Bài 43, Tiết 64: Pha chế dung dịch - Nguyễn Thị Nguyệt

A. MỤC TIÊU TIẾT HỌC

1. Về kiến thức

HS biết thực hiện phần tính toán các đại lượng liên quan đến dung dịch như: lượng số mol chất tan, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi. Để từ đó đáp ứng được yêu cầu pha chế một khối lượng hay thể tích dung dịch với nồng độ theo yêu cầu pha chế.

2. Về kĩ năng

HS biết cách pha chế một dung dịch theo những số liệu đã tính toán.

3. Về thái độ

Giáo dục cho HS ý thức tự giác, cẩn trọng khi thực hiện thí nghiệm.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2633Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 43, Tiết 64: Pha chế dung dịch - Nguyễn Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đoàn Thị Điểm
BÀI 43-Tiết 64. PHA CHẾ DUNG DỊCH 
Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt
 Ngày soạn: 11/4/2008
 Dạy lớp: 8A1
A. MỤC TIÊU TIẾT HỌC 
1. Về kiến thức
HS biết thực hiện phần tính toán các đại lượng liên quan đến dung dịch như: lượng số mol chất tan, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi. Để từ đó đáp ứng được yêu cầu pha chế một khối lượng hay thể tích dung dịch với nồng độ theo yêu cầu pha chế.
2. Về kĩ năng
HS biết cách pha chế một dung dịch theo những số liệu đã tính toán.
3. Về thái độ
Giáo dục cho HS ý thức tự giác, cẩn trọng khi thực hiện thí nghiệm.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV chuẩn bị các thí nghiệm sau:
- Pha chế 50g dung dịch CuSO4 10%
- Pha chế 50ml dung dịch CuSO4 1M.
* Dụng cụ:
- Cân
- Cốc thủy tinh có vạch
- Đũa thủy tinh
* Hóa chất:
- H2O
- CuSO4
- NaCl
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
KIỂM TRA BÀI CŨ – CHỮA BÀI TẬP VỀ NHÀ
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Trình bày bảng
GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ:
1. Phát biểu định nghĩa nồng độ mol và nêu công thức tính.
2. Chữa bài tập 3 (a), 4(a,b).
3. Chữa bài tập 5 (a), 6 (a,b).
HS1 trả lời lý thuyết
HS2, HS3 làm bài tập trên bảng.
HS2: Chữa bài tập 3 (a), 4(a).
Bài 3(a)
Đổi Vdd =750ml =0,75 l
 CM, KCl = n/V = 1/0,75
 » 1,33 M
Bài 4(a,b)
nNaCl = CM×V = 0,5×1
=0,5 (mol)
Đổi Vdd = 500ml = 0,5 l 
nKNO3 = CM ×V = 2 × 0,5
 = 1 (mol)
HS3:
Bài 5(a)
 mct
C% = × 100% 
 mdd
 = (20/600). 100%
 = 3,33%
Bài 6(a,b)
nNaCl = CM ×V= 0,9×2,5
 =2,25 (mol)
mNaCl= n×M
=2,25×58.5 = 
 mdd .C%
mMgCl2 = 
 100
 = 50.4/100=2 (g)
Hoạt động 2
I. CÁCH PHA CHẾ MỘT DUNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ CHO TRƯỚC
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Trình bày bảng
GV giới thiệu mục tiêu tiết học.
GV liên hệ những ví dụ thực tế.
(?) Giả thiết của bài toán cho ta biết điều gì?
(?) Muốn pha chế một dung dịch chúng ta cần phải có những thông tin gì về dung dịch đó?
(?) Hãy nêu cách pha chế?
GV lưu ý HS CuSO4 tinh khiết màu trắng, khi bị lẫn nước có màu xanh.
(?) Nếu không có cân thì có thể xác định được lượng nước cất cần phải dùng không? Bằng cách nào?
GV thực hiện cách pha chế dung dịch. Nêu một số lưu ý khi pha chế.
(?) Giả thiết và yêu cầu của bài toán?
(?) Hãy nêu cách pha chế dung dịch?
HS:mdd=50g,C% =10%
HS: cần biết khối lượng chất tan, khối lượng dung môi.
HS lên bảng tính mct, mdm.
1 HS khác nhận xét.
HS tự làm vào vở.
HS nêu cách pha chế.
HS: Có thể xác định bằng thể tích nước.
V = m.d
D = 1 g/ml nên:
V (ml) có giá trị bắng m (g)
1 HS lên bảng tính toán.
1 HS khác nhận xét.
1 HS nêu cách pha chế.
1 HS đọc SGK.
1 HS khác lên bảng thực hành pha chế dung dịch.
Bài 43. Tiết 64. PHA CHẾ DUNG DỊCH
I. CÁCH PHA CHẾ MỘT DUNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ CHO TRƯỚC
Bài tập 1
Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế:
a) 50g dung dịch CuSO4 có nồng độ 10%
b) 50ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1M.
Bài giải
a) Bài toán liên quan đến nồng độ phần trăm.
* Tính toán
B1: Xác định chất tan, dung môi.
Chất tan: CuSO4
Dung môi: H2O
B2: Tính khối lượng chất tan.
 10×50
mCuSO4 = =5 (g)
 100
B3: Tính khối lượng dung môi
mdm =mdd – mct = 50-5
 =45 (g)
* Cách pha chế
- Cân 5g CuSO4 khan (màu trắng) cho vào cốc có dung tích 100ml.
- Cân lấy 45g (hoặc đong lấy 45ml) nước cất cho dần dần vào cốc và khuấy nhẹ.
®Thu được 50g dung dịch CuSO4 10%.
b) Bài toán liên quan đến nồng độ mol/l
* Tính toán
B1: Xác định chất tan, dung môi.
B2: Tính số mol chất tan
nCuSO4 = CM .V = 1.0,05 = 0,05 (mol)
B3: Tính khối lượng chất tan
mCuSO4 = n.M =0,05. 160 = 8 (g)
* Cách pha chế: SGK
Hoạt động 3
LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Trình bày bảng
GV tổ chức lớp hoạt động theo nhóm
GV thu kết quả các nhóm và kết luận.
HS: Thảo luận nhóm
1 nhóm đại diện nêu cách tính toán.
1 nhóm đại diện lên pha chế theo các bước đã nêu.
HS trình bày vào vở bài tập
HS làm bài tập 1 trong phiếu học tập.
Bài tập 2: Từ muối ăn, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế:
a)80g dung dịch NaCl 25%
b) 50ml dung dịch NaCl 2M
Bài giải:
a) 
GT
mdd=80g,C%=25%
?
mct, mdm, cách pha chế
* Tính toán 
 C%×mdd 25×80
mNaCl = =
 100% 100
 =20 (g)
mdm = mdd – mct 
 = 80 -20 = 60 (g)
* Cách pha chế
- Cân 20g NaCl và cho vào cốc thủy tinh
- Đong 60ml nước cất rót vào cốc và khuấy đều
® thu được 80g dd NaCl 25%.
b)
GT
Vdd=50ml, CM =2M
?
nct, mct, cách pha chế
* Tính toán
Đổi Vdd=50ml =0,05 l
nNaCl = CM×V = 2×0,05 
 = 0,1 (mol)
MNaCl = n×M = 0,1×58,5
 = 5,85 (g)
* Cách pha chế
- Cân 5,85g NaCl cho vào cốc thủy tinh
- Đổ dần nước vào cốc đến vạch 50ml
® 50ml dd NaCl 2M
Hoạt động 4
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Trình bày bảng
GV: Giao BTVN cho HS
Hướng dẫn HS làm bài 2
Ghi BTVN
BTVN:Bài 2,4/trang 149 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 43. Pha chế dung dịch - Nguyễn Thị Nguyệt - Trường THCS Đoàn Thị Điểm.doc