1/ MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Nêu được những dặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với điều kiện sống( So sánh với ếch) các đặc điểm tiến hóa hơn.
-Biết tập tính di chuyển và bắt mồi của thằn lằn.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp, khái quát hóa.
- Quan sát tranh, hoạt động nhóm
- Quan sát cấu tạo ngoài của thằn lằn qua mô hình
1.3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích môn học
- Giáo dục tính nghiêm túc trong học tập.
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP :Cấu tạo ngoài của thằn lằn
Tuần: 21 Bài 38 Tiết 40 Ngày dạy: 10 / 1 /2014 LỚP BÒ SÁT THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI 1/ MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Nêu được những dặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với điều kiện sống( So sánh với ếch) các đặc điểm tiến hóa hơn. -Biết tập tính di chuyển và bắt mồi của thằn lằn. 1.2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. - Quan sát tranh, hoạt động nhóm - Quan sát cấu tạo ngoài của thằn lằn qua mô hình 1.3. Thái độ - Giáo dục HS yêu thích môn học - Giáo dục tính nghiêm túc trong học tập. 2/ NỘI DUNG HỌC TẬP :Cấu tạo ngoài của thằn lằn 3/ CHUẨN BỊ: 3.1.Giáo viên: Tranh vẽ cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng, bảng phụ. 3.2.Học sinh: - Đọc và soạn bài 38: “Thằn lằn bóng đuôi dài” - Trả lời các câu hỏi lệnh SGK 125 ? Thằn lằn bóng sống ở đâu? Có tập tính gì? - Kẻ bảng SGK 125 và bảng nhóm - Mỗi nhóm chuẩn bị : 1 con thằn lằn bóng. 4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định toå chöùc & kiểm diện(1P): 4.2. Kiểm tra miệng (5P): Caâu 1: Trình bày các đặc điểm chung của lớp lưỡng cư? ( 8đ) - Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa nước, vừa cạn.( 1đ) - Da trần (ẩm ướt) ( 1đ) - Di chuyển bằng 4 chi ( 1đ) - Hô hấp bằng da và phổi ( 1đ) - Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn ( 1đ) - Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển biến thái. ( 2đ) - Là động vật biến nhiệt ( 1đ) Caâu 2: Thằn lằn bóng sống ở đâu? Có tập tính gì?( 9đ) - Sống ở cạn, nơi khô ráo. ( 5đ) - Có tập tính trú đông ( 4đ) 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1( 1P) : Vào bài. (1) Mục tiêu: Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: Phương tiện dạy học: Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI GHI * Bước 1: GV:Thằn lằn bóng đuôi dài là đối tượng điển hình cho lớp bò sát, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Thông qua cấu tạo và hoạt động sống của thằn lằn bóng đuôi dài, HS hiểu được những đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của thằn lằn khác với ếch đồng nhóm ĐVCXS có đời sống vừa nước vừa cạn như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2( 10P) : Tìm hiểu đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài. Mục tiêu: Kiến thức: Biết được đặc điểm đời sống của ếch đồng. Kĩ năng: So sánh, tổng hợp, khái quát hóa. Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: Vấn đáp – tìm tòi Phương tiện dạy học: Không Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI GHI * Bước 1: GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, làm bài tập so sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn với ếch đồng vào phiếu học tập * Bước 2: HS: Thảo luận, hoàn thành phiếu " đại diện HS trình bày " lớp nhận xét, bổ sung * Bước 3: GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức. Đặc điểm đời sống Thằn lằn Ếch đồng 1. Nơi sống và hoạt động - Sống và bắt mồi ở nơi khô ráo - Sống và bắt mồi ở nơi ẩm ướt cạnh các khu vực nước 2. Thời gian kiếm mồi - Bắt mồi về ban ngày - Bắt mồi vào chập tối hay đêm 3. Tập tính - Thích phơi nắng - Trú đông trong các hốc đất khô ráo - Thích ở nơi tối hoặc có bóng râm. - Trú đông trong các hốc đất ẩm bên vực nước hoặc trong bùn. * Bước 4: GV: Tiếp tục cho HS thảo luận: + Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn? + Vì sao số lượng trứng của thằn lằn ít? + Trứng của thằn lằn có vỏ, điều đó có ý nghĩa gì về đời sống ở cạn?( Bảo vệ trứng) * Bước 5:HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm phát biểu " nhóm khác nhận xét, bổ sung * Bước 6: GV hoàn chỉnh kiến thức. I. Đời sống: - Sống trên cạn, nơi khô ráo. -Thích phơi nắng; Ăn sâu bọ; Có tập tính trú đông; Là động vật biến nhiệt - Sinh sản: Thụ tinh trong, đẻ trứng; Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, trứng phát triển trực tiếp. HOẠT ĐỘNG 3( 20P) : Cấu tạo ngoài và sự di chuyển. Mục tiêu: - Kiến thức: + Nêu được những dặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với điều kiện sống( So sánh với ếch) các đặc điểm tiến hóa hơn. + Biết tập tính di chuyển và bắt mồi của thằn lằn. - Kĩ năng: + Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. + Quan sát tranh, hoạt động nhóm + Quan sát cấu tạo ngoài của thằn lằn qua mô hình Phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, dạy học nhóm Phương tiện dạy học: Mô hình thằn lằn, H38.2 Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI GHI Vấn đề 1: Cấu tạo ngoài * Bước 1:GV: Yêu cầu HS đọc bảng trang 125 SGK đối chiếu với tranh vẽ cấu tạo ngoài để ghi nhớ các đặc điểm. + Yêu cầu HS đọc câu trả lời lựa chọn " hoàn thành bảng. * Bước 2:HS: Đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm để lựa chọn câu trả lời, đại diện lên bảng trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Bước 3: GV nhận xét hoàn chỉnh kiến thức. STT Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi 1 Da khô, có vảy sừng bao bọc. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. 2 Có cổ dài Phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng. 3 Mắt có mí cử động, có nước mắt Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô. 4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ. 5 Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển. 6 Bàn chân có năm ngón có vuốt Tham gia sự di chuyển trên cạn. * Bước 4: GV: Yêu cầu HS: ? Dựa vào 6 đặc điểm ở bảng hãy so sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch để thấy thằn lằn bóng thích nghi với đời sống ở cạn? HS: Giống: Mắt có mi cử động. Khác: Đặc điểm 1, 2, 4, 5, 6. Vấn đề 2: Di chuyển * Bước 1: GV: Yêu cầu HS quan sát H38.2 SGK đọc thông tin SGK và cho biết: + Thứ tự cử động của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển? * Bước 2: HS: Quan sát hình và đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung * Bước 3: GV chuẩn lại kiến thức. “ Khi di chuyển thân uốn sang phải, đuôi uốn sang trái chi trước bên phải và chi sau bên trái chuyển lên phía trước. Khi đó vuốt của chúng cố định vào đất. Khi thân uốn sang trái, đuôi uốn sang phải,... sự di chuyển của chúng giống như người leo thang” ? Khi di chuyển thân và đuôi có vai trò gì? * Bước 4: HS: Trả lời rút ra kết luận. II. Cấu tạo ngoài và di chuyển: 1. Cấu tạo ngoài: - Da khô, có vảy sừng bao bọc. - Có cổ dài - Mắt có mí cử động, có nước mắt - Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu - Thân dài, đuôi rất dài - Bàn chân có năm ngón có vuốt 2. Di chuyển: - Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn liên tục phối hợp với 4 chi giúp thằn lằn tiến lên phía trước. 5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.1.Tổng kết (5P): - HS đọc kết luận SGK. Caâu 1: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng? - Da khô, có vảy sừng bao bọc. - Có cổ dài. - Mắt có mí cử động, có nước mắt. - Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu. - Thân dài, đuôi rất dài.- Bàn chân có năm ngón có vuốt. Caâu2: Mô tả hình thức di chuyển của thằn lằn? - Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn thân phối hợp với 4 chi giúp thằn lằn tiến lên phía trước 5.2.Hướng dẫn học tập(3P): * Đối với bài học ở tiết học này: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục: “Em có biết?” * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài 39: “Cấu tạo trong của thằn lằn” + Quan sát H39.1: So sánh đặc điểm nổi bật của bộ xương thằn lằn so với bộ xương ếch? + Quan sát H39.2: theo dõi các số ghi trên hình tìm các hệ cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, sinh sản của thằn lằn? + Hệ tuần hoàn của thằn lằn giống và khác với ếch ở điểm nào? 6.PHỤ LỤC: Sách GV Sinh học 7
Tài liệu đính kèm: