn tìm việc để làm.
+ Tận dụng thời gian để làm việc.
+ Cố gắng làm việc đều đặn
* Trái với siêng năng, kiên trì:
+ Lười biếng, làm đâu bỏ đấy
+ Làm qua loa cho xong việc.
+ Làm cầm chừng, trốn việc.
+ Chọn việc dễ để làm.
+ Đùn đẩy việc cho người khác
- Chốt lại ý kiến đúng.
* Những biểu hiện trái với SNTK
- Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả
- Ngại khó, ngại khổ, mau chán nản
HĐ3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học
? Từ sự tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?
- yêu cầu Hs nhắc lại quan niệm về siêng năng của Bác Hồ.
-> Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
? Siêng năng,kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
? Nêu ví dụ về sự thành đạt của:
+ HS giỏi trường ta?
+ Người làm giàu bằng sức lao động của chính mình?
? Nêu việc làm thể hiện sự Siêng năng, kiên trì của bản thân và kết quả của công việc đó?
-> Kể và liên hệ bản thân
Gv: Nêu việc làm thể hiện sự lười biếng,chống chán của bản thân và hậu quả của công việc đó?.
-> Kể và liên hệ bản thân
? Theo em cần làm gì để trở thành người Siêng năng,kiên trì?
- Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể:
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..
+ Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.
+ Trong các hoạt động khác: ( kiên trì luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường...)
2/ Nội dung bài học
a/ Khái niệm:
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
b/ Ý nghĩa: Siêng năng,kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
HĐ 4 Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Em hãy kể về 1 tấm gương siêng năng, kiên trì ở trường, lớp
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về SN,KT?
3/Bài tập
Bài 1: Tự liên hệ
 Bài 2: -Siêng làm thì có
 - Miệng nói tay làm.
4/củng cố,dặn dò
a/ củng cố
- Cho HS nhắc lại nội dung bài.
* Câu tục ngữ, thành ngữ nào nói về Siêng năng,kiên trì?
* Giải thích các câu tục ngữ( cho HS chơi trò chơi)
b/ Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc bài, Làm bài tập (SGK trang 6)
- Chuẩn bị bài mới:Tiết kiệm
+ Đọc truyện đọc,trả lời câu hỏi phần gợi ý.
+ Tìm khái niệm Tiết kiệm,biểu hiện,ý nghĩa.
+ Xem trước bài tập.
+ Tìm các câu ca dao tục ngữ,tấm gương tiết kiệm.
IV>Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct 2.doc