Sau khi học xong bài này học sinh có được:
1. Kiến thức:
– Biết được vị các môi trường tự nhiên của Châu Âu.
– Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường Địa Trung Hải, môi trường núi cao ở châu Âu.
2. Kỹ năng:
– Đọc và phân tích được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đặc trưng đại diên cho từng môi trường tự nhiên.
3. Thái độ:
– Có hứng thú tìm hiểu về những kiến thức địa lí.
– Có ý thức học tập bộ môn.
Ngày soạn: 28 / 03 / 2013. Ngày dạy: 02 / 04 / 2013. Người soạn: NguyÔn Ngäc Th¶o GVHD: Huúnh ThÞ Kim Ngäc Lớp dạy: Ch¬ng X. Ch©u ¢u Bµi 52. THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (tiếp theo) I. MỤC TIÊU. Sau khi học xong bài này học sinh có được: 1. Kiến thức: – Biết được vị các môi trường tự nhiên của Châu Âu. – Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường Địa Trung Hải, môi trường núi cao ở châu Âu. 2. Kỹ năng: – Đọc và phân tích được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đặc trưng đại diên cho từng môi trường tự nhiên. 3. Thái độ: – Có hứng thú tìm hiểu về những kiến thức địa lí. – Có ý thức học tập bộ môn. II. PHƯƠNG TIỆN. – Lược đồ khí hậu châu Âu. – Tài liệu, tranh ảnh về các môi trường khí hậu ở châu Âu. III. PHƯƠNG PHÁP. – Đàm thoại, giảng giải, phương tiện trực quan và hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (3 phút) Câu hỏi: Em hãy trình bày vị trí địa lí và địa hình của châu Âu? Trả lời: Vị trí địa lí. – Châu Âu nằm ở phía Tây của lục địa Á – Âu. – Diện tích: trên 10 triệu km2. – Châu Âu nằm trong khoảng vĩ độ 36oB đến 71oB. – Châu Âu có 3 mặt giáp biển, bờ biển dài 43.000 km bị cắt xẻ mạnh và khúc khuỷu tạo thành nhiều bán đảo, vũng, vịnh – Phía Đông ngăn cách với Châu Á qua dãy U–ran. Địa hình. – Có 3 dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già và núi trẻ: + Đồng bằng kéo dài từ Tây sang Đông, chiếm 2/3 diện tích. + Núi già nằm ở phía Bắc và vùng trung tâm có đỉnh tròn, thoải và sườn thấp. + Núi trẻ ở phía Nam, có đỉnh cao và nhọn bên cạnh các thung lũng sâu. 3. Giảng bài mới.(37 phút) – Giới thiệu bài mới: “Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về vị trí địa lí, địa hình cũng như khí hậu, sông ngòi và thực vật của châu Âu, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài Bài 52. Thiên Nhiên Châu Âu (tiếp theo)”. Thời Gian Hoạt Động Của GV Hoạt Động Của HS Nội Dung 5 phút ♦ Hoạt động 1: Tìm hiểu các môi trường tự nhiên của châu Âu. • GV: Tìm hiểu SGK hãy cho biết châu Âu có mấy kiểu môi trường tự nhiên, đó là những kiểu môi trường nào? • Giáo viên treo lược đồ Khí hậu châu Âu và giới thiệu phạm vi phân bố của các môi trường tự nhiên đó và vị trí của các trạm khí tượng Bret (Pháp), Ca–dan (LB Nga) và Pa–lec–mô (I–ta–li–a). • HS: Châu Âu có 4 kiểu môi trường tự nhiên. Đó là môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường Địa Trung Hải và môi trường núi cao. • Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe. III. CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN. – Châu Âu có 4 kiểu môi trường tự nhiên: môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường Địa Trung Hải và môi trường núi cao. 32 phút ♦ Hoạt động 2: Thảo luận: Tìm hiểu cụ thể từng môi trường tự nhiên của châu Âu. GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trong vòng 5 phút: • Nhóm 1: Quan sát hình 52.1 và SGK, tìm hiểu về đặc điểm phân bố, khí hậu, sông ngòi và thực vật của môi trường ôn đới hải dương. • Nhóm 2: Quan sát hình 52.2 và SGK, tìm hiểu về đặc điểm phân bố, khí hậu, sông ngòi và thực vật của môi trường ôn đới lục địa. • Nhóm 3: Quan sát hình 52.3 và SGK, tìm hiểu về đặc điểm phân bố, khí hậu, sông ngòi và thực vật của môi trường Địa Trung Hải. • Nhóm 4: Quan sát hình 52.4 và SGK, tìm hiểu về đặc điểm phân bố, khí hậu, sông ngòi và thực vật của môi trường núi cao. • Nhóm 1: Môi trường ôn đới hải dương: – Phân bố: Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Pháp, Ai–len, – Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm Bret: + Nhiệt độ mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 6): từ 10 – 15oC. + Mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 12): 8 – 13,5oC. + Lượng mưa: 820 mm/năm. – Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng. – Thực vật: Rừng lá rộng (sồi, dẻ,) rất phát triển. • Nhóm 2: Môi trường ôn đới lục địa: – Phân bố: khu vực các nước Đông Âu. – Phân tích biểu đồ nhiệt dộ và lượng mưa tại trạm Ca-dan: + Mùa hè (tháng 4 đến tháng 6): 3,5 – 18oC. + Mùa đông (tháng 10 đến tháng 12): 3,5 – xuống âm 10oC. + Lượng mưa ít: 443 mm/năm. – Sông ngòi nhiều nước vào mùa xuân và mùa hạ, đóng băng vào mùa đông. – Thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam, rừng lá kim và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. • Nhóm 3: Môi trường Địa Trung Hải: – Phân bố: Các nước Nam Âu và ven Địa Trung Hải. – Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại trạm Pa-lec-mô: + Mùa hạ (tháng 4 đến tháng 6): 16 – 23oC. + Mùa đông (tháng 10 đến tháng 12): 11 – 17oC. + Lượng mưa trung bình: 711 mm/năm. – Sông ngòi ngắn và dốc, nhiều nước vào thu – đông, mùa hạn ít nước. – Thực vật thích nghi khí hậu khô hạn, chủ yến là rừng thưa, cây lá cứng xanh quanh năm. • Nhóm 4: Môi trường núi cao: – Phân bố: Miền núi trẻ phía Nam, điển hình là dãy An – pơ. – Khí hậu: Nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Mưa nhiều ở sườn Tây. – Thực vật thay đổi theo độ cao. a) Môi trường ôn đới hải dương. – Phân bố: Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Pháp, Ai–len, – Khí hậu: Ấm và ẩm hơn các nước cùng vĩ độ: Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC. Mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 – 1.000mm/năm). – Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng. – Thực vật: Rừng lá rộng (sồi, dẻ,) rất phát triển. b) Môi trường ôn đới lục địa. – Phân bố: khu vực các nước Đông Âu. – Khí hậu: Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh và có tuyết rơi. Mưa vào mùa hạ. – Sông ngòi nhiều nước vào mùa xuân và mùa hạ, đóng băng vào mùa đông. – Thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam, rừng lá kim và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. c) Môi trường Địa Trung Hải. – Phân bố: Các nước Nam Âu và ven Địa Trung Hải. – Khí hậu: Mùa thu – đông không lạnh và có mưa, mùa hạ nóng và khô. – Sông ngòi ngắn và dốc, nhiều nước vào thu – đông, mùa hạ ít nước. – Thực vật thích nghi khí hậu khô hạn, chủ yến là rừng thưa, cây lá cứng xanh quanh năm. d) Môi trường núi cao. – Phân bố: Miền núi trẻ phía Nam, điển hình là dãy An – pơ. – Khí hậu: Nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Mưa nhiều ở sườn Tây. – Thực vật cũng thay đổi theo độ cao. 4. Củng cố: (3 phút) Câu 1: Châu Âu có mấy kiểu môi trường tự nhiên? a) 1. b) 2. c) 3. d) 4. Câu 2: Ở môi trường núi cao trên 3.000 m là môi trường của: a) Đồng cỏ núi cao. b) Băng tuyết vĩnh cửu. c) Rừng lá kim. d) Rừng hỗn giao. Câu 3: Quốc gia nào sau đây nằm trong môi trường ôn đới hải dương? a) Ai–xơ–len. b) I–ta–li–a. c) Bỉ. d) Hy Lạp. 5. Dặn dò: (1 phút) – Học bài và xem trước bài mới: Bài 53. THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU.
Tài liệu đính kèm: