Bài 60: Cơ quan sinh dục nam

Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1/ Kiến thức:

• Kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam.

• Mô tả được đường đi của tinh trùng từ nơi sản sinh ra chúng đến khi ra ngoài cơ thể.

• Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó.

• Nêu rõ đặc điểm của tinh trùng.

2/ Kỹ năng:

• Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình.

• Kỹ năng hoạt động nhóm.

3/ Kỹ năng:

• Giáo dục nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể

• Giáo dục ý thức giữ gin vệ sinh cơ quan sinh dục

• Giáo dục ý thức nghiêm túc

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6447Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 60: Cơ quan sinh dục nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IX : SINH SẢN 
BÀI 60 . CƠ QUAN SINH DỤC NAM
I/ MỤC TIÊU: 
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1/ Kiến thức:
Kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam.
Mô tả được đường đi của tinh trùng từ nơi sản sinh ra chúng đến khi ra ngoài cơ thể. 
Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận đó.
Nêu rõ đặc điểm của tinh trùng.
2/ Kỹ năng:
Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình.
Kỹ năng hoạt động nhóm.
3/ Kỹ năng:
Giáo dục nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể 
Giáo dục ý thức giữ gin vệ sinh cơ quan sinh dục
Giáo dục ý thức nghiêm túc
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
- Hình ảnh phóng to hình 60 - 1,60 - 2/ SGK
- Bảng 60/SGK (trang 189)
- Một số hình ảnh tư liệu về cơ quan sinh dục nam, cấu tạo tinh trùng
- PHT
Học sinh:
- Chuẩn bị bài ở nhà
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiềm tra bài cũ 
3. Bài mới:
a. Mở bài : Ở lứa tuổi của chúng ta, đang bước vào tuổi dậy thì, có những bạn thấy cơ thể mình có một số biến đổi mà không biết sẽ phải làm gì, xử lý ra sao và cũng không dám chia sẻ với ai. Đôi khi đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn hay mắc một số bệnh viêm nhiễm qua đường sinh dục. Chương này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kĩ về những băn khoăn, thắc mắc không dám chia sẻ cùng ai đó nhé! 
GV giảng giải : Cơ quan sinh dục có chức năng quan trọng, đó là sinh sản duy trì nòi giống, vậy chúng có cấu tạo như thế nào ? 
“Bài 60. CƠ QUAN SINH DỤC NAM”
b. Nội dung bài mới
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nam và chức năng của từng bộ phận
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
- Hướng dẫn HS quan sát hình 60.1/SGK, kết hợp với ảnh tư liệu về cấu tạo cơ quan sinh dục, trao đổi nhóm hoàn thành bài tập điền từ SGK tr. 187.
(GV phát phiếu học tập cho các nhóm)
- GV chốt lại đáp án:
1- tinh hoàn; 2- mào tinh; 3- bìu; 4- ống dẫn tinh; 5- túi tinh.
- Yêu cầu 1, 2 HS đọc lại nội dung đã hoàn chỉnh.
- GV nêu câu hỏi:
+ Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào?
+ Nêu chức năng chính của từng bộ phận.
- GV cho HS xem clip sự di chuyển của tinh trùng, yêu cầu HS:
+ Mô tả sự di chuyển của tinh trùng từ khi hinh thành tới khi ra ngoài cơ thể.
- GV chốt lại.
- GV củng cố: 
+ Vì sao tinh hoàn lại nằm ngoài cơ thể? Nếu tinh hoàn còn nằm trong ổ bụng thì có thực hiện được chức năng sản xuất tinh trùng không? 
- GV giúp HS liên hệ thực tế về việc giữ gin vệ sinh cơ quan sinh dục nam: 
+ Tinh hoàn nằm ngoài cơ thể nên cần phải giữ gìn tránh những và đập mạnh gây chấn thương sẽ có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng, duy trì nòi giống (vô sinh).
+ Dương vật có nhiệm vụ kép vừa dẫn nước tiểu, vừa dẫn tinh nên có thể bị viêm nhiễm nên cần phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
- Học sinh quan sát kĩ hình vẽ, ghi nhớ vị trí và tên các bộ phận của cơ quan sinh dục nam → trao đổi nhóm hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự sửa chữa.
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
- Cá nhân HS dựa vào hình vẽ 60.1/SGK và phần thông tin SGK suy nghĩ và trình bày trên tranh vẽ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS xem clip và mô tả đường đi của tinh trùng.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS suy nghĩ trả lời.
Yêu cầu nêu được: vì sự sản sinh tinh trùng cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể, trường hợp tinh hoàn nằm trong ổ bụng sẽ không có khả năng sinh tinh trùng.
I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam
Cơ quan sinh dục nam gồm : 
- Tinh hoàn :
+ Sản xuất tinh trùng 
+ Tiết hoocmôn testosteron
- Mào tinh: hoàn thiện cấu tạo của tinh trùng
- Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng tới túi tinh
- Túi tinh: chứa và nuôi dưỡng tinh trùng
- Bìu: đảm bảo nhiệt độ thích hợp để sinh tinh
- Dương vật : dẫn nước tiểu và tinh trùng ra ngoài qua ống đái
- Tuyến phụ sinh dục:
+ Tuyến tiền liệt
+ Tuyến hành
→ tiết dịch nhờn 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự sản sinh tinh trùng và đặc điểm sống của tinh trùng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV giới thiệu vào phần II: tinh trùng được sản sinh như thế nào và có đặc điểm gì chúng ta cùng tìm hiểu ở phần II.
- GV cho HS quan sát hình ảnh tinh hoàn với hàng trăm ống sinh tinh. 
- GV thông báo: tinh hoàn là một tuyến pha.
- GV nêu câu hỏi:
+ Tại sao nói tinh hoàn là một tuyến pha?
+ Tinh hoàn sản sinh tinh trùng bắt đầu từ khi nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình 60.2 kết hợp với tư liệu về sự hình thành tinh trùng, cấu tạo tinh trùng và đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi: 
+ Tinh trùng được sản sinh ra ở đâu và như thế nào ? 
+ Trình bày cấu tạo của tinh trùng.
+ Tinh trùng có đặc điểm gì về hình thái và hoạt động sống ?
- GV giải thích thêm: TB gốc (TB mầm) qua phân chia giảm nhiễm tạo tinh trùng có bộ NST giảm đi 1 nửa và sau khi thụ tinh với trứng khôi phục lại bộ NST đặc trưng của loài. Đó chính là sự di truyền, duy trì nòi giống (lên lớp cao sẽ học kĩ hơn).
- GV cung cấp thêm thông tin về vai trò của 2 loại tinh trùng quyết định hình thành giới tính của con và số lượng, cấu tạo của tinh trùng có ảnh hưởng tới khả năng thụ tinh và đặc điểm cấu tạo của đời con.
- GV mở rộng thêm một vài thông tin về tinh trùng.
- GV chốt lại nội dung mục 2
- HS quan sát
- HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời: + vì tinh hoàn vừa sản xuất tinh trùng, vừa tiết hoocmôn sinh dục nam là testosteron.
+ Bắt đầu vào tuổi dậy thì
- Học sinh độc lập tự thu nhận kiến thức qua thông tin và hình vẽ, tư liệu → nêu ý kiến.
- Một số HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
II. Tinh hoàn và tinh trùng
1. Tinh hoàn
- Tinh hoàn là một tuyến pha
- Tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng bắt đầu vào tuổi dậy thì.
2. Tinh trùng
- Tinh trùng nhỏ gồm: đầu, cổ, thân và có đuôi dài di chuyển được.
- Có 2 loại tinh trùng : tinh trùng X và Y( tinh trùng X lớn hơn và có sức sống cao hơn tinh trùng Y) 
- Tinh trùng sống được 3, 4 ngày trong cơ quan sinh dục nữ 
IV. Củng cố
1. Cho học sinh làm bài tập tr.189 bằng cách phát cho học sinh tờ photô sẵn cho HS lưạ chọn, các nhóm chấm chéo bài.
2. Câu hỏi trắc nghiệm
V. Dặn dò và BT về nhà
- Đọc mục : “ Em có biết ?”
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK 
- Chuẩn bị bài 61
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP 
( Thời gian: 2 phút)
Yêu cầu: quan sát hình 60-1 và hình ảnh tư liệu về các bộ phận của cơ quan sinh dục nam, hoàn thiện thông tin dưới đây:
Nơi sản xuất tinh trùng là.. Nằm phía trên mỗi tinh hoàn là  đó là nơi tinh trùng tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo. Tinh hoàn nằm trong.. ở phía ngoài cơ thể tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng (khoảng 33oC – 34oC). Tinh trùng từ mào tinh hoàn sẽ theo .đến chứa tại .
BÀI TẬP CỦNG CỐ
1. Chọn chức năng thích hợp ở cột bên phải (kí hiệu bằng a, b, c ) điền vào chỗ trống ứng với mỗi bộ phận sinh dục nam ở cột bên trái (kí hiệu bằng 1, 2, 3) ở bảng 60/SGK
Bảng 60. Chức năng của mỗi bộ phận trong cơ quan sinh dục nam
Cơ quan
Chức năng
1. Tinh hoàn
2. Mào tinh hoàn
3. Bìu
4. Ống dẫn tinh
5. Túi tinh
6. Tuyến tiền liệt
7. Ống đái
8. Tuyến hành 
 (tuyến côpơ)
a. Tiết dịch hoà loãng với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch
b. Nơi nước tiểu và tinh dịch đi qua
c. Nơi sản xuất tinh trùng
d. Tiết dịch để trung hòa axit trong ống đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng thời làm giảm ma sát trong quan hệ tình dục
e. Nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng
g. Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo
h. Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh
i. Bảo đảm nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh tinh
(Đáp án: 1- c; 2- g; 3- i; 4- h; 5- e; 6- a; 7- b; 8- d) 
2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Tình trùng có đặc điểm :
Di chuyển nhờ đuôi
Gồm đầu, cổ và đuôi dài
Gồm 2 loại là X và Y
Cả a, b và c
Câu 2. Tinh trùng Y có đặc điểm:
Nhỏ, nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ chết
Kích thước lớn hơn có sức sống cao hơn tinh trùng X
Có cấu tạo phức tạp 
Cả a và c
Câu 3. Trong điều kiện bình thường tinh hoàn có thể sản sinh tinh trùng đến thời gian nào?
Từ lúc dậy thì đến suốt đời
Từ lúc dậy thi đến 40 tuổi
Từ lúc dậy thì đến 50 tuổi
Từ lúc dậy thì đến 60 tuổi
Câu 4. Tinh trùng sống được bao lâu trong cơ quan sinh dục nữ
1 tuần
1 tháng
 3 – 4 ngày
1 ngày 
(Đáp án: 1- d; 2- a; 3- a; 4- d)

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 60. Cơ quan sinh dục nam.doc