Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (Tiếp theo) - Tập giáo án Vật lý 6

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết được ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi.

- Biết được sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.

- Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ.

- Tiến hành thí nghiệm để kiêm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh khi giảm nhiệt độ.

II. CHUẨN BỊ:

 - Cho mỗi học sinh: hai cốc thuỷ tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1/ Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Tốc độ bay hơi của một số chất lỏng phụ thuộc các yếu tố nào?

* Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

- Sửa bài tập: 26.27.1 (câu D); 26–27.2 (câu C).

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2924Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (Tiếp theo) - Tập giáo án Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27: SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi. 
- Biết được sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.
- Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ.
- Tiến hành thí nghiệm để kiêm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh khi giảm nhiệt độ.
II. CHUẨN BỊ:
	- Cho mỗi học sinh: hai cốc thuỷ tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1/ Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Tốc độ bay hơi của một số chất lỏng phụ thuộc các yếu tố nào?
* Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Sửa bài tập: 26.27.1 (câu D); 26–27.2 (câu C).
3/ Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Để tốc độ bay hơi nhanh ta tăng nhiệt độ. Vậy quan sát hiện tượng ngưng tụ ta làm tăng hay giảm nhiệt độ?
Hoạt động 2: Trình bày dự đoán về sự ngưng tụ:
Giáo viên gợi ý để học sinh thảo luận.
- Sự bay hơi thế nào?
- Sự ngưng tụ là như thế nào?
- Em hãy dự đoán về nhiệt độ giảm thì nhiệt độ giảm thì hiện tượng gì xảy ra?
Hoạt động 3: Làm thí nghiệm kiểm tra.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. thảo luận về các câu trả lời ở nhóm. Cho học sinh theo dõi nhiệt độ của nước ở hai cốc và quan sát hiện tượng ở mặt ngoài của hai cốc nước và trả lời các câu hỏi sau:
C1: Có gì khác nhau giữa cốc thí nghiệm và cốc ở ngoài đối chứng.
C2: Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm? hiện tượng này có xảy ra với cốc đối chứng không?
C3: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm có thể là do nước trong cốc thấm ra ngoài không? Tại sao?
C4: Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm do đâu mà có.
C5: Dự đoán có đúng không?
Hoạt động 4: Vận dụng
C6: Hãy nêu ra hai thí dụ về sự ngưng tụ
C7: Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
C8: Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn?
a) Dự đoán: khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra.
b. Thí nghiệm:
Dụng cụ: hai cốc thủy tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, hai nhiệt kế.Dùng khăn lau khô mặt ngoài của hai cốc. Để nước vào tới 2/3 mỗi cốc. Một dùng làm thí nghiệm, một cốc dùng làm đối chứng. Đo nhiệt độ nước ở hai cốc. Đổ nước đá vụn vào cốc làm thí nghiệm.
C1: Nhiệt độ giữa cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
C2: Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng.
C3: Không. Vì nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu, nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài.
C4: Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.
C5: Đúng.
 2. Vận dụng:
C6: Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa. 
C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá cây.
C8: Cho học sinh trả lời.
II. Sự ngưng tụ:
 1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ: 
 a. Dự đoán:
Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi:
 Bay hơi
HƠI
LỎNG
 Ngưng tụ
b) Thí nghiệm:
c) Rút ra kết luận:
- Sự chuyển từ thể hơi ang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta sẽ dễ dàng quan sát được hiện tượng ngưng tụ.
4/ Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại phần kết luận.
- Sự chuyển từ thể hơi ang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta sẽ dễ dàng quan sát được hiện tượng ngưng tụ.
5/ Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm bài tập: 26.27.3 và 26.2.4 (sách bài tập).
- Xem trước bài “Sự sôi” chuẩn bị:
	+ Giấy kẻ năm ô ly để vẽ đường biểu diễn.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo).doc