Bài 3: Quần cư - Đô thị hóa

1.1. Kiến thức:

- Qua bài học này học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị. So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt đông kinh tế, mật độ dân số, lối sống.

 - Biết được sơ lược quá trình đô thị hóa sự hình thành các siêu đô thị. Biết một số siêu đô thị trên thế giới.

 - Biết quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới (đặc biệt ở các nước đang phát triển) đã gây nên những hậu quả xấu cho môi trường.

1.2. Kỹ năng:

- Nhận biết được quần cư đô thị hay quần cư nông thôn qua ảnh chụp hoặc trên thực tế.

- Rèn kỹ năng đọc bản đồ nhận biết sự phân bố các đô thị, siêu đô thị trên thế giới và xác định được vị trí của một số các siêu đô thị trên bản đồ.

- Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường

1.3. Thái độ:

 - Ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường đô thị; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 3: Quần cư - Đô thị hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: QUẦN CƯ – ĐÔ THỊ HÓA
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức: 
- Qua bài học này học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư đô thị. So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt đông kinh tế, mật độ dân số, lối sống. 
 	- Biết được sơ lược quá trình đô thị hóa sự hình thành các siêu đô thị. Biết một số siêu đô thị trên thế giới.
	- Biết quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới (đặc biệt ở các nước đang phát triển) đã gây nên những hậu quả xấu cho môi trường. 
1.2. Kỹ năng: 
- Nhận biết được quần cư đô thị hay quần cư nông thôn qua ảnh chụp hoặc trên thực tế. 
- Rèn kỹ năng đọc bản đồ nhận biết sự phân bố các đô thị, siêu đô thị trên thế giới và xác định được vị trí của một số các siêu đô thị trên bản đồ.
- Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường
1.3. Thái độ: 
 	- Ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường đô thị; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị.
2. TRỌNG TÂM:
	- Các loại hình quần cư.
3. CHUẨN BỊ:
 	3.1. Giáo viên: 
- Bản đồ phân bố dân cư thế giới, tranh về các loại hình quần cư.
	3.2. Học sinh: 
- Chuẩn bị câu hỏi trong SGK và tập bản đồ.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
	4.2. Kiểm tra miệng: 
? Sự phân bố dân cư trên thế giới có đặc điểm gì? Vì sao?
	Dân cư phân bố không đều
	Vì phụ thuộc vào điều kiện thuận lợi cho sinh sống và đi lại của con người.
? Căn cứ trên cơ sở nào để chia dân cư trên thế giới thành các chủng tộc? Các chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu?
Chủng tộc Môngôlôit sống chủ yếu ở châu Á 
Chủng tộc Ơrôpêôit sống chủ yếu ở châu Âu – châu Mĩ.
Chủng tộc Nêgrôit sống chủ yếu ở châu Phi. 
? Có mấy loại hình quần cư? Kể tên?
Có 2 loại hình quần cư: quần cư nông thôn và quần cư đô thị
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: vào bài
- Gv: Từ xa xưa con người đã biết sống quây quần bên nhau để tạo nên sức mạnh nhằm khai thác và chế ngự thiên nhiên. Vậy con người đã tổ chức các hình thức sinh sống và hoạt động kinh tế của mình ngày càng phát triển như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ “quần cư” SGK/tr.188
 Quần cư có tác động đến các yếu tố như: sự phân bố, mật độ, lối sốngcủa dân cư ở một nơi.
* Hoạt động nhóm: 4 nhóm (5 phút)
- Dựa vào hình 3.1 và hình 3.2/SGK/tr.10 trả lời câu hỏi
+ Nhóm 1-2 : Quần cư nông thôn có đặc điểm gì?
 Hình 3.1: Nhà cửa nằm xen đồng ruộng, phân tán, quây quần thành thôn, xóm, làng, bản
 Dân cư thưa
 Lối sống: dựa vào truyền thống gia đình, dòng họ, làng xóm, có phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền
 Dân cư sống dựa vào nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Nhóm 3-4 : quần cư đô thị có đặc điểm gì?
 Hình 3.2 : Nhà cửa tập trung san sát, quây quần thành phố xá.
 Dân cư tập trung đông.
 Cộng đồng có tổ chức, mọi người tuân thủ theo pháp luật, quy định về nếp sống văn minh, trật tự, bình đẳng
 Dân cư sống bằng các hoạt động công nghiệp hoặc dịch vụ.
- Đại diện nhóm trình bày_nhận xét.
- Gv chốt ý.
- Gv cho hs liên hệ thực tế.
? Địa phương em đang sinh sống thuộc loại hình quần cư nào?
 Quần cư nông thôn.
? Theo em kiểu quần cư nào đang thu hút số đông dân tới sinh sống và làm việc? 
 Xu thế ngày nay là ngày càng có nhiều người sống trong các đô thị.
- Vậy đô thị hóa là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần 2.
Hoạt động 3: tìm hiểu về đô thị hóa – Các siêu đô thị.
- Gv yêu cầu hs đọc khái niệm “đô thị hóa”/SGK/187
? Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào? Ở đâu?
 Thời kì cổ đại, ở Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã
? Xuất hiện đô thị do nhu cầu gì của xã hội loài người?
 Trao đổi hàng hóa, có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
? Đô thị phát triển mạnh vào thời kì nào? 
 Thế kỉ XIX
? Những yếu tố nào thúc đẩy quá trình phát triển đô thị?
 Quá trình phát triển đô thị gắn liền với phát triển công nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị.
? Siêu đô thị là gì?
 Là những đô thị có dân số từ 8 triệu người trở lên.
- Học sinh quan sát hình 3.3/SGK/tr.11 kết hợp với bản đồ.
? Đọc tên và xác định các siêu đô thị trên bản đồ?
 23 đô thị.
 Châu Á: Bắc Kinh, Tôkiô, Thượng Hải, Xơ-un, Giacacta
 Châu Âu: Matxcơva, Pari, Luân Đôn
 Châu Phi: Cairô, Lagốt
 Châu Mĩ: Niu Iooc, Mêhicô, Riô đê Gianêrô
? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất? Đọc tên?
 Châu Á – 12 đô thị
? Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào? 
 Đang phát triển
- Học sinh đọc SGK: “vào thế kỉ XVIII phát triển” SGK/tr.11
? Tỉ lệ dân số đô thị trên thế giới từ thế kỉ XVIII đến nay tăng lên bao nhiêu lần? 
 9,2 lần.
- Số dân đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nữa dân số thế giới sống trong các đô thị.
? Sự phát triển của đô thị đã ảnh hưởng đến đời sống như thế nào?
 Môi trường bị ô nhiễm
 Xã hội: thiếu các công trình phúc lợi, công tác quản lý khó khăn, an ninh trật tự xã hội dễ mất ổn định, tệ nạn xã hội
 Y tế: chăm sóc sức khỏe thiếu đảm bảo
- Gv liên hệ thực tế, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho hs.
1/ Quần cư nông thôn và quần cư đô thị:
- Quần cư nông thôn có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư thành thị: có mật độ dân số cao, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt.
2/ Đô thị hóa – Các siêu đô thị:
- Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới.
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng, trở thành các siêu đô thị.
- Dân số đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
? Điền vào bảng dưới đây những điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại hình quần cư nông thôn và quần cư đô thị?
Các yếu tố
Quần cư nông thôn
Quần cư đô thị
- Cách tổ chức sinh sống
- Mật độ dân số
- Lối sống 
- Hoạt động kinh tế
- Nhà cửa xen ruộng đồng, tập hợp thành làng xóm
- Thấp
- Dựa vào truyền thống gia đình lối xóm, có phong tục tập quán, lễ hội cổ truyền.
- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
- Nhà cửa xây thành phố phường
- Cao
- Cộng đồng có tổ chức, tuân thủ theo pháp luật qui định nếp sống văn minh, bình đẳng
- Sản xuất công nghiệp – dịch vụ
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài: Quần cư – Đô thị hóa. 
+ Làm bài tập 2/SGK/tr.12, làm tập bản đồ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài: Thực hành phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi.
	+ Ôn lại cách đọc và phân tích tháp tuổi ở bài 1 
	+ Phân tích hình 4.2à4.4 trả lời câu hỏi	
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: 
- Phương pháp: ..
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: .

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Quần cư - Đô thị hóa (2).doc