Bài 27: Vẽ theo mẫu Tập vẽ dáng người

I/ Mục tiêu

- Hs nắm được cách vẽ dáng người.

- Hs biết được đặc điểm của dáng người.

- Hs vẽ được dáng người và áp dụng vào vẽ tranh.

II/ Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- trực quan tham khảo.

- trực quan hướng dẫn vẽ dáng người.

- Phiếu học tập.

2. Học sinh

- Vở ghi, giấy, bút chì màu, sách giáo khoa.

3. Phương pháp dạy học.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp học tập theo nhóm.

- Phương pháp gợi mở.

- Luyện tập.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 27: Vẽ theo mẫu Tập vẽ dáng người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27: vẽ theo mẫu
Tập vẽ dáng người
I/ Mục tiêu
- Hs nắm được cách vẽ dáng người.
- Hs biết được đặc điểm của dáng người.
- Hs vẽ được dáng người và áp dụng vào vẽ tranh.
II/ Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- trực quan tham khảo.
- trực quan hướng dẫn vẽ dáng người.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Vở ghi, giấy, bút chì màu, sách giáo khoa.
3. Phương pháp dạy học.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp học tập theo nhóm.
Phương pháp gợi mở.
Luyện tập.
III/ Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho biết tỷ lệ người cao người tầm thấp?
- HS : 	Người cao: Khoảng 7 đầu đến 7,5 đầu.
	Người tầm thước: Khoảng 6,5 đến 7 đầu.
	Người thấp: Khoảng 6 đầu.
2. Giới thiệu bài mới.
- Cuộc sống chúng ta luôn vận động vì vậy con người có rất nhiều dáng vẻ. Vậy làm thế nào có thể nắm bắt được những dáng vẻ ấy để áp dụng vào tranh vẽ. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em bài 27: vẽ theo mẫu – tập vẽ dáng người.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: hướng dẫn hs quan sát và nhận xét.
- G: Treo trực quan
Câu 1: Trên đây có 2 bức tranh em nào cho cô biết nội dung của 2 bức tranh này?
- HS: Bữa cơm gia đình.
Câu 2: Theo em bức tranh nào sinh động hơn? Vì sao?
- HS: .
- G: Bổ sung
	+ Bức tranh 1 sinh động hơn vì có nhiều dáng người thay đổi hoạt động làm cho bức tranh này đẹp hơn.
- G: Cho hs quan sát tranh trong SGK
Câu 3: Các em quan sát tranh trong SGK cho biết tên của tác phẩm, tác giả bức tranh.
- HS:.
Câu 4: Nội dung tranh vẽ gì?
- HS: Vẽ về cảnh sửa chữa cầu Hàm Rồng
Câu 5: Em có cảm nhận gì về không khí trong tranh?
- HS:
Câu 6: Quan sát kĩ các dáng trong tranh em nào cho cô biết dáng người có thể chia làm mấy loại?
- G: Dáng người chia làm 2 loại: Dáng tĩnh và dáng động.
Câu 7: Em hãy cho cô biết thế nào là dáng tĩnh?
- HS: Dáng tĩnh: Đứng, ngồi, nằm
Câu 8: Thế nào là dáng động?
- HS: Dáng động: Đi, chạy, nhảy.
- G: Treo tranh các tư thế dáng người.
Chia lớp thành 2 nhóm, 2 bàn là một nhóm nhỏ
- Nhóm 1: Tìm hiểu hình 1 + 2
- Nhóm 2: Tìm hiểu hình 3 + 4
- Thảo luận nội dung trong phiếu học tập.
- phát phiếu.
Phiếu học tập
Tư thê này ở dáng tĩnh hay dáng động?
ở trạng thái vận động nào?
Nhận xét về hướng của đường trục người? Tư thế của đầu, tay và chân.
- G: Sau 2 phút gọi đại diện của từng nhóm lên trả lời.
Câu 9: Em có nhận xét gì về câu trả lời của bạn?
- G: Bổ sung:
	+ Dáng người chạy:
	Đầu ngả về phía trước.
	Tay trái trước tay phải sau, chân phải trước chân trái sau.
	Sải chân rộng.
	+ Dáng người nhảy dây:
	Hai tay giơ lên cao.
	Chân co, chân làm trụ
	+ Dáng ngồi:
	Lưng thẳng, chân vắt chéo.
	Tay để lên đầu gối.
	+ Dáng đứng:
	Một tay thẳng, một tay chào cờ.
	Hai chân đứng thẳng, bàn chân hình chữ V
	Thân người thẳng.
- G: Khi vẽ dáng người cần phải quan sát sự lặp lại của các động tác.
- G: Ta có thể thấy trong 1 bức tranh hoạt động con người có rất nhiều tư thế nó góp phần tạo nhịp điệu cho bức tranh càng sinh động và phong phú. 
KL: Khi đã được quan sát tìm hiểu các đặc điểm dáng người chúng ta sẽ bước sang phần cách vẽ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs cách vẽ dáng người.
- G: Em hãy cho cô biết để vẽ 1 dáng người gồm có mấy bước?
- HS: 3 bước:	+ Vẽ phác nét chính.
	+ Vẽ các nét khái quát chu vi hình dáng.
	+ Vẽ thêm các chi tiết chính.
- G: treo trực quan hướng dẫn các bước vẽ.
- G: Khi vẽ chú ý tỉ lệ đầu người, tỉ lệ mặt
KL: vậy chúng ta đã biết cách tiến hành để vẽ 1 dáng người, bây giờ các em lấy giấy bút ra thực hành bài vẽ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs thực hành.
- Bài tập : Cả lớp vẽ 2 dáng: dáng tĩnh và dáng động?
- G: Hướng dẫn và quan sát lớp, giúp hs còn lúng túng, gợi ý cho hs.
Hoạt động 4: Đánh giá và nhận xét
- G: Thu một số bài của hs
- G: Các em quan sat và nhận xét.
- G: Bổ sung.
I/ Quan sát và nhận xét.
- Dáng người chia làm 2 loại: 
+ Dáng tĩnh: Đứng, ngồi, nằm.
+ Dáng động: Đi, chạy, nhẩy.
II/ cách vẽ dáng người.
- Gồm 3 bước:
+ Vẽ nét chính.
+ Vẽ khái quát chu vi hình dáng.
+ Vẽ các chi tiết chính.
III/ thực hành
- vẽ 2 dáng: Vẽ dáng tĩnh, dáng động.
IV/ Bài tập về nhà
Hoàn chỉnh bài trên lớp.
Chuẩn bị bài mới.
Ngày tháng năm 2008
Giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Vẽ theo mẫu - Tập vẽ dáng người.doc