1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
* HS biết:
- Hiểu được trong các hợp chất hữu cơ các nguyên tố liên kết với nhau theo đúng hoá trị: Cacbon hoá trị IV, ôxy hoá trị II, hiđrô hoá trị I.
* HS hiểu:
- Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được:
+ Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
+ Viết được một số công thức cấu tạo (CTCT) mạch hở, mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4c)="" khi="" biết="">
1.3. Thái độ: GD HS trong hoá hữu cơ ứng với 1 công thức phân tử có thể có rất nhiều chất với cấu tạo khác nhau.
Bài 35 – Tiết 44 Tuần 23 CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: * HS biết: - Hiểu được trong các hợp chất hữu cơ các nguyên tố liên kết với nhau theo đúng hoá trị: Cacbon hoá trị IV, ôxy hoá trị II, hiđrô hoá trị I. * HS hiểu: - Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: + Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. + Viết được một số công thức cấu tạo (CTCT) mạch hở, mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT. 1.3. Thái độ: GD HS trong hoá hữu cơ ứng với 1 công thức phân tử có thể có rất nhiều chất với cấu tạo khác nhau. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. - Công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Quả cầu C, H, thanh nối. 3.2. Học sinh: Kiến thức 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Bài tập 3 trang 108 SGK (8đ). CH4 > CH3Cl > CH2Cl2 > CHCl3 Câu 2: Có mấy loại mạch cacbon? (2đ) Có 3 loại mạch cacbon :Mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng. 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1: Đặc điểm cấu tạo (Thời gian: 20’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu được trong các hợp chất hữu cơ các nguyên tố liên kết với nhau theo đúng hoá trị: Cacbon hoá trị IV, ôxy hoá trị II, hiđrô hoá trị I. - Kỹ năng: Viết được một số công thức cấu tạo (CTCT) mạch hở, mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Trực quan, vấn đáp - Phương tiện: Quả cầu C, H, thanh nối (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Đặc điểm cấu tạo. GV: Yêu cầu HS tính hoá trị của cacbon, hiđrô, ôxy trong các hợp chất: CO2, H2O. HS: C: IV; H: I; O: II GV: Hoá trị của các nguyên tố trên trong hợp chất hữu cơ và cách biểu diễn hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. GV: Giới thiệu mô hình CH4. GV: Yêu cầu HS biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử: CH3Cl, CH3OH. HS: H H C Cl H H H C O H H GV: Thông qua việc lắp một số mô hình phân tử, yêu cầu HS rút ra kết luận về sự liên kết giữa các nguyên tử? GV: Những nguyên tử cacbon có liên kết được với nhau không? GV: Hãy biểu diễn các liên kết trong phân tử C2H6 và giải thích? HS: H H H C C H H H Mỗi nguyên tử cacbon trong phân tử C2H6 liên kết với 3 nguyên tử hiđrô, còn lại 1 hoá trị liên kết với nhau giữa 2 nguyên tử cacbon tạo ra phân tử C2H6. GV: Trong phân tử C2H6 thì cacbon có hoá trị mấy? HS: Hoá trị IV. GV: Yêu cầu HS thảo luận trong 2’ viết liên kết trong phân tử C3H8? GV: Giới thiệu 3 loại mạch cacbon: Mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng. GV: Yêu cầu HS viết mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng của phân tử C4H8, C4H10? GV: Các liên kết đảm bảo đúng hoá trị của cacbon và hiđrô. GV: Giới thiệu phân tử C2H6O có 2 mô hình và cho biết rượu êtylic là chất lỏng (-OH), đimêtyl este là chất khí. GV: Cho HS quan sát mô hình. GV: Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử 2 chất trên như thế nào? HS: 2 chất trên có sự khác nhau về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. GV: Đây là nguyên nhân làm cho rượu êtylic có tính chất khác với đimêtyl este. HS: Tự rút ra kết luận. I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ: 1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử: - Trong các hợp chất hữu cơ cacbon luôn có hoá trị IV, hiđrô hoá trị I, ôxy hoá trị II. VD: H H C Cl H - Trong phân tử hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị. Mỗi liên kết được biểu thị bằng 1 nét gạch nối giữa 2 nguyên tử. 2. Mạch cacbon: VD: C2H6 H H H C C H H H - Những nguyên tử cacbon trong hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Có 3 loại mạch: + Mạch thẳng: H H H C C H H H + Mạch nhánh: H H H H C C C H H H H C H H + Mạch vòng: H H H C C H H C C H H H 3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử: - Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử. HOẠT ĐỘNG 2: Công thức cấu tạo (Thời gian: 15’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó. - Kỹ năng: Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thuyết trình - Phương tiện: (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Công thức cấu tạo. GV: Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo. GV: Yêu cầu HS viết công thức cấu tạo của CH4, C2H5OH? HS: Viết CTCT. GV: Hướng dẫn HS cách viết thu gọn 2 công thức trên: CH4, CH3 CH2 OH GV: Muốn biết tính chất của một hợp chất hữu cơ cần biết rõ điều gì? GV: Ý nghĩa của CTCT? HS: Cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. II. Công thức cấu tạo: - Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo. VD: CH4 có công thức cấu tạo: H H C Cl H - Ý nghĩa: Công thức cấu tạo cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: * Bài tập 1 trang 112 SGK. a. Nguyên tử cacbon thừa hoá trị, nguyên tử ôxy đúng hoá trị ® Công thức đúng: CH3OH H H C O H H b. Nguyên tử cacbon thiếu hoá trị, nguyên tử clo thừa hoá trị ® Công thức đúng: CH3 CH2 Cl H H H C C Cl H H c. Nguyên tử cacbon thừa hoá trị, nguyên tử hiđrô thừa hoá trị ® Công thức đúng: CH3 CH3 H H H C C H H H 5.2. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học tiết này: - Học bài, làm bài tập 2, 4, 5 trang 112 SGK. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Xem trước bài: “Mêtan”. - Viết PTHH phản ứng cháy của metan. 6. PHỤ LỤC: SGK, SGV
Tài liệu đính kèm: