Bài 7, Tiết 11: Tính chất hóa học của bazơ - Trần Vũ Yên Trang

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

* HS biết :

 - Tính chất hóa học chung của bazơ:

 + Tác dụng với chất chỉ thị màu và với axit.

 + Tính chất hóa học riêng của bazơ tan (kiềm) tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối

 * HS hiểu:

+ Tính chất hóa học riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân hủy)

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được:

+ Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.

+ Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của bazơ.

+ Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch, nồng độ dung dịch, tính % khối lượng hỗn hợp của dung dịch. bazơ.

- HS thực hiện thành thạo:

+ Tra bảng tính tan để biết được một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.

+ Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein )

1.3. Thái độ: Học sinh vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Tính chất hóa học của bazơ

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 7, Tiết 11: Tính chất hóa học của bazơ - Trần Vũ Yên Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7 - Tiết 11
Tuần: 6 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
* HS biết :
 - Tính chất hóa học chung của bazơ:
 + Tác dụng với chất chỉ thị màu và với axit.
 + Tính chất hóa học riêng của bazơ tan (kiềm) tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối 
 * HS hiểu:
+ Tính chất hóa học riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân hủy)
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: 
+ Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
+ Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của bazơ.
+ Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch, nồng độ dung dịch, tính % khối lượng hỗn hợp của dung dịch. bazơ.
- HS thực hiện thành thạo: 
+ Tra bảng tính tan để biết được một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
+ Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein ) 
1.3. Thái độ: Học sinh vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hóa học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Tính chất hóa học của bazơ 
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Dung dịch NaOH, Cu(OH)2, quỳ tím, phenolphthalein. Ống nghiệm, đèn cồn, chén sứ.
3.2. Học sinh: Kiến thức, VBT.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: Không 
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tính chất hóa học của bazơ tan (Kiềm) (Thời gian: 20’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: 
+ Tác dụng với chất chỉ thị màu và với axit.
+ Tính chất hóa học riêng của bazơ tan (kiềm) tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối 
- Kỹ năng: Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của bazơ; Tra bảng tính tan để biết được một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm; Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein); Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch, nồng độ dung dịch, tính % khối lượng hỗn hợp của dung dịch. bazơ.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Thực hành, trực quan, vấn đáp
- Phương tiện: Dung dịch NaOH, quỳ tím, phenolphthalein. Ống nghiệm.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Làm đổi màu chất chỉ thị 
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Nhỏ 1 giọt dd NaOH lên quỳ tím.Yêu cầu HS nhận xét.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, nhận xét:
HS: Làm tiếp thí nghiệm nhỏ dd phenolphtalein không màu vào ống nghiệm có sẵn từ 1-2ml dd NaOH. Quan sát sự đổi màu của phenolphtalein.
Bước 2: Tác dụng với oxit axit.
GV: Gợi ý cho HS nhớ lại tính chất này ở bài oxit và yêu cầu HS chọn chất để viết PTHH minh họa.
HS: PTHH: KOH + CO2 ® 
 NaOH + SO2 ®
HS: Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit ® Muối và nước.
Bước 3: Tác dụng với axit.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của axit. Từ đó liên hệ với tính chất tác dụng với bazơ tan
HS: Nêu lên tính chất: Bazơ tan tác dụng với axit tạo ra sản phẩm là muối và nước.
HS: hoàn thành PTHH.
NaOH + HCl® 
GV: Phản ứng giữa bazơ và axit là phản ứng gì?
HS: Phản ứng trung hòa.
Bước 4: dd bazơ t/d với dung dịch muối 
I. Tính chất hóa học của bazơ tan:
1. Tác dụng của bazơ tan với chất chỉ thị màu:
- Thí nghiệm: SGK. 
- Nhận xét: Các dạng dung dịch bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thị.
+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh.
+ Phenolphtalein không màu ® đỏ.
2. Tác dụng bazơ tan với oxit axit: 
2KOH + CO2® K2CO3 + H2O
2NaOH + SO2® Na2SO3 + H2O
Dung dịch bazơ (kiềm) tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
3. Tác dụng của bazơ tan với axit:
Bazơ tan tác dụng với axit sinh ra muối và nước.
NaOH + HCl® NaCl + H2O
Phản ứng giữa bazơ và axit là phản ứng trung hòa.
4. Bazơ tan tác dụng với dung dịch muối: Học ở bài 9
HOẠT ĐỘNG 2: Tính chất hóa học của bazơ không tan (Thời gian: 10’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: 
+ HS hiểu: Tính chất hóa học riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân hủy)
- Kỹ năng: 
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Thực hành, vấn đáp
- Phương tiện: Cu(OH)2, đèn cồn, chén sứ.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Tác dụng với axit.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của axit. Từ đó liên hệ với tính chất tác dụng với bazơ không tan
HS: Nêu lên tính chất: Bazơ không tan tác dụng với axit tạo ra sản phẩm là muối và nước.
HS: hoàn thành PTHH.
Fe(OH)2 + HNO3® 
GV: Phản ứng giữa bazơ và axit là phản ứng gì?
HS: Phản ứng trung hòa.
Hoạt động 5: Bazơ không tan phân hủy.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm/24 SGK, H1.16/25 SGK.
HS: Hoạt động nhóm làm theo hướng dẫn của GV: Đốt nóng 1 ít bazơ không tan như: Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn H1.16/25 SGK.
GV: Yêu cầu HS nhóm nhận xét.
HS: Nhận xét: Cu(OH)2 màu xanh lơ, phân hủy sinh ra chất màu đen và nước.
HS đại diện nhóm viết PTHH 
GV: Gọi HS rút ra kết luận của tính chất bazơ không tan phân huỷ.
HS: 2Al(OH)3 
Fe(OH)2 
II. Tính chất hóa học của bazơ không tan:
1. Tác dụng với axit:
Bazơ không tan tác dụng với axit sinh ra muối và nước.
Fe(OH)2 + 2HNO3® Fe(NO3)2 + 2H2O
Phản ứng giữa bazơ và axit là phản ứng trung hòa.
2, Bazơ không tan phân hủy:
- Thí nghiệm: SGK
- Nhận xét: Cu(OH)2 màu xanh lơ, phân hủy sinh ra chất màu đen và nước.
Cu(OH)2 CuO + H2O
- Kết luận: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy sinh ra oxit bazơ tương ứng và nước
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: 
Câu 1: Bazơ tan và bazơ không tan có tính chất hóa học nào giống nhau?
- Đều tác dụng được với dd axit, sản phẩm là muối và nước. Gọi là phản ứng trung hòa.
Câu 2: Dùng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đđktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Tính V?
n
PTHH: Ba(OH)2 + SO2 ® BaSO3 + H2O
Nên: n
Vậy: V
5.2. Hướng dẫn học tập: 
* Đối với bài học tiết này:
 - Học bài, làm bài tập: 1, 3, 5 (bỏ 4)/ 25 SGK 
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem và chuẩn bị trước bài 8
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Tính chất hóa học của bazơ - Trần Vũ Yên Trang - Trường THCS Thạnh Bình.doc