1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của me tan, etilen, axetilen, benzen. Cách điều chế. Thành phần của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ. Khái niệm nhiên liệu - Các loại nhiên liệu.
- Kỹ năng: Viết công thức cấu tạo một số hiđrocacbon
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ
- Phương tiện: Bảng phụ
Bài 42 – Tiết 52 Tuần 27 LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4: HIDROCACBON - NHIÊN LIỆU 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: * HS biết: - Công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của me tan, etilen, axetilen, benzen. Cách điều chế * HS hiểu: - Thành phần của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ - Khái niệm nhiên liệu - Các loại nhiên liệu. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: + Viết công thức cấu tạo một số hiđrocacbon. + Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các hiđrocacbon tiêu biểu và hiđrocacbon có cấu tạo tương tự. + Viết PTHH thực hiện chuyển hóa. + Lập CTPT của hiđrocacbon theo phương pháp định lượng, tính toán theo phương trình hóa học. (Bài tập tương tự bài 4 -SGK). + Lập CTPT hiđrocacbon dựa vào tính chất hóa học (bài tập tương tự bài tập số 3-SGK). - HS thực hiện thành thạo: + Phân biệt một số hiđrocacbon. 1.3. Thái độ: - Thói quen: GD HS yêu thích môn học. - Tính cách: GD HS tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - CTCT của hiđrocacbon & tính chất hóa học của me tan, etilen, axetilen, benzen & cách điều chế axetilen. - Lập CTPT hiđrocacbon 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập 3.2. Học sinh: Kiến thức 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: Không 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1: Ôn các kiến thức cần nhớ. (Thời gian: 15’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của me tan, etilen, axetilen, benzen. Cách điều chế. Thành phần của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và các sản phẩm chưng cất dầu mỏ. Khái niệm nhiên liệu - Các loại nhiên liệu. - Kỹ năng: Viết công thức cấu tạo một số hiđrocacbon (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ - Phương tiện: Bảng phụ (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Ôn các kiến thức cần nhớ. Cho các nhóm cùng thảo luận và báo cáo các nội dung sau: công thức cấu tạo, tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen, benzen theo mẫu sau. Metan Etilen Axetilen benzen CTCT đặc điểm cấu tạo phản ứng đặc trưng Các nhóm lần lượt báo cáo, nhóm khác nhận xét, GV chốt ý. Trò chơi đoán ô chữ, GV đọc câu hỏi và HS thi đua phát biểu đúng và sớm nhất thì tuyên dương và ghi điểm. (Bảng phụ ghi ô chữ). Phản ứng đặc trưng của metan và các hợp chất hiđrocacbon mạch hở chỉ có liên kết đơn trong phân tử? (phản ứng thế). Phản ứng đặc trưng của etilen và axetilen? (phản ứng cộng). I. Kiến thức cần nhớ. Metan Etilen Axetilen benzen CTCT H H C H H H H C = C H H HCCH Đặc điểm cấu tạo Liên kết đơn 1 liên kết đôi 1 liên kết ba Mạch vòng, 6 cạnh khép kín. 3 liên kết đôi, 3 liên kết đơn xen kẽ nhau. Phản ứng đặc trưng Phản ứng thế Phản ứng cộng (làm mất màu dd Brom) Phản ứng cộng (làm mất màu dd Brom) Phản ứng thế với Brom lỏng. PTHH minh họa: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl. C2H4 + Br2 C2H4Br2 C2H2 + 2Br2 C2H4Br4 C6H6 + Br2 C6H5Br2 + HBr. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập. (Thời gian: 25’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: - Kỹ năng: + Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các hiđrocacbon tiêu biểu và hiđrocacbon có cấu tạo tương tự. + Phân biệt một số hiđrocacbon. + Viết PTHH thực hiện chuyển hóa. + Lập CTPT của hiđrocacbon theo phương pháp định lượng, tính toán theo phương trình hóa học. (Bài tập tương tự bài 4 -SGK). + Lập CTPT hiđrocacbon dựa vào tính chất hóa học (bài tập tương tự bài tập số 3-SGK). (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ - Phương tiện: (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Luyện tập. BT1 Có các hiđrocacbon sau: a. C2H2 . C6H6 . C2H4 . C2H6. CH4 . C3H8 1. Viết CTCT của các chất trên. 2. Chất nào có phản ứng đặc trưng là phản ứng thế. 3. Chất nào làm mất màu dung dịch Brom, viết PTHH. Nhóm nhỏ HS thảo luận trong 3 phút Nhóm khác nhận xét, và báo cáo GV chốt ý. BT2 : (Dùng phiếu học tập). Đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít hỗn hợp gồm metan và axetilen rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong dư ta thu được 10g kết tủa. Viết PTHH xảy ra. Tính thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu. Nếu dẫn từ từ 3,36 lít hỗn hợp như trên vào dung dịch nước Brom dư thì khối lượng Brom phản ứng sẽ là bao nhiêu ? GV hướng dẫn HS trên bảng phụ, các nhóm nhỏ thảo luận trong 5/ và giải, . - Các nhóm lần lượt báo cáo - HS nhóm khác nhận xét - GV chốt ý. - GV sửa chữa nếu sai phần nào trong bài. II. Luyện tập: BT1. Viết CTCT của các chất a. C2H2 . H - C º C - H b. C6H6 . c. C2H4 H H C = C H H d. C2H6 CH3 – CH3 . e. C3H8 CH3 – CH2 – CH3 . Những chất có phản ứng đặc trưng phản ứng thế: b, d, e. PTHH:C3H8+Cl2C3H7Cl+HCl. C6H6 + Br2 C6H5Br2 + HBr. C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl. Những chất làm mất màu dung dịch Brom là: a, c. PTHH: C2H2 + 2Br2 C2H4Br4 C2H4 + Br2 C2H4Br2 BT2 : a. PTHH: CH4 + 2O2CO2+ 2H2O x x 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O y 2y CO2 +Ca(OH)2 CaCO3 + H2O b. Vì nước vôi trong lấy dư nên phản ứng giữa CO2 với Ca(OH)2 tạo thành muối trung hòa. - Số mol CaCO3: nCaCO3 = 0,1(mol). - Theo PT (1) (2) (3) thì: nC02 (1 +2) = nC02(3) = nCaC03 = 0,1(mol). nhỗn hợp = 0,075(mol). - Gọi số mol metan, axetilen có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là x,y ta có hệ phương trình. x + y = 0,075 x + 2y = 0,1 Giải hệ PT x = 0,05 y = 0,025 - Thể tích của CH4: VCH4 = n x 22,4 = 0,05 x 22,4 = 1,12 (lít). -Thể tích của C2H2: VC2H2 = 1,68 – 1,12 = 0,56(lít). c. Trong 3,36 lít hỗn hợp (đktc) có: nCH4 = 0,1(mol). nC2H2 = 0,05(mol) - Dẫn hỗn hợp trên vào dung dịch Brom, chỉ có C2H2 phản ứng, CH4 không phản ứng, vì dung dịch Brom dư nên C2H2 phản ứng hết. PTHH: C2H2 + 2Br2 C2H4Br4 Theo PT(4) thì: nBr2 = nC2H2 x 2 = 0,05 x 2 = 0,1 (mol). - Khối lượng Brom đã phản ứng: mBr2 = 0,1 x 160 = 16(g). 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: GV dùng bảng phụ có các ô chữ và đưa ra các câu hỏi, HS các nhóm tự đưa ra đáp án và xung phong điền vào ô các chữ, nếu đúng ghi điểm(10đ), nhóm nào đưa ra từ chìa khóa sẽ ghi điểm cao nhất(40đ) Loại phản ứng nào để điều chế ra PE (Polietilen). Tên gọi của chất hữu cơ trong công thức cấu tạo có 2C và 1 liên kết đôi. Tên gọi hợp chất mà dân gian hay dùng để điều chế axetilen. Phương pháp để điều chế dầu nặng thành xăng. Chất mà cả etilen, axetilen cùng làm mất màu dung dịch của chất đó. Tất cả các hiđrocacbon đều tham gia phản ứng này, sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O. Tên gọi của hợp chất hữu cơ trong công thức cấu tạo có 1 liên kết 3. Phản ứng chỉ xảy ra ở hợp chất hữu cơ có liên kết đôi hoặc liên kết 3. Tên gọi của hợp chất hữu cơ trong công thức mạch vòng gồm 6 nguyên tử Cacbon. Khí nào chiếm 20% thành phần của không khí. Tên gọi của Ankan trong công thức chỉ có 1C. HS tự hoàn chỉnh xong ô chữ. 1 T R Ù N G H Ợ P 2 E T I L E N 3 Đ Ấ T Đ È N 4 C R Ă C K I N H 5 B R O M 6 C H Á Y 7 A X E T I L E N 8 C Ộ N G 9 B E N Z E N 10 O X I 11 M E T A N GV nhận xét chung tiết học, rút kinh nghiệm cho tiết học sau. 5.2. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học tiết này: Ôn lại các kiến thức cũ và các dạng bài tập đã học. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: Thực hành: “Tính chất của Hiđrocacbon” (soạn và xem trước các thí nghiệm thực hành). 6. PHỤ LỤC: SGK, SGV
Tài liệu đính kèm: