Bài 4, Tiết 4: Trùng roi - Trường THCS Thị Trấn

1.1. Kiến thức

- Biết được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi

- HS thấy được bước di chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi

1.2.Kĩ năng

 -Tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát tranh và nghiên cứu thông tin trong SGK

 - Hợp tác lắng nghe tích cực

 - So sánh phân tích

 - Tự tin trình bày trước tổ, nhóm, lớp

1.3.Thái độ:

 - Giáo dục HS có ý thức, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 4, Tiết 4: Trùng roi - Trường THCS Thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 - Tiết : 4
Tuần dạy: 2
1.MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức 
- Biết được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi 
- HS thấy được bước di chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi
1.2.Kĩ năng 
 -Tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát tranh và nghiên cứu thông tin trong SGK
 - Hợp tác lắng nghe tích cực
 - So sánh phân tích
 - Tự tin trình bày trước tổ, nhóm, lớp
1.3.Thái độ:
 - Giáo dục HS có ý thức, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
2.TRỌNG TÂM
 - Cấu tạo trùng roi xanh
3.CHUẨN BỊ 
3.1.Giáo Viên:
- Tranh phóng to hình 4.1, 4.2, 4.3 trong SGK 
- Phiếu học tập – Bảng da kẻ phiếu học tập
3.2..Học Sinh: 
- Dụng cụ học tập,tập ghi bài,SGK sinh7
 - Nghiên cứu trước bài 4: Trùng roi
- Làm bài tập điền từ SGK/19.
- Dự đoán trả lời các câu hỏi bài tập 1,2,3 SGK/19
 4.TIẾN TRÌNH
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Lớp 7A1.; Lớp 7A2; Lớp 7A3..
 4.2.Kiểm tra miệng : (Không kiểm tra )
4.3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Mở bài:Trùng roi xanh sống trong nước ao, hồ, đầm ruộng kể cả các vũng nước mưa. Vậy trùng roi có cấu tạo như thế nào, dinh dưỡng ra sao?
HĐ1:Tìm hiểu về trùng roi xanh 
GV treo tranh cấu tạo trùng roi, hướng dẫn HS quan sát (xác định các bộ phận có màu khác nhau trên cơ thể trùng roi, đọc kỉ chú thích từng bộ phận)
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục 1,2/17, chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi (4’)
? Nêu đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng của trùng roi?
? Trình bày cách di chuyển của trùng roi?
HS quan sát tranh cấu tạo trùng roi theo hướng dẫn của GV, nghiên cứu thông tin trang 17 SGK, chia nhóm thực hiện thảo luận trả lời câu hỏi:
HS Đại diện 2 nhóm trình bày ý kiến của nhóm, HS các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung và giúp HS hoàn chỉnh kiến thức. Yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi : 
? So sánh cấu tạo của trùng roi so với thực vật?
* Giống TV:Tế bào có hạt diệp lục, có khả năng tự dưỡng, cấu tạo tế bào có màng, nhân, chất tế bào. 
* Khác TV: Trùng roi là tế bào động vật, có không bào co bóp, tự di chuyển được, có khả năng dị dưỡng. 
GV treo tranh các bước sinh sản của trùng roi, hướng dẫn HS quan sát ( chú sự xuất hiện các bộ phận mới của cơ thể trùng roi qua các giai đoạn tách cơ thể). Yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi : 
? Trình bày quá trình sinh sản của trùng roi?
HS QS tranh theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi:
 * Yêu cầu nêu được:
Bước 1: Nhân phân đôi trước nhưng chưa tách hoàn toàn, xuất hiện thêm roi bơi
Bước 2: Nhân không bào, điểm mắt và roi bơi phân đôi
Bước 3: Màng cơ thể ngăn đôi theo chiều dọc từ phần roi bơi xuống
Bước 4:Hình thành 2 trùng roi con giống hệt mẹ (tách rời nhau)
GV yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu thông tin mục 4/18 SGK, trả lời câu hỏi : 
? Giải thích thí nghiệm”tính hướng sáng” của trùng roi?
HS nghiên cứu thông tin mục 4/18 giải thích thí nghiệm
GV yêu cầu HS thực hiện nhanh bài tập trắc nghiệm SGK trang18
HS thực hiện bài tập trắc nghiệm trang 18, 2 HS đứng lên đọc kết quả, các HS khác nhận xét.
GV thông báo đáp án đúng
 Ÿ Roi và điểm mắt, 
 Ÿ Có hạt diệp lục
HĐ2: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi 
GV treo tranh tập đoàn trùng roi hướng dẫn HS quan sát (xác định hình dạng của tập đoàn, mỗi điểm tròn nhỏ ứng với 1 cá thể).
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II/18 SGK, hoàn thành bài tập điền từ/19
HS nghiên cứu thông tin mục II và hoàn thành bài tập điền từ/19. Gọi 2 HS đọc kết quả bài tập, các HS khác nhận xét và bổ sung.
GV thông báo kết quả đúng theo thứ tự và yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi :
Trùng roi, tế bào, đơn bào, đa bào
? Tập đoàn trùng roi xanh dinh dưỡng như thế nào?
? Hình tức sinh sản của tập đoàn?
HS dựa vào thông tin/18 và bài tập/19 trả lời câu hỏi, nếu HS không trả lời được GV giải thích.
- Trong tập đoàn: một số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ bắt mồi, di chuyển, đến khi sinh sản một số tế bào chuyển vào trong phân chia thành tập đoàn mới.
GV hướng dẫn HS chốt lại kiến thức :Trong tập đoàn bắt đầu có sự phân chia chức năng cho một số tế bào.
I. TRÙNG ROI XANH
1.Cấu tạo và di chuyển
- Trùng roi sống trong nước ao hồ, đầm ruộng
- Cơ thể là một tế bào có kích thước hiển vi (0.05mm). Cơ thể hình thoi đuôi nhọn, đầu tù có một roi dài
- Cấu tạo: gồm nhân, chất nguyên sinh có chứa hạt diệp lục, hạt dự trữ. Điểm mắt ở phía đầu, dưới điểm mắt có không bào co bóp
- Di chuyển: roi xoáy vào nước
2. Dinh dưỡng
- Tự dưỡng khi có ánh sáng
- Dị dưỡng nơi thiếu ánh sáng
- Hô hấp :trao đổi khí qua màng tế bào
- Bài tiết:nhờ không bào co bóp
3. Sinh sản
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc.
4.Tính hướng sáng
Điểm mắt và roi giúp trùng roi hướng về chỗ ánh sáng
II. TẬP ĐOÀN TRÙNG ROI
- Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết lại với nhau tạo thành.. Chúng gợi ra mối liên hệ về nguồn gốc giữa các động vật đơn bào và động vật đa bào.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố 
Câu 1: Có thể gặp trùng roi ở đâu?
 (Có thể gặp trùng roi ở ao, hồ đầm ruộng, vũng nước mưa) 
Câu 2: Trùng roi giống và khác thực vật ở những điểm nào?
 (+Giống thực vật: Tế bào có hạt diệp lục, tự dưỡng	
 Cấu tạo tế bào có màng, nhân, chất tế bào
 +Khác thực vật: Trùng roi là tế bào động vật; Có không bào co bóp
	Tự di chuyển được, có khả năng di dưỡng)
Câu 3:Khi di chuyển, roi hoạt động như thế nào khiến cho cơ thể trùng roi vừa tiến vừa xoay? 
( Khi di chuyển chiếc roi khoan vào nước giúp cho cơ thể vừa tiến vừa xoay mình. Cách vận chuyển này đã để lại trên mảng cơ thể những vết xoắn thể hiện trên hình cấu tạo cơ thể trùng roi)
5.Hướng dẫn học sinh tự học 
* Đối với bài học ở tiết học này : 
- Học bài trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK vào vở bài tập
- Đọc thêm mục: “ Em có biết”/19 SGK
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : 
- Nghiên cứu trước bài 5: “Trùng biến hình và trùng giày” 
- Xem lại bài thực hành quan sát trùng giày.
- Dự đoán trả lời các câu hỏi bài tập 1,2,3 SGK
5. RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Trùng roi - Trường THCS Thị Trấn.doc