Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

I. MỤC TIÊU

- Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình.

- Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.

- Giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định c các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai.

2. Kỹ năng

- Vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Thu thập kiến thức từ thông tin.

- Hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình, tránh mang thai ở tuổi vị thành niên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh Một số biện pháp tránh thai.

- Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai sớm.

- Một số dụng cụ tránh thai như: Bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3117Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 63:
cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
i. mục tiêu
Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình.
Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.
Giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định c các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai.
2. Kỹ năng
Vận dụng kiến thức vào thực tế.
Thu thập kiến thức từ thông tin.
Hoạt động nhóm.
3. Thái độ
 Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình, tránh mang thai ở tuổi vị thành niên.
ii. đồ dùng dạy – học 
Tranh Một số biện pháp tránh thai.
Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai sớm.
Một số dụng cụ tránh thai như: Bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai.
iii. hoạt động dạy – học
Mở bài: GV có thể mở bài bằng cách hỏi: Điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai là gì?
Hoạt động 1
Tìm hiểu ý nghĩa của việc tránh thai là gì?
Mục tiêu: HS thấy được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
+ Em hãy cho biết nội dung của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình?
- Cá nhân có thể trả lời chưa đầy đủ nội dung đ HS khác bổ sung.
- GV viết ngắn gọn nội dung HS phát biểu vào góc bảng.
- GV hỏi tiếp:
+ Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào? cho biết lý do.
+ Thực hiện cuộc vận đó bằng cách nào?
- GV cho thảo luận toàn lớp.
- Lưu ý: Sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, vậy GV phải hướng ý kiến đó vào yêu cầu xung quanh ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch.
- HS trao đổi nhóm dựa trên những hiểu biết của mình qua phương tiện thông tin đại chúng đ yêu cầu.
+ Không sinh con quá sớm (trước 20).
+ Không đẻ dày, nhiều.
+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống.
+ Mỗi người phải tự giác nhận thức để thực hiện.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV nêu vấn đề:
+ Điều gì sẽ xảy ra khi có thai ở tuổi còn đang đi học (tuổi vị thành niên)?
- HS thảo luận nhóm đ thống nhất ý kiến về những vấn đề GV nêu ra.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
+ Em nghĩ như thế nào khi HS THCS được học về vấn đề này?
+ Em có biết hiện nay có nhiều trẻ em tuổi vị thành niên có thai hay không? Thái độ của em như thế nào trước hiện tượng này?
- GV cần lắng nghe ghi nhận những ý kiến đa dạng của HS để có biện pháp tuyên truyền giáo dục ở năm học tới.
- Kết luận:
ý nghĩa của việc tránh thái.
- Trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình: Đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống.
- Đối với HS (tuổi vị thành niên) không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần.
Hoạt động 2
Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên
Mục tiêu: HS phân tích để tự thấy được sự nguy hiểm khi có thai ở tuổi vị thành niên.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- GV yêu cầu:
+ Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hay tránh phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên?
- GV cho HS thảo luận toàn lớp.
- Cần lưu ý: HS thường ngại bày tỏ vấn đề này trước đám đông, nên GV phải động viên khuyến khích các em, kể cả những em trai.
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin Sgk tr.197.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
 GV có thể đưa thêm dẫn chứng đăng báo An ninh thế giới tháng 4 và 5 năm 2004 về có thai ngoài ý muốn ở tuổi HS để giáo dục các em.
- GV cần khẳng định cả HS nam và nữ đều phải nhận thức về vấn đề này, phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn bản thân, đó là tiền đề cho cuộc sống sau này.
Kết luận: Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu.
Hoạt động 3
Tìm hểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Mục tiêu: HS giải thích được cơ sở kh của các biện pháp tránh thai.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- GV nêu yêu cầu:
- Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. Yêu cầu:
+ Dựa vào điều kiện thụ tinh và thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai?
+ Cần có những biện pháp nào để thực hiện nguyên tắc tránh thai?
+ Mỗi cá nhân vận dụng kiến thức của bài 62 và hiểu biết của mình thông qua đài báo.
+ Tránh trứng gặp tinh trùng.
+ Ngăn cản trứng đã thụ tinh phát triển thành thai.
- Gv cho thảo luận toàn lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả đ nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cần lưu ý có nhiều ý kiến trùng nhau nhưng thực tế HS chưa hiểu rõ cơ sở khoa học của mỗi biện pháp tránh thai.
- Sau khi thảo luận thống nhất các nguyên tắc tránh thai, GV nên cho HS nhận biết các phương tiện sử dụng bằng cách:
+ Cho HS quan sát bao cao su, thuốc...
+ GV cho một nhóm đọc tên nguyên tắc và nhóm khác đọc phương tiện sử dụng.
- Nhóm thống nhất chọn phương tiện tránh thai phù hợp với nguyên tắc.
- Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau.
- Sau khi thảo luận GV yêu cầu mỗi HS phải có dự kiến hành động cho bản thân và yêu cầu một vài em trình bày trước lớp.
- HS đọc kết luận cuối bài.
Kết luận: Nguyên tắc tránh thai.
- Ngăn trứng chín và rụng.
- Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
- Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
Phương tiện tránh thai:
- Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai...
iv. kiểm tra đánh giá
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở cuối bài.
Còn thời gian HS hoàn thành bảng 63.
v. dặn dò
Học bài trả lời câu hỏi Sgk.
Đọc mục “Em có biết?”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.doc