I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Giúp học sinh biết cách sắp xếp hoạ tiết trong trang trí đĩa tròn
- Biết cách lựa chọn hoạ tiết và trang trí được cái đĩa tròn
- Thêm yêu thích môn nghệ thuật trang trí
- Có thể tự trang trí cho mình một cái đĩa tròn yêu thích.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: - Một số cái đĩa có trang trí và không trang trí
- Một số bài trang trí hình tròn và đĩa tròn
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ
Học sinh: Chuẩn bị: giấy A4, thước, Compa, màu vẽ,bút chì
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp vấn đáp - Phương pháp luyện tập
Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐĨA TRỊN Tuần 22 Ngày soạn: 09/02/2008 Ngày dạy: 16/02/2008 Bài 22 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp học sinh biết cách sắp xếp hoạ tiết trong trang trí đĩa tròn - Biết cách lựa chọn hoạ tiết và trang trí được cái đĩa tròn - Thêm yêu thích môn nghệ thuật trang trí - Có thể tự trang trí cho mình một cái đĩa tròn yêu thích. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Một số cái đĩa có trang trí và không trang trí - Một số bài trang trí hình tròn và đĩa tròn - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ Học sinh: Chuẩn bị: giấy A4, thước, Compa, màu vẽ,bút chì PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp trực quan - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp luyện tập III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC - Giáo viên vào lớp – ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ - Giáo viên giới thiệu bài – ghi đề HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét Giáo viên cho học sinh quan sát một số cái đĩa với nhiều cách trang trí khác nhau Em hãy cho biết các cách trang trí đĩa tròn trên đây có giống nhau không? + Hoạ tiết, cách sắp xếp hoạ tiết, màu sắc - Học sinh trả lời Giáo viên giảng thêm và cho học sinh quan sát một số bài trang trí đường diềm để học sinh thấy được sự khác nhau giữa trang trí hình tròn và trang trí đĩa tròn. Trang trí đĩa tròn có thể áp dụng nguyên tắc sắp xếp cơ bản hoặc tự do theo ý định của người trang trí. + Khoảng trống trên đĩa nhiều hơn diện tích trang trí (trừ loại đĩa dùng để trang trí trên tường). + Màu sắc: màu sáng, nhẹ nhàng, trang nhã gây cảm giác sạch sẽ, ngon miệng. HOẠT ĐỘNG 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh các cách sắp xếp hoạ tiết để trang trí đĩa tròn. Giáo viên cho học sinh xem một vài cách lựa chọn, sắp xếp các hoạ tiết trên đĩa tròn vận dụng các hình thức sắp xếp bố cục trong trang trí + Cách 1: sắp xếp các hoạ tiết có thể là đối xứng, xen kẽ hoặc nhắc lại. + Cách 2: sắp xếp các hoạ tiết tự do cơ bản không theo một nguyên tắc nào, nhưng phải rõ trong tâm và phù hợp với hình thức đĩa. + Cách 3: vận dụng tổng hợp các nguyên tắc của trang trí cơ bản: nhắc lại, xen kẽ, đối xứng trong cùng một bài trang trí đĩa tròn. Nhưng phải rõ trọng tâm và phù hợp. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh làm bài Giáo viên quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn học sinh tìm hoạ tiết và cách sắp xếp các hoạ tiết. - Học sinh làm bài I. Quan sát và nhận xét I. Cách trang trí - Chọn hoạ tiết để vẽ trên đĩa. - Chọn cách trang trí + Cách 1: Chọn cách trang trí: đối xứng, xen kẽ nhắc lại thì nên phác các đường trục để đặt hoạ tiết sao cho cân đối. + Cách 2: Đặt hoạ tiết tự do thì phải phác chu vi các mảng định đặt hoạ tiết sao cho cân đối với tổng thể hình tròn. + Cách 3: Vận dụng linh hoạt, tổng hợp các nguyên tắc trang trí cơ bản, nhưng phải rõ trọng tâm (có mảng chính, mảng phụ). - Vẽ màu theo ý thích sao cho phù hợp với hoạ tiết trang trí. III. Thực hành Em hãy trang trí một đĩa tròn đường kính 18 cm. HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết và dặn dò * Tổng kết: Giáo viên chọn một số bài đã hoàn thành cho học sinh nhận xét về: + Hoạ tiết + Về cách sắp xếp + Về màu sắc Giáo viên nhận xét lại – xếp loại bài vẽ * Dặn dò: - Về nhà tiếp tục vẽ (nếu vẽ chưa xong) - Chuẩn bị cho bài mới (Cái ấm tích và cái bát – tiết 1 vẽ hình) * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: