1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về hiđrocacbon.
- Biết cách thu khí bằng dời chỗ nước.
- Kiểm nghiệm lại các tính chất của axetilen và benzen bằng thực nghiệm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và kiểm nghiệm tính chất của chất hóa học bằng thực nghiệm: thực hiện thí nghiệm của axetilen và benzen.
- Rèn luyện cách thu khí bằng dời chỗ nước.
- Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm: lắp dụng cụ, quan sát, so sánh, ghi chép.
- Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo và nhận xét.
- Nêu hiện tượng và giải thích được hiện tượng.
Họ và tên: Đoàn Khánh Huyền Giáo án đã sửa lại. Chương 4: (tiếp) Bài 43 (1 tiết): Bài thực hành: Tính chất của hiđrocacbon Mục đích bài thực hành Kiến thức: Củng cố kiến thức về hiđrocacbon. Biết cách thu khí bằng dời chỗ nước. Kiểm nghiệm lại các tính chất của axetilen và benzen bằng thực nghiệm. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và kiểm nghiệm tính chất của chất hóa học bằng thực nghiệm: thực hiện thí nghiệm của axetilen và benzen. Rèn luyện cách thu khí bằng dời chỗ nước. Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm: lắp dụng cụ, quan sát, so sánh, ghi chép. Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo và nhận xét. Nêu hiện tượng và giải thích được hiện tượng. Thái độ: Thêm yêu mến môn hóa học nói chung và thực hành hóa học nói riêng. Từ hiện tượng thí nghiệm, liên hệ được với các hiện tượng tương tự trong đời sống. Phương pháp Thực hành theo nhóm. Tự nghiên cứu tài liệu có hướng dẫn của giáo viên. Đánh giá chéo Chuẩn bị Giáo viên Giáo án bài thực hành: bản word, bản powerpoint (nếu cần). Phiếu báo cáo thực hành cho học sinh, mỗi nhóm một phiếu. Dụng cụ (x 5 bộ): Giá sắt, giá ống nghiệm, kẹp sắt, bát sứ (mặt kính đồng hồ), 2 (hoặc nhiều) ống nghiệm, 2(hoặc nhiều) nút cao su không có lỗ, nút cao su có lỗ lắp ống dẫn thủy tinh, ống dẫn thủy tinh vuốt thẳng, ống thủy tinh dài uốn cong, ống dẫn khí cao su, chậu nước lớn chứa nước, cốc thủy tinh nhỏ, kẹp gỗ (nếu cần), banh kẹp (hoặc thìa sắt + máng giấy). Hóa chất: canxi cacbua dạng viên, nước dạng lỏng Học sinh Vở tường trình của các nhân (đã chuẩn bị trước tên thí nghiệm, dụng cụ hóa chất và thao tác của bài thực hành). Sổ ghi chép của cá nhân. Sách giáo khoa lớp 9 chương trình chuẩn Ôn lại kiến thức cũ của chương. Tiến trình bài giảng Ổn định lớp: sĩ số, chia nhóm, kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Mục đích và cơ sở lý thuyết của bài thực hành 1.Yêu cầu học sinh nêu mục đích của bài thực hành: - Một em nêu mục đích của bài thực hành ngày hôm nay? 2.Nêu mục đích thí nghiệm: Kiến thức - Củng cố kiến thức về hiđrocacbon nói chung và axetilen và benzene nói riêng. - Biết cách thu khí bằng dời chỗ nước. - Kiểm nghiệm lại các tính chất của axetilen và benzen bằng thực nghiệm. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và kiểm nghiệm tính chất của chất hóa học bằng thực nghiệm: thực hiện thí nghiệm của axetilen và benzen. - Rèn luyện cách thu khí bằng dời chỗ nước. - Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm: lắp dụng cụ, quan sát, so sánh, ghi chép. - Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo và nhận xét. - Nêu hiện tượng và giải thích được hiện tượng. Thái độ: - Thêm yêu mến môn hóa học nói chung và thực hành hóa học nói riêng. - Từ hiện tượng thí nghiệm, liên hệ được với các hiện tượng tương tự trong đời sống. 3.Hỏi học sinh: - Nêu tính chất của axetilen và benzen? 1.Trả lời: mục đích của bài thí nghiệm ngày hôm nay: - Củng cố kiến thức về hiđrocacbon nói chung và axetilen và benzene nói riêng. - Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm: lắp dụng cụ, quan sát, so sánh, ghi chép. 2. Lắng nghe và sửa phần chuẩn bị. 3.Trả lời: - Tính chất của axetilen: là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, đốt cháy trong không khí tạo ra hơi nước và khí cacbonic làm đục nước vôi trong, làm mất màu dung dịch brom (nước brom). -Tính chất của benzen: là chất lỏng không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hòa tan nhiều chất,độc, đốt cháy trong không khí tạo ra hơi nước và khí cacbonic, làm mất màu brom lỏng. I. Mục đích thí nghiệm: Kiến thức - Củng cố kiến thức về hiđrocacbon nói chung và axetilen và benzene nói riêng. - Biết cách thu khí bằng dời chỗ nước. - Kiểm nghiệm lại các tính chất của axetilen và benzen bằng thực nghiệm. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và kiểm nghiệm tính chất của chất hóa học bằng thực nghiệm: thực hiện thí nghiệm của axetilen và benzen. - Rèn luyện cách thu khí bằng dời chỗ nước. - Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm: lắp dụng cụ, quan sát, so sánh, ghi chép. - Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo và nhận xét. - Nêu hiện tượng và giải thích được hiện tượng. Thái độ: - Thêm yêu mến môn hóa học nói chung và thực hành hóa học nói riêng. - Từ hiện tượng thí nghiệm, liên hệ được với các hiện tượng tương tự trong đời sống. II.Cơ sở lý thuyết 1.Tính chất của axetilen. 2.Tính chất của benzen Hoạt động II. Cho học sinh thực hành 1.Yêu cầu học sinh lấy phiếu báo cáo, dụng cụ thí nghiệm và hóa chất. 2. Giới thiệu dụng cụ và hóa chất: Giá sắt, giá ống nghiệm, kẹp sắt, bát sứ (mặt kính đồng hồ), ống nghiệm, nút cao su không có lỗ, nút cao su có lỗ lắp ống dẫn thủy tinh, ống dẫn thủy tinh vuốt thẳng, ống thủy tinh dài uốn cong, ống dẫn khí cao su, chậu nước lớn chứa nước, cốc thủy tinh nhỏ, kẹp gỗ, banh kẹp, thìa sắt, máng giấy, canxi cacbua dạng viên, nước dạng lỏng. 3.Hỏi học sinh: -Nêu tên các thí nghiệm sẽ làm trong bài thực hành hôm nay? -Nêu các bước tiến hành thí nghiệm? 4.Nêu tên thí nghiệm sẽ làm và các bước tiến hành: Tên thí nghiệm: điều chế axetilen. Các bước tiến hành thí nghiệm: - Cho vào ống nghiệm 2 hoặc 3 viên canxicacbua. -Lắp dụng cụ thí nghiệm. -Cho tiếp vào ống nghiệm trên từng giọt nước. -Thu khí bằng cách dời chỗ nước. 5.Thí nghiệm giả định và nêu một số điều cần lưu ý khi làm thí nghiệm: Làm thí nghiệm giả định. Nêu những điều cần lưu ý: - Đối với thí nghiệm không độc hại, có thể thay ống nghiệm có nhánh bằng ống nghiệm không nhánh + nút cao su có lỗ lắp ống dẫn. - Trước khi thu khí, phải để ống dẫn ra ngoài 1 hoặc 2 giây để không khí trong ống nghiệm bị đẩy hết ra ngoài rồi mới cho ống dẫn vào ống thu khí. - Sử dụng nhiều ống nghiệm thu hết khí, không để khí thoát ra ngoài. 6. Cho học sinh làm thí nghiệm, giám sát từng nhóm làm thí nghiệm. 1.Lấy phiếu báo cáo, dụng cụ thí nghiệm và hóa chất. 2.Lắng nghe, quan sát 3.Trả lời: Tên thí nghiệm: -Điều chế axetilen. Các bước tiến hành thí nghiệm: - Cho vào ống nghiệm 2 hoặc 3 viên canxicacbua. -Lắp dụng cụ thí nghiệm. -Cho tiếp vào ống nghiệm trên từng giọt nước. -Thu khí. 4.Lắng nghe và bổ sung vào phần chuẩn bị của cá nhân. 5.Quan sát, ghi chép. 6.Học sinh làm thí nghiệm: - Lấy ống nghiệm, lấy banh gắp vài mẩu CaC2 vào ống nghiệm. (hoặc lấy máng giấy cho vào ống nghiệm, lấy thìa sắt đưa CaC2 vào) - Lắp ống nghiệm vào giá sắt, nối các ống dẫn khí như trong sách và lắp vào nút cao su, đổ nước đầy vào 1ống nghiệm khác và đặt dựng đứng úp ngược trong chậu nước. - Lấy ống hút nhỏ giọt, nhỏ 1 giọt nước vào ống nghiệm đang kẹp trên giá sắt, đậy chặt nhanh bằng nút cao su đã nối với ống dẫn khí ở trên. - Quan sát hiện tượng. - Để đầu ống dẫn khí ngoài không khí khoảng 2 giây, sau đó luồn nhanh vào trong miệng ống thu khí vẫn đặt dưới chậu nước. - Quan sát hiện tượng - Nếu hết khí mà nước trong ống nghiệm chưa bị đẩy hết ra, tiếp tục thực hiện thao tác nhỏ nước vào như trên. - Khi nước trong ống nghiệm thu khí bị đẩy hết ra ngoài, 1 học sinh luồn nhanh nút cao su không có lỗ xuống chậu nước bịt chặt miệng ống nghiệm và đặt trên giá. - Đồng thời 1 học sinh khác tiếp tục thu khí bằng các ống nghiệm khác như trên cho đến khi phản ứng xảy ra hết. III.Thực hành 1.Dụng cụ và hóa chất 2.Thí nghiệm điều chế axetilen Các bước tiến hành: - Cho vào ống nghiệm 2 hoặc 3 viên canxicacbua. -Lắp dụng cụ thí nghiệm. -Cho tiếp vào ống nghiệm trên từng giọt nước. -Thu khí bằng cách dời chỗ nước. 3.Một số điều lưu ý khi làm thí nghiệm Hoạt động III: Báo cáo kết quả và tổng kết buổi thí nghiệm 1.Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu báo cáo. 2.Yêu cầu học sinh dán phiếu báo cáo lên bảng. 3.Yêu cầu nhóm khác nhận xét kết quả của nhóm bạn. 4.Giáo viên nhận xét bài báo cáo của học sinh, chấm điểm nhóm và cá nhân, tổng kết buổi thí nghiệm. 1.Hoàn thành phiếu báo cáo. 2.Dán báo cáo lên bảng. 3.Từng nhóm nhận xét 4.Lắng nghe. IV.Tường trình thí nghiệm. Hoạt động 5. Dọn dẹp, rửa dụng cụ thí nghiệm Bài tập về nhà Hoàn thành vở tường trình thí nghiệm (phần hiện tượng, PTHH và lưu ý). Đọc trước bài sau: Rượu Etylic
Tài liệu đính kèm: