Bài 5: Thường thức mĩ thuật - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê - Phan Thùy Dương

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu môt số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê: Chùa Keo

- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở SGK và giới thiệu để các em biết Chùa Keo là một điển hình của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam.

1. Theo các em trong nền mĩ thuật thời Lê, công trình kiến trúc nào là tiêu biểu nhất?

1. Chùa Keo ở đâu?

- GV nhấn mạnh: Chùa Keo (tên chữ là Thần Quang Tự ) hiện ở tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một công trình kiến trúc có quy mô khá lớn, gắn với tên tuổi của các nhà sư Dương Không Lộ và Từ Đạo Hạnh thời Lý.

2. Có bạn nào biết được vì sao chùa Keo được xây dựng từ thời Lý mà lại là công trình tiêu biểu của thời Lê?(tính huống)

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4232Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 5: Thường thức mĩ thuật - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê - Phan Thùy Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5:	thường thức mĩ thuật
Một số công trình tiêu biểu 
của mĩ thuật thời lê
I/ Mục tiêu bài học:
HS hiểu biết thêm, thấy dược các nét đẹp và giá trị của một số công trình mĩ thuật thời Lê.
HS biết yêu quý và bảo vệ những giá trị nghệ thuật của cha ông để lại.
II/ Chuẩn bị:
1/ Tài liệu tham khảo :
Nguyễn Quốc Toản, Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật ( Giáo trình đào tạo GV THCS hệ CĐSP ), NXB Giáo dục, 1998 ( Phần Phương pháp giảng dạy các phân môn, trang 40 – 65 )
Chu Quang Trứ – Phạm Thị Chỉnh – Nguyễn Thái Lai, Lược sử Mĩ thuật học ( Giáo trình đào tạo GV THCS hệ CĐSP ), NXB Giáo dục 1999 ( Chương VI: Mĩ thuật thời Lê sơ; Chương VIII: Mĩ thuật thời Lê trung hưng ).
Mĩ thuật thời Lê sơ, NXB Văn hoá, 1978 ( Viện nghệ thuật, Bộ Văn hoá Thông tin ).
Nguyễn Quân – Phan Cẩm Thượng, Mĩ thuật của người Việt, NXB Mĩ thuật, 1989.
Phan Cẩm Thượng, Chùa Bút Tháp, NXB Mĩ thuật, 1999.
Đất qua lửa, NXB Kim Đồng, 2000.
Tài liệu nghiên cứu phân tích về Chùa Keo, tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, hình rồng trên bia đá thời Lê.
2/ Đồ dùng dạy học:
a) Giáo viên:+ SGK, Sách giáo viên lớp 8.
	+ Nghiên cứu kĩ hình ảnh trong SGK và bộ ĐDDH Mĩ thuật 8.
	+ Sưu tầm thêm tranh, ảnh về Chùa Keo, tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, hình rồng trên bia đá thời Lê.
	+ Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê.
b) Học sinh: + SGK
	+ Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến mĩ thuật thời Lê.
3/ Phương pháp dạy học:
Phương pháp vấn đáp, thuyết trình.
Phương pháp trực quan.
Tăng cường minh hoạ bằng tranh ảnh và thảo luận, tạo không khí sinh động cho tiết dạy.
Phân chia các nhóm học tập theo những nội dung khác nhau để HS tìm hiểu, phân thích.
III/ Tiến trình bài dạy:
1/ Giới thiệu bài: Đưa ảnh Phật bà quan âm để hs nhận ra đây là tác phẩm thuộc thời nào?
Ngoài tác phẩm này các em còn biết được các công trình nào khác?
Bài học hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu kĩ hơn một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thuộc thời Lê.
2/ Bài mới: 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của 
học sinh
Kết quả cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu môt số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê: Chùa Keo
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở SGK và giới thiệu để các em biết Chùa Keo là một điển hình của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam.
1. Theo các em trong nền mĩ thuật thời Lê, công trình kiến trúc nào là tiêu biểu nhất?
1. Chùa Keo ở đâu ?
- GV nhấn mạnh : Chùa Keo (tên chữ là Thần Quang Tự ) hiện ở tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một công trình kiến trúc có quy mô khá lớn, gắn với tên tuổi của các nhà sư Dương Không Lộ và Từ Đạo Hạnh thời Lý.
2. Có bạn nào biết được vì sao chùa Keo được xây dựng từ thời Lý mà lại là công trình tiêu biểu của thời Lê ?(tính huống)
GV giải thích :
+ Chùa được xây dựng năm 1061 bên cạnh biển. Năm 1611 bị lụt lớn nên được dời về vị trí ngày nay. Năm 1630 chùa được xây dựng lại và trùng tu lớn vào các năm 1689, 1707 và 1957.
2. Em biết gì về Chùa Keo ?
3. Chùa có cấu trúc như thế nào ?
- GV bổ sung : 
+ Theo địa bạ và văn bia chùa, tổng diện tích toàn bộ khu chùa rộng 28 mẫu với 21 công trình gồm 154 gian (diệntích khoảng 58000m2). Hiện chùa còn 17 công trình với 128 gian.
+ Bắt đầu từ Tam quan, đến một ao rộng, qua sân cỏ vào khu vực chính của chùa. Chùa được xây dựng theo thứ tự các công trình kiến trúc nối tiếp nhau trên đường trục : tam quan nội (khu tam bảo thờ Phật, nhà giá roi và khu điện thờ Thánh), cuối cùng là gác chuông. Xung quanh chùa có tường và hành lang bao bọc.
- GV nhấn mạnh :
+ Về nghệ thuật : Từ tam quan tới gác chuông luôn thay đổi độ cao, tạo ra nhịp điệu của các độ gấp mái liên tiếp trong không gian với độ cao tăng dần và cao nhất là gác chuông 4 tầng, cao 12m.
+ Gác chuông chùa Keo điển hình cho nghệ thuật kiến trúc gỗ cao tầng ( 4 tầng, cao gần 12m). Ba tầng mái trên theo lối chồng diêm, dưới tầng mái có 84 cửa dàn thành 3 tầng, 28 cụm lớn tạo thành những dàn cánh tay đỡ mái. Gác chuông Chùa Keo xứng đáng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nền nghệ thuật cổ Việt Nam : các tầng mái uốn cong thanh thoát, vừa đẹp vừa trang nghiêm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm điêu khắc:
- GV đưa ra ảnh tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn ta
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm : 
+ Nhóm2- 4- 6 – 8 : Tìm hiẻu cấu trúc phần tượng.
+ Nhóm 1 – 3 – 5 – 7 : tìm hiểu phần bệ.
*Hệ thống câu hỏi.
* Giáo viên phát giấy A2 cho các nhóm.
* Đại diện 2 nhóm lên trình bày.
1. Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở đâu ?
- GV bổ sung:
+ Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ( tạc vào năm 1656 ) ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh là pho tượng đẹp nhất trong số các tượng Quan Âm cổ của Việt Nam. Đây cũng là pho tượng cổ hiếm hoi có tên người sáng tạo là tiên sinh họ Trương.
+ Pho tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ phủ sơn, tĩnh toạ trên toà sen. Toàn bộ tượng và bệ cao tới 3, 70m với 42 cánh tay lớn, 952 cánh tay nhỏ ( cách nói ước lệ của dân gian là “ nghìn mắt nghìn tay”).
+ Nghệ thuật thể hiện đạt tới sự hoàn hảo, đã tạo ra những hình phức tạp với nhiều đầu, nhiều tay mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên, cân đối và thuận mắt: 
* Các cánh tay lớn, một đôi chắp trước ngực, còn 38 tay kia đưa lên như đoá sen nở.
* Phía trên đầu tượng lắp ghép 11 đầu người chia thành 4 tầng, trên cùng là tượng A Di Đà nhỏ.
* Vòng ngoài là những cánh tay nhỏ, trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt tạo thành vòng hào quang toả sáng xung quanh pho tượng.
- GV kết luận:
+ Pho tượng có tính tượng trưng cao được lồng ghép hàng ngàn chi tiết mà vẫn mạch lạc về bố cục, hài hoà trong diễn tả hình khối và đường nét.
+ Toàn bộ pho tượng là sự thống nhất trọn vẹn ( phần ngườim toà sen và bục bệ ), tạo được sự hoà nhập chung và tránh được cái đơn điệu, lặng lẽ thường có của các pho tượng Phật.
Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật chạm khắc trang trí: hình tượng con rồng trên bia đá :
- Nhắc lại một vài nội dung:
+ Thời Lê có nhiều chạm khắc hình rồng trên đá ( thành bậc điện Kính Thiên, điện Lam Kinh,.).
+ Thơì Lê có nhiều biađá ( ở lăng miếu các vua, hoàng hậu, công thần; ở Văn Miếu, đình,chùa ). 
+ Bia đá thờ vua, hoàng hậu và các công thần thời Lê đều có kích thước vào loại lớn hiện còn ở nước ta. Trên các bia đều chạm nổi hình rồng để trang trí.
+ Hình con rồng ở thời Lê sơ ( thế kỉ XV ), ban đầu từ phong cách Lý – Trần. Sau đó có những nét ảnh hưởng của rồng nước ngoài ( Trung Quốc )
- Rồng thời Lý, thời Trần có đặc điểm gì? 
+ Rồng thời Lý có dáng hiền hoà, mềm mại, luôn có hình chữ S , khúc uốn lượn nhịp nhàng theo kiểu “thắt túi” từ to đến nhỏ dần về phía sau. 
+ Rồng thời Trần cấu tạo mập hơn, khúc uốn lượn theo nhịp điệu “thắt túi” nhưng doãng ra đôi chút so với con rồng thời Lý).
- Phân tích trên ĐDDH, các hình rồng ở bia Vĩnh Lăng và nhấn mạnh:
+ ở bia lăng Lê Thái Tổ (tức bia Vĩnh Lăng – 1433 ), trừ hình rồng ở trán bia, còn hàng chục con rồng lớn nhỏ ở trên bia đều là sự tái hiện hình rồng thời Lý – Trần và đat mức hoàn chỉnh.
+ Hình rồng thời Lê có bố cục chặt chẽ, hình mẫu trọn vẹn và sự linh hoạt về đường nét.
+ ở cuối thời Lê, hình rồng chầu mặt trời là loại bố cục hoàn toàn mới trong trang trí bia đá cổ ở Việt Nam.
- GV kết luận:
Hình rồng thời Lê, dù kế thừa tinh hoa của thời Lý – Trần hay mang những nét gần với mẫu rồng nước ngoài, song qua bàn tay các nghệ nhân, nó đã được Việt hoá cho phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Đặt các câu hỏi để kiểm tra nhận thức của HS.
- Rút ra một vài nhận xét về các công trình kiến trúc và điêu khắc giới thiệu trong bài.
* Dặn dò:
- HS đọc bài trong SGK và vở ghi chép.
- Sưu tầm thêm tài liệu và bài viết về mĩ thuật thời Lê.
- Quan sát hình rồng trên bia Vĩnh Lăng và tập chép lại.
- Chuẩn bị bài 6.
+ Chùa Keo
+ ở huyện Vũ Thư, Thái Bình.
+ Là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo. Chùa được cây dựng từ thời nhà Lý, sau đó được tu sửa lớn vào đầu thế kỉ XVII. 
+ Toàn bộ khu chùa gồm 154 gian hiện còn 128 gian.
+ HS vừa quan sát, vừa theo dõi hình ảnh trong SGK.
+ Lắng nghe
+ Lắng nghe
+ Hoạt động theo nhóm.
HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
+ ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.
+ Nghe bạn trình bày và bổ sung.
+ Lắng nghe
I/ Kiến trúc : Chùa Keo 
- Địa điểm : ở huyện Vũ Thư, Thái Bình.
Cấu trúc: 
+gồm 154 gian ( hiện cò 128 gian). Bên trong là các công trìnn nối tiếp nhau trên đường trục: Tam quan nội, Khu điện thờ Thánh, gác chuông.
+ Gác chuông:4 tầng, cao 12m.
II/ Điêu khắc và chạm khắc trang trí :
1. Điêu khắc:
Tượng Phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay.
Địa điểm:
Chất liệu:
Tác giả:
Bố cục:
2. Chạm khắc trang trí:
Hình tượng con rồng trên bia đá.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Thường thức mĩ thuật - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê - Phan Thuỳ Dương.doc