Bài 20: Lớp vỏ Trái Đất. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thức:

- Biết được cấu trúc của lớp vỏ địa lí.

- Trình bày được khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí; nguyên nhân, các biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật này.

- Biết phân tích để thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí.

2. Về kỹ năng:

- Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên.

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra được những ví dụ về hiện tượng nhằm minh họa quy luật.

3. Về thái độ, hành vi:

HS có ý thức và hành động hợp lí bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật của nó.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 12886Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 20: Lớp vỏ Trái Đất. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ.
Bài 20:
LỚP VỎ TRÁI ĐẤT. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN HCINHR CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết được cấu trúc của lớp vỏ địa lí.
- Trình bày được khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí; nguyên nhân, các biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật này.
- Biết phân tích để thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí.
2. Về kỹ năng:	
- Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra được những ví dụ về hiện tượng nhằm minh họa quy luật.
3. Về thái độ, hành vi:
HS có ý thức và hành động hợp lí bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật của nó.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Sơ đồ, hình vẽ SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Đàm thoại.
- Đặt vấn đề.
- Diễn giảng.
- Hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ: (10 phút)
 1/ Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và đất theo vĩ độ và độ cao.
 2/ Em hãy lấy ví dụ để chứng minh rằng mỗi đới khí hậu thường có một số kiểu thảm thực vật và đất đặc trưng.
3. Dạy bài mới:
* Mở bài:
Lớp vỏ địa lí (còn gọi là lớp vỏ cảnh quan) là gì? Tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí diễn ra như thế nào và có vai trò quan trọng ra sao? Các câu hỏi trên sẽ được giải đáp qua bài học hôm nay.
Thời lượng
Nội dung chính
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10 phút
20 phút
I. Lớp vỏ địa lí:
- Là lớp bề mặt của Trái Đất mà ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các quyển.
- Dày khoảng 30 – 35 km.
- Các hiện tượng và quá trình xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối.
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí:
1. Khái niệm:
- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
- Nguyên nhân: 
Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực.
2. Biểu hiện của quy luật:
- Chỉ cần một thành phần thay đổi sẽ kéo theo các thành phần khác thay đổi theo.
3. Ý nghĩa thực tiễn:
- Cần phải nghiên cứu kĩ càng, toàn diện điều kiện địa lí của bất cứ lãnh thổ nào khi đưa chúng vào sử dụng
Hoạt động 1: 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về lớp vỏ địa lí.
- GV: Lớp vỏ địa lí còn được gọi là lớp vỏ cảnh quan. 
CH: Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết lớp vỏ địa lí là gì ?
- GV chuẩn kiến thức.
(Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của trái Đất, ở đó có các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, thạch quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.)
- GV nhấn mạnh và giải thích ý ‘xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các quyển trong lớp vỏ địa lí’:
Ví dụ:
+ Nước, khí và chất khoáng thường xâm nhập vào cơ thể sinh vật thông qua quá trình dinh dưỡng và quang hợp.
+ Thực vật lại thường xuyên trả các chất đó vào môi trường qua sự bốc hơi, hô hấp và phân hủy xác của chúng. 
CH: Em hãy cho biết chiều dày của lớp vỏ địa lí.
- GV chuẩn kiến thức.
( Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 30 – 35 km, tính từ giới hạn dưới của tầng ô dôn đến:
+ Đáy vực thẳm địa dương (ở đại dương).
+ Mặt dưới của lớp đất và lớp vỏ phong hóa (ở lục địa))
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
CH: Em hiểu quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là gì ?
- GV chuẩn kiến thức.
CH: Nguyên nhân nào tạo ra quy luật này?
- GV chuẩn kiến thức.
 (+ Mọi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động của nội lực và ngoại lực.
+ Chúng luôn tồn tại trong sự tác động qua lại mật thiết với nhau, xâm nhập vào nhau, tao đổi vật chất và năng lượng với nhau để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.)
CH: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí được thể hiện như thế nào ?
- GV chuẩn kiến thức.
(+ Các thành phần tự nhiên không tồn tại độc lập mà có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.)
- GV chia lớp làm 6 nhóm và yêu cầu các nhóm xác định trong mỗi ví dụ SGK trang 75 đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả.
+ Nhóm 1, 2: Ví dụ 1.
+ Nhóm 3, 4: Ví dụ 2.
+ Nhóm 5, 6: Ví dụ 3.
- Đại diện nhóm 1, 3, 5 trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung (nếu có).
- GV chuẩn kiến thức.
(+ Ví dụ 1:
 Lượng nước mưa tăng lên vào mùa lũ > Sự thay đổi lượng nước của sông ngòi (kết quả 1), lượng phù sa, tốc độ dòng chảy, mức độ xói lở đều bị biến đổi theo hướng tăng cường (kết quả 2). 
+ Ví dụ 2:
Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt (nguyên nhân) > thay đổi chế độ dòng chảy (kết quả 1), tăng khả năng xói mòn (kết quả 2), giúp thực vật phát triển mạnh (kết quả 3), quá trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn (kết quả 4)...
+ Ví dụ 3:	
Thảm thực vật rừng bị phá hủy (nguyên nhân) > Khí hậu bị biến đổi (kết quả 1), đất bị xói mòn (kết quả 2) > Đất bị biến đổi (kết quả 3).
=> Việc xem xét biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí thực chất là xem xét mối quan hệ nhân quả, nhưng ở đây là mối quan hệ nhân quả hết sức phức tạp (một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau))
CH: Qua việc phân tích các ví dụ trên, em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí ?
- GV chuẩn kiến thức.
(Các thành phần tự nhiên không tồn tại độc lập mà có sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau)
CH: Nhận thức được quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí có ý nghĩa như thế nào ?
- GV chuẩn kiến thức.
(Việc nhận thức được quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí giúp chúng ta thấy được sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng, toàn diện điều kiện địa lí của bất cứ lãnh thổ nào khi đưa chúng vào sử dụng.)
- GV nhấn mạnh:
Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động can thiệp vào các mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên, có thể tạo ra phản ứng dây chuyền là làm biến đổi toàn bộ môi trường tự nhiên và có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.)
CH: Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây những hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên ?
- GV chuẩn kiến thức.
(+ Lớp phủ thực vật rừng sẽ bị mất đi, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
+ Rừng đầu nguồn có tác dụng đều hòa dòng chảy của sông ngòi, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét > Khi rừng đầu nguồn bị mất đi sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
+ Đời sống và sản xuất của người dân các khu vực này sẽ gặp nhiều khó khăn...)
- GV kết luận:
Do vậy, trước khi tiến hành các hoạt động, con người cần:
+ Có sư nghiên cứu kĩ lưỡng, toàn diện môi trường tự nhiên của bất cứ lãnh thổ nào.
+ Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào để có những kế hoạch khai khai thác phù hợp.)
Hoạt động 1: 
Cả lớp
- Dựa vào nội dung SGK nêu khái niệm lớp vỏ địa lí.
- Trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: 
Cá nhân, nhóm.
- Trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm 1, 3, 5 trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung (nếu có).
.
Hoạt động 2: 
Cả lớp, cặp đôi.
- Rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí.
- Trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ và trả lời.
4. Kiểm tra đánh giá: (5 phút)
 1/ Nêu khái niệm vỏ địa lí (vỏ cảnh quan).
 2/ Hãy trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
 3/ Nêu một số ví dụ về các hoạt động của con người có ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên. Để tránh những hậu quả xấu đó cần có những biện pháp gì ? 
5. Hoạt động nối tiếp: 
 GV dặn dò HS về nhà học bài, làm các bài tập trong giáo trình, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (2).doc