Bài 56+57: Thực hành Vẽ sơ đồ nguyên lý - Sơ đồ lắp đặt mạch điện

Gv treo sơ đồ nguyên lý mạch điện, hướng dẫn học sinh quan sát, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm hoàn thành những nội dung sau.

+ Quan sát nguồn điện là nguồn điện một chiều hay xoay chiều cách vẽ nguồn điện?

+ Kí hiệu dây pha và dây trung tính?

+ Mach điện có bao nhiêu phân tử ? Mối liên hệ điện của các phân tử trong sơ đồ mạch điện có đúng không?

+ Các kí hiệu trong sơ đồ đã chính xác chưa?

+ Điền kí hiệu dây pha, dây trung tính tìm những chỗ sai của mạch điện.

Gv gọi các nhóm báo cáo kết quả nhóm khác bổ sung nhận xét giáo viên kết luận và nhấn mạnh một lần nữa về cách phân tích mạch điện

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 10621Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 56+57: Thực hành Vẽ sơ đồ nguyên lý - Sơ đồ lắp đặt mạch điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 56+57: Thực hành VẼ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ – SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN.
Ngày soạn :	Tuần : 
Ngày dạy :	Tiết : 
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện.
 - Vẽ được sơ đồ nguyên lý của một số mạch điện đơn giản trong nhà và từ sơ đồ nguyên lý này vẽ được sơ đồ lắp đặt. 
2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ mạch điện. 
3. Thái độ: - Học sinh làm việc nghiêm túc, kiên trì và khoa học. 
II . CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nội dung : Nghiên cứu nội dung bài 56+57 SGK+SGV, đọc tài liệu tham khảo.
Đồ dùng dạy học : Tranh mạch điện chiếu sáng đơn giản, mô hình mạch điện chiếu sáng đơn giản.
2. Chuẩn bị của học sinh
Nội dung : Đọc trước nội dung bài 56 + 57.
Đồ dùng học tập : Chuẩn bị báo cáo thực hành khổ giấy A4, thước kẻ, chì . . .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài: Sơ đồ nguyên lý là loại sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ về điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt cách sắp xếp các phần tử của mạch điện. Sơ đồ nguyên lý được dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện và các thiết bị điện. Dựa vào sơ đồ nguyên lý để xây dụng sơ đồ lắp đặt. Để hiểu được cách vẽ sơ đồ nguyên lý và lắp đặt của một mạch điện đơn giản trong nhà chúng ta cùng làm bài thực hành: “Vẽ sơ đồ nguyên lý – Sơ đồ lắp đặt mạch điện”.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện.
a. Phân tích mạch điện.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phân tích mạch điện.
Gv treo sơ đồ nguyên lý mạch điện, hướng dẫn học sinh quan sát, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm hoàn thành những nội dung sau.
+ Quan sát nguồn điện là nguồn điện một chiều hay xoay chiều cách vẽ nguồn điện? 
+ Kí hiệu dây pha và dây trung tính? 
+ MaÏch điện có bao nhiêu phân tử ? Mối liên hệ điện của các phân tử trong sơ đồ mạch điện có đúng không? 
+ Các kí hiệu trong sơ đồ đã chính xác chưa? 
+ Điền kí hiệu dây pha, dây trung tính tìm những chỗ sai của mạch điện. 
Gv gọi các nhóm báo cáo kết quả nhóm khác bổ sung nhận xét giáo viên kết luận và nhấn mạnh một lần nữa về cách phân tích mạch điện
Hs quan sát các sơ đồ mạch điện thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
Hình a: bóng đèn không sáng , chiều của dòng điện vẽ sai .Vôn kế mắc sai , am pe kế mắc sai 
Hình b. hai bóng đèn mắc song song , chiều của dòng điện vẽ đúng , sơ đồ mạch điện vẽ đúng 
Hình c :Vôn kế mắc song song vời bóng đèn để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cả bóng đèn sơ đồ vẽ đúng .
Hình d : dây trung tính ở phía dưới , dây pha ở trên 
Oå điện được mắc nối tiếp với cầu chì , bòng đèn 1và bóng đèn hai mắc nối tiếp với cầu chì , hai bóng đèn có hai côn tắc điều khiển riêng biệt , ổ cắm và hai bóng đèn được mắc song song với nhau 
Sơ vẽ hợp lý ( đúng ) 
b. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện.
Gv treo sơ đồ 56.2 cho học sinh quan sát và hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ mạch điện theo các bước.
+ Xác định nguồn điện là nguồn một hay xoay chiều? 
+ Nguồn xoay chiều xác định dây pha và dây trung tính? 
+ Mạch điện có bao nhiêu phân tử ? Mối liên hệ điện của các phân tử trong mạch điện?
+ Các kí hiệu điện? 
+ Xác định các điểm nối nhau, điểm chéo nhau 
+ Kiểm tra lại sơ đồ nguyên lý và mạch điện thật? 
Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân vẽ một trong các mạch điện đơn giản đã cho trong SGK vào báo cáo thực hành. 
Hs quan sát sơ đồ hình 56.2 cùng giáo viên phân tích sơ đồ mạch điện.
Hình a
Hình b
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách vẽ sơ đồ lắp đặt.
Gv hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện theo các bước sau: 
+ Quan sát nguồn điện là nguồn điện xoay chiều cách vẽ nguồn điện? 
+ Kí hiệu dây pha và dây trung tính? 
+ Mạch điện có bao nhiêu phân tử ? Mối liên hệ điện của các phân tử trong sơ đồ mạch điện có đúng không? 
+ Các kí hiệu điện trong sơ đồ chính xác chưa? 
Gv hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt theo trình tự các bước sau:
- Vẽ đường dây nguồn.
- Xác định vị trí của bảng điện và bóng đèn.
- Xác định vị trí của các thiết bị đóng-cắt, bảo vệ, lấy điện trên bảng điện sao cho hợp lí.
- Nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lý, thể hiện đúng mối liên hệ về điện giữa các phần tử trong mạch điện.
- Kiểm tra sơ đồ theo sơ đồ nguyên lý.
Hs cùng giáo viên phân tích sơ đồ nguyên lý mạch điện ở trên.
Hs lắng nghe giáo viên phân tích các bước vẽ sơ đồ lắp đặt.
Hoạt động 4: Tổng kết – Dặn dò
- Tổng kết : + Gv cho học sinh chấm chéo nhau theo các tiêu chí: Vẽ đúng sơ đồ, đẹp 10điểm mỗi lỗi sai trừ 1 điểm (thiếu phần tử mạch điện,sai kí hiệu . . .)
	 + Gv thu báo cáo thực hành, phân tích một số sơ đồ mạch điện.
	 + Gv nhận xét về sự chuẩn bị, thái độ và kết quả học tập của học sinh. 
- Dặn dò: Rèn kỹ năng vẽ sơ đồ điện, Xem lại nội dung đã học giờ sau ơn tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 56. Thực hành - Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện.doc