Bài 23 - Tiết 29: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Trần Vũ Yên Trang

1. MỤC TIÊU: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1.1. Kiến thức: CỦA NHÔM VÀ SẮT

* HS biết:

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Nhôm tác dụng với oxi.

- Sắt tác dụng với lưu huỳnh

 * HS hiểu:

- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được:

 + Sử dụng dụng và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

 + Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệmvà viết được các PTHH.

- HS thực hiện thành thạo: Viết tường trình thí nghiệm

1.3. Thái độ:

- Thói quen: Giáo dục HS có ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và làm thí nghiệm

- Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 22997Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 23 - Tiết 29: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Trần Vũ Yên Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23 - Tiết 29
Tuần: 15 
1. MỤC TIÊU: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC 
1.1. Kiến thức:	 CỦA NHÔM VÀ SẮT
* HS biết: 
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Nhôm tác dụng với oxi.
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh
 * HS hiểu:
- Nhận biết kim loại nhôm và sắt. 
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: 
 + Sử dụng dụng và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
 + Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệmvà viết được các PTHH. 
- HS thực hiện thành thạo: Viết tường trình thí nghiệm 
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Giáo dục HS có ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và làm thí nghiệm 
- Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Phản ứng của nhôm với oxi.
- Phản ứng của sắt với lưu huỳnh.
- Nhận biết nhôm và sắt. 
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: 
- Dung dịch NaOH, FeCl3, CuSO4 , HCl, BaCl2, Na2SO4 ,H2SO4(l).
- Đinh sắt, dây nhôm, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, nam châm, đèn cồn, giá sắt.
3.2. Học sinh: Kiến thức.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra dụng cụ, hóa chất, các nhóm nhận dụng cụ, hóa chất.
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tiến hành thí nghiệm. (Thời gian: 30’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: 
* HS biết: 
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Nhôm tác dụng với oxi.
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh
 * HS hiểu:
- Nhận biết kim loại nhôm và sắt. 
- Kỹ năng: 
+ Sử dụng dụng và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
 + Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệmvà viết được các PTHH. 
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Thực hành thí nghiệm
- Phương tiện: 
- Dung dịch NaOH, FeCl3, CuSO4 , HCl, BaCl2, Na2SO4 ,H2SO4(l).
- Đinh sắt, dây nhôm, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, nam châm, đèn cồn, giá sắt.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Thí nghiệm
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn H2.10/ 55 SGK 
HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm dưới sự của GV
GV: Các em hãy nhận xét hiện tượng và viết PTHH, giải thích
HS: Nhận xét hiện tượng: Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng, nhôm cháy trong oxi tạo thành nhôm oxit Al2O3
HS: Nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai, bổ sung.
HS: Viết PTHH
GV: Yêu cầu HS xác định màu của các chất 
HS: Al màu trắng, O2 không màu, Al2O3 màu trắng.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2/ SGK
HS: Làm thí nghiệm theo hướnng dẫn của giáo viên: Lấy 1 thìa nhỏ hỗn hợp sắt và lưu huỳnh (tỉ lệ 7 : 4) về thể tích khối lượng vào ống nghiệm
Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
GV: Yêu cầu HS quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắc của sắt và lưu huỳnh, hỗn hợp Fe, S và chất tạo thành.
HS: Nêu hiện tượng thí nghiệm:
+ Bột Fe màu trắng xám (bị nam châm hút)
+ Bột lưu huỳnh màu vàng nhạt 
+ Đun hỗn hợp cháy nóng đỏ, để nguội tạo thành chất rắn màu đen (nam châm không hút)
GV: Hướng dẫn HS dùng nam châm hút hỗn hợp trước và sau phản ứng để thấy rõ về tính chất của chất tham gia và sản phẩm.
GV: Yêu cầu HS nhóm viết PTHH
HS: Viết PTHH
HS: Nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Nêu vấn đề: Có 2 lọ không nhãn đựng 2 kim loại: Al, Fe riêng biệt. 
Yêu cầu HS nêu cách nhận biết thí nghiệm trên
HS: Nêu lên cách làm thí nghiệm:
+ Lấy 1 ít bột kim loại Al, Fe vào 2 ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2.
+ Nhỏ 1 – 4 giọt dd NaOH vào từng ống nghiệm.
GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 3.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm, quan sát, giải thích, viết PTHH (Cho đối tượng là HS khá giỏi)
HS: Hiện tượng: Ống nghiệm đựng Al có phản ứng sủi bọt khí, ống nghiệm đựng Fe không phản ứng
HS: PTHH: 
2Al + 2H2O + 2NaOH ® 2NaAlO2 + 3H2
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm.
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
I. Tiến hành thí nghiệm: 
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi.
Nhôm cháy trong oxi tạo thành nhôm oxit Al2O3 (chất rắn, màu trắng)
 4Al + 3O2 2Al2O3
Trắng Không màu Trắng
2. Thí nghiệm 2:
 Tác dụng sắt với lưu huỳnh.
- Bột Fe màu trắng xám
- Bột lưu huỳnh màu vàng nhạt
- Đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, hỗn hợp cháy nóng đỏ, toả nhiệt
PTHH: Fe + S FeS 
3. Thí nghiệm 3: 
Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe đựng trong 2 lọ không dán nhãn.
- Hiện tượng:
+ Ống nghiệm 1: Có khí không màu thoát ra là kim loại Al.
+ Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng đó là kim loại Fe.
HOẠT ĐỘNG 2: Viết tường trình (Thời gian: 10’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: 
- Kĩ năng: Viết tường trình thí nghiệm 
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện: 
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tường trình
GV: Hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu
GV: Lưu ý HS: Mỗi thí nghiệm có: Hiện tượng, PTHH, hình vẽ minh họa, PTHH trạng thái.
HS: Viết bản tường trình tại lớp, nếu không đủ thời gian về nhà viết tiếp.
II. Tường trình thí nghiệm:
 Viết theo mẫu qui định.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: 
Mỗi nhóm viết PTHH minh họa thí nghiệm.
+ Thí nghiệm 1: 
 4Al + 3O2 2Al2O3
Trắng không màu trắng
+ Thí nghiệm 2:
 Fe + S FeS
 Trắng xám vàng màu đen
+ Thí nghiệm 3: 
 2Al + 2H2O + 2NaOH ® 2NaAlO2 + 3H2­
5.2. Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học tiết này:
- Vệ sinh phòng học.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Về nhà viết bảng tường trình theo mẫu
- Xem “Tính chất chung của phi kim”
+ Tính chất hóa học có bao nhiêu tính chất.
+ Mức độ hoạt động hóa học của phi kim.
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Trần Vũ Yên Trang - Trường THCS Thạnh Bình.doc