Bài 23: Vẽ trang trí Kẻ chữ in hoa nét đều

I_ Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

_ Học sinh tìm hiểu về chữ in hoa nét đều và tác dụng của chữ trong trang trí.

_ Học sinh biết những đặc điểm của chữ in hoa nét đều và vẻ đẹp của nó.

2. Kỹ năng:

_ Học sinh kẻ được 1 khẩu hiệu ngắn bằng chữ in hoa nét đều.

3. Thái độ:

_ Học sinh tích cực tham gia các hoạt động trong lớp học.

II_ Chuẩn bị

1. Tài liệu tham khảo

_ Hồng Diệp , Những mẫu chữ đẹp , NXB giáo dục , 2002.

_ Nguyễn Văn Tỵ , Bước đầu học vẽ , phần kẻ chữ , NXB văn hoá , 1967 .

_ Pham Viết Xong , Tự học vẽ , NXB giáo dục , tái bản 2002 , tr 139 -144

2. Đồ dùng dạy – học

*Giáo viên

_ Phóng to bảng mẫu chữ in hoa nét đều

_ Sưu tầm 1 số mẫu chữ in hoa nét đều ở sách , báo , tranh cổ động , .

_ Một số dòng chữ được sắp xếp đúng và chưa đúng

_ Một số con chữ kẻ sai và dòng chữ kẻ sai ( làm đối chứng)

*Học sinh

_ Giấy khổ 40 cm x 10 cm

_ Kéo . thước kẻ ( thước ê-ke , thước cong , .) , bút chì đen , giấy màu , bút màu

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6310Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 23: Vẽ trang trí Kẻ chữ in hoa nét đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lớp: Hoạ K07
	Nhóm: B2G
Ngày dạy:
Bài 23
VẼ TRANG TRÍ
KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU
I_ Mục tiêu bài học
Kiến thức:
_ Học sinh tìm hiểu về chữ in hoa nét đều và tác dụng của chữ trong trang trí.
_ Học sinh biết những đặc điểm của chữ in hoa nét đều và vẻ đẹp của nó.
Kỹ năng:
_ Học sinh kẻ được 1 khẩu hiệu ngắn bằng chữ in hoa nét đều.
Thái độ:
_ Học sinh tích cực tham gia các hoạt động trong lớp học.
II_ Chuẩn bị
Tài liệu tham khảo
_ Hồng Diệp , Những mẫu chữ đẹp , NXB giáo dục , 2002.
_ Nguyễn Văn Tỵ , Bước đầu học vẽ , phần kẻ chữ , NXB văn hoá , 1967 .
_ Pham Viết Xong , Tự học vẽ , NXB giáo dục , tái bản 2002 , tr 139 -144
Đồ dùng dạy – học
*Giáo viên
_ Phóng to bảng mẫu chữ in hoa nét đều
_ Sưu tầm 1 số mẫu chữ in hoa nét đều ở sách , báo , tranh cổ động ,..
_ Một số dòng chữ được sắp xếp đúng và chưa đúng
_ Một số con chữ kẻ sai và dòng chữ kẻ sai ( làm đối chứng)
*Học sinh
_ Giấy khổ 40 cm x 10 cm
_ Kéo . thước kẻ ( thước ê-ke , thước cong ,.) , bút chì đen , giấy màu , bút màu
Phương pháp dạy học
_ Phương pháp trực quan
_ Phương pháp vấn đáp
_ Phương pháp luyện tập
_ Phương pháp gợi mở
_ Tổ chức trò chơi 
III _ Gợi ý tiến trình dạy – học
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:( Nếu có thì trong vòng 2 , 3 phút )
_ Kiểm tra dụng cụ học tập.
_ Đánh giá, thu bài tuần trước.
Tiến trình bài dạy:
_ Giới thiệu bài.
_ Ghi tựa đề bài học.
Thời gian
Nội dung bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đồ dùng dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát nhận xét 
10 phút
I. Quan sát:
Kết luận:
+ Là chữ cái có các nét đều nhau.
+ Dáng chữ chắc khoẻ, đơn giản.
+ Có sự khác nhau về độ rộng, ví dụ: như chữ L thì hẹp, chữ M, Q thì rộng.
+ Chữ dùng để kẻ khẩu hiệu, nơi công cộng, mít tinh, họi họp
+ Để trình bày trên sách báo, tạp chí
+ Chữ là một phần nội dung trên các tờ áp phích, quảng cáo
_ Giáo viên treo bảng mẫu chữ in hoa nét đều lên bảng.
_ Giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở để giúp học sinh đi vào bài:
Nhận xét về đặc điểm của kiểu chữ mà các em thấy trên bảng ?
Kích cỡ giữa các con chữ với nhau ? ( độ rộng hẹp )
Các em thường thấy kiểu chữ này ở đâu ?
_ Có thể học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên đưa ra kết luận để học sinh hiểu rõ hơn.
_ Học sinh quan sát và nhận xét, rút ra kết luận về những đặc điểm cơ bản của bài.
A B C D E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn cách vẽ
10 phút
II. Hướng dẫn cách vẽ:
+ Trước khi sắp xếp dòng chữ, ta cần ước lượng chiều dài , chiều cao của dòng chữ để có thể sắp xếp 1 dòng , 2 dòng , 3 dòng sao cho vừa với khổ giấy và phù hợp với nội dung của dòng chữ.
+ Khi sắp xếp dòng chữ ta phải lưu ý đến độ rộng hẹp của các con chữ ( chữ M rộng hơn chữ E v.v.)
+ Ta cần chú ý sao cho khoảng cách của các con chữ và các chữ phù hợp , nhìn thuận mắt.
+ Các chữ giống nhau phải kẻ đều nhau.
+ Chữ phải có dấu.
_ Giáo viên có thể kẻ một số chữ nét thẳng và nét đều để minh chứng về chữ nét thẳng và nét cong.
_ Học sinh quan sát. 
_ Học sinh chủ động nhận xét, phát biểu ý kiến của mình đối với những cách sắp xếp chữ đúng hoặc sai và sửa chữa lại cho đúng
Khẩu hiệu: “CẤM TẤT CẢ CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỖ XE”
A B C D E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y
G Chữ phác thảo chì.
A B C D E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y
G Chữ vẽ màu.
HOẠT ĐỘNG 3: Học sinh thực hành
15 phút
III. Thực hành:
_ Bài tập.
_ Giáo viên đến từng bài nhận xét , đánh giá trên thực trạng bài vẽ của các em ,chi ra những điểm cần lưu ý :
+ Ước lượng chiều dài, chiều cao dòng chữ.
+ Vẽ phác hình dáng các con chữ và kẻ chữ.
+ Tô màu chữ sao cho dòng chữ nổi bật.
Chú ý:
_ Dùng thước ê-ke , thước cong để kẻ chữ.
_ Ngoài kẻ chữ giáo viên có thể cho học sinh cắt chữ để bài tập phong phú hơn.
_Giáo viên cho học sinh làm bài 
Học sinh làm bài cá nhân hoặc làm theo nhóm.
TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN
HỌC TẬP TỐT LAO ĐỘNG TỐT
HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá
5 phút
IV. Đánh giá:
_ Cuối tiết dạy , giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài kẻ chữ đẹp.
_ Sau đó giáo viên đánh giá lại các bài của học sinh một cách chính xác hơn.
Học sinh tự đánh giá.
_ Các bài về khẩu hiệu của học sinh theo nhóm hoặc cá nhân.
 4. Củng cố:	
_ Trò chơi sắp xếp chữ. ( 5 đến 7 phút )
 5. Dặn dò: Bài tập về nhà
_ Hoàn thành bài tập.
_ Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Vẽ trang trí - Kẻ chữ in hoa nét đều (4).doc