Bài 51: Thiết bị đóng - Cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà - Thực hành: Thiết bị đóng - cắt và lấy điện

I.MỤC TIÊU

-Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.

-Biết cách sử dụng các thiết bị điện đó an toàn và đúng kỹ thuật.

-Hiểu cấu tạo, chức năng của công tắc, phích cắm và ổ điện.

-Hiểu được nguyên lí làm việc, vị trí lắp đặt các thiết bị điện trong mạch điện.

-Rèn luyện kỹ năng tháo lắp các thiết bị điện.

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên

-Tranh vẽ cấu tạo của một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện.

-Một số thiết bị: Cầu dao, các loại công tắc điện, ổ cắm, phích cắm điện tháo được.

2.Học sinh

-Đọc trước bài 51+52.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4122Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 51: Thiết bị đóng - Cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà - Thực hành: Thiết bị đóng - cắt và lấy điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày dạy :
Tiết : Bài 51:
THIẾT BỊ ĐÓNG – CẮT VÀ LẤY ĐIỆN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
THỰC HÀNH: THIẾT BỊ ĐÓNG – CẮT VÀ LẤY ĐIỆN
I.MỤC TIÊU
-Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
-Biết cách sử dụng các thiết bị điện đó an toàn và đúng kỹ thuật.
-Hiểu cấu tạo, chức năng của công tắc, phích cắm và ổ điện.
-Hiểu được nguyên lí làm việc, vị trí lắp đặt các thiết bị điện trong mạch điện. 
-Rèn luyện kỹ năng tháo lắp các thiết bị điện.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên
-Tranh vẽ cấu tạo của một số thiết bị đóng – cắt và lấy điện.
-Một số thiết bị: Cầu dao, các loại công tắc điện, ổ cắm, phích cắm điện tháo được.
2.Học sinh
-Đọc trước bài 51+52.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định lớp: 
-Ổn định kỹ luật lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
-Mạng điện trong nhà có những đặc điểm nào?
-Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào?
3.Bài mới
TG
Nội dung
PHƯƠNG PHÁP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Thiết bị đóng – cắt mạch điện
1.Công tắc điện
a. Khái niệm
-Công tắc điện là thiết bị dùng để đóng hoặc cắt dòng điện bằng tay.
b. Cấu tạo
-Gồm có: Vỏ, cực động và cực tĩnh.
-Trên vỏ có ghi điện áp và dòng điện định mức (220V – 10A).
c. Phân lọai: 
-Dựa vào số cực có: Công tắc 2 cực, công tắc 3 cực.
-Dực vào thao tác đóng – cắt: Công tắc bật, công tắc bấm, công tắc xoay, 
	d. Nguyên lý làm việc
-Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc với cực tĩnh làm kín mạch. Khi ngắt công tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện.
-Công tắc điện thường được lắp trên dây pha nối tiếp với tải và sau cầu chì.
2.Cầu dao
a. Khái niệm
-Là thiết bị đóng cắt dòng điện bằng tay đơn giản.
	b. Cấu tạo
-Gồm có: Vỏ, các cực động và các cực tĩnh.
-Trên vỏ có ghi điện áp và dòng điện định mức (250V – 15A)
	c. Phân loại
-Căn cứ vào số cực của cầu dao, có các lọai: 2 cực, 3 cực.
-Căn cứ vào sử dụng, có các loại: một pha, ba pha.
II.Thiết bị lấy điện
1.Ổ điện
-Là thiết bị lấy điện cho các đồ dùng điện.
-Ổ điện gồm: 
 +Vỏ: làm bằng nhựa hay sứ, trên có ghi điện áp và dòng điện định mức. 
 +Cực tiếp điện: làm bằng đồng.
2.Phích cắm
-Dùng lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện.
-Có nhiều loại : tháo được, không tháo được, chốt cắm tròn, chốt cắm dẹt, 
-Khi sử dụng ta chọn loại có chốt cắm và số liệu kỹ thuật phù hợp với ổ điện.
ø Hoạt động 1
-Cho HS q/s H51.1
-Cho biết trong trường hợp nào bóng đèn sáng hoặc tắt? Tại sao?
-Cho HS q/s H51.2 kết hợp với vật thật.
-Cho HS thảo luận nhóm: 
-Nêu cấu tạo, chức năng các bộ phận chính của công tắc?
-Trên vỏ một công tắc có ghi 220V – 10A, giải thích ý nghĩa?
-Có nên dùng công tắc bị vở không? Tại sao?
-Dựa vào đâu để phân loại công tắc?
-Hoàn thành Bảng 51.1/178
-GV cho HS thảo luận nhóm điền vào chỗ trống trang 178 để tìm ra nguyên lý làm việc.
-Công tắc điện thường được mắc ở đâu trên mạch điện? 
-Cho HS q/s H51.4 kết hợp với vật thật.
-Cho HS thảo luận nhóm: 
-Nêu cấu tạo, chức năng các bộ phận chính của cầu dao?
-Trên vỏ một cầu dao có ghi 250V – 15A, giải thích ý nghĩa?
-Cầu dao thường được lắp đặt ở vị trí nào trong mạch điện?
-Khi cần sửa chữa điện trong mạng điện thì cầu dao có gía trị gì? 
-GV cho HS q/s cầu dao một pha, ba pha.
ø Hoạt động 2
-Cho HS q/s H51.6 kết hợp với vật thật.
-Cho HS thảo luận nhóm: 
-Nêu công dụng, cấu tạo, chức năng các bộ phận chính của ổ điện?
-Cho HS q/s H51.7 kết hợp với vật thật.
-Cho HS thảo luận nhóm: 
-Nêu công dụng, cấu tạo, chức năng các bộ phận chính của phích điện?
-Có những lọai phích cắm nào?
-Khi dùng phích cắm ta cần lưu ý cái gì?
-Hình a: Sáng, do kín mạch.
-Hình b: Tắt, do hở mạch
-HS thảo luận theo nhóm dựa trên câu hỏi GV đề ra.
-Vỏ: cách điện, cực động và cực tĩnh: để đóng cắt mạch điện. 
-HS giải thích ý nghĩa.
-Không nên vì rất nguy hiểm.
-HS làm việc theo nhóm.
-HS làm việc theo nhóm.
-Được đặt ở đầu đường dây chính.
-Cầu dao giống như công tắc, dùng để ngắt điện.
-HS q/s và ghi vào tập phần phân loại cầu dao.
-Vỏ: Sứ, nhựa, dùng để cách điện.
-Cực tiếp điện: bằng đồng, dùng để lấy điện.
-HS thảo luận nhóm.
-Công dụng: lấy điện từ ổ cắm tới phụ tải.
-Thân: làm bằng chất cách điện tổng hợp chịu nhiệt.
-Chốt tiếp điện: làm bằng đồng.
-Cắm tròn, cắm dẹt, 3 chốt, 2 chốt, 
-Chọn loại có chốt và số liệu kỹ thuật phù hợp với ổ điện.
I.Chuẩn bị
SGK trang 181
II.Nội dung
1.Tìm hiểu số liệu kỹ thuật
-Đọc các số liệu kỹ thuật ghi trên thiết bị đóng cắt và lấy điện. 
-Giải thích ý nghĩa ghi vào mục 1.
2.Tìm hiếu cấu tạo
 a. Tìm hiểu cấu tạo các thiết bị lấy điện.
-Quan sát cấu tạo, hình dáng bên ngoài của ổ điện, phích cắm điện.
-Tháo ổ điện, phích cắm điện, q/s và mô tả cấu tạo, ghi vào mục 2 báo cáo TH.
-Lắp hoàn chỉnh lại thiết bị đó.
 b. Tìm hiểu cấu tạo các thiết bị đóng cắt.
-Quan sát cấu tạo, hình dáng bên ngoài của cầu dao, công tắc điện, nút ấn điện.
-Tháo công tắc điện 2 cực, 3 cực, q/s và mô tả cấu tạo, ghi vào mục 2 báo cáo TH.
-Tháo cầu dao, nút ấn, q/s và mô tả cấu tạo vào mục 2 báo cáo TH.
-Lắp hoàn chỉnh lại thiết bị đó.
ø Hoạt động 3
-GV kiểm tra các nhóm, nhắc lại nội quy an toàn và hướng dẫn trình tự làm bài thực hành cho các nhóm hs.
ø Hoạt động 4
-Cho HS q/s các thiết bị đóng cắt và lấy điện.
-GV hướng dẫn hs đọc, giải thích ý nghĩa số liệu kỹ thuật của các thiết bị đó.
-GV hướng dẫn HS q/s mô tả cấu tạo bên ngoài của các thiết bị.
-GV hướng dẫn HS tháo rời một vài thiết bị như, ổ điện, phích cắm,  để q/s kỹ cấu tạo bên trong, tìm hiểu nguyên lý làm việc của các thiết bị đo và ghi vào báo cáo thực hành. 
-GV hướng dẫn HS lắp các thiết bị lại cho hoàn chỉnh.
-Tương tự như tìm hiểu cấu tạo các thiết bị lấy điện, GV cho HS tự thảo luận và thực hành để tìm hiểu các thiết bị đóng cắt.
-GV q/s các nhóm thực hành.
-Chỉnh sửa cho HS thao tác sai.
-GV lưu ý cho HS trình tự tháo và lắp ngược với nhau.
-HS q/s.
-HS theo dõi, thảo luận nhóm và ghi vào mục 1 báo cáo thực hành.
-HS thảo luận nhóm 
-Các nhóm thực hành theo sự hướng dẫn của GV và ghi vào báo cáo thực hành.
-HS tự thảo luận và thực hành.
-Hoàn thanh mục 2 trong báo cáo thực hành.
4.Củng cố bài
-HS trả lời câu hỏi trong SGK trang 180.
5.Dặn dò
-Học bài 51.
-Đọc trước bài 53+54.
IV- Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 51. Thiết bị đóng - cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà (2).doc