Bài 9: Lịch sự, tế nhị - Trường THCS Bình Đức

I/ Mục tiêu bài học:

 1/ Kiến thức:

• Hiểu biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp hằng ngày.

• Lịch sự tế nhị là biểu hiện của văn hoá trong giao tiếp.

• HS hiểu được lợi ích của lịch sự, tế nhị trong cuộc sống.

 2/ Thái độ:

• Có ý thức rèn luyện lịch sự, tế nhị.

• Mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

 3/ Kỹ năng:

• Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có những hành vi ứng sử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.

II/ Tài liệu và phương tiện:

• Sưu tầm tranh, ảnh, truyện đọc có nội dung lịch sự, tế nhị.

• Chuẩn bị một số tình huống giao tiếp và trang phục sắm vai.

• Bảng phụ.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1824Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 9: Lịch sự, tế nhị - Trường THCS Bình Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục thành phố mỹ Tho
Trường THCS Bình Đức.
Giáo án GDCD 6:
Bài 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ
I/ Mục tiêu bài học:
 1/ Kiến thức:
Hiểu biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp hằng ngày.
Lịch sự tế nhị là biểu hiện của văn hoá trong giao tiếp.
HS hiểu được lợi ích của lịch sự, tế nhị trong cuộc sống.
 2/ Thái độ:
Có ý thức rèn luyện lịch sự, tế nhị.
Mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
 3/ Kỹ năng:
Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có những hành vi ứng sử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.
II/ Tài liệu và phương tiện:
Sưu tầm tranh, ảnh, truyện đọc có nội dung lịch sự, tế nhị.
Chuẩn bị một số tình huống giao tiếp và trang phục sắm vai.
Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy và học:
 1/ Ổn định tổ chức:
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 GV: - Cho HS liên hệ bản thân đã sống chan hoà với mọi người như 
 thế nào?
 - Theo em những biểu hiện nào sau đây là biết sống chan hoà 
 với mọi người:
 a/ Biết chăm lo giúp đỡ mọi người xung quanh.
 b/ Luôn hoà nhã vui vẻ cùng mọi người.
 c/ Chống lối sống ích kỷ, nhỏ nhen.
 d/ Cả ba ý kiến trên.
 3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS:
Nội dung:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Đọc một lần tình huớng SGK.
HS: Sắm vai.
GV: Hãy nhận xét hành vi của các bạn HS?
HS: Trả lời tự do.
GV: Dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Phân tích tình huống.
GV: Chia nhóm cho HS thảo luận.
Nhóm 1:
 Nhận xét hành vi của các bạn chạy vào lớp khi thầy đang giảng bài.
Nhóm 2: 
Đánh giá hành vi ứng xử của bạn Tuyết.
Nhóm 3:
Nếu em là thầy Hùng, em sẽ xử lý như thế nào, trước hành vi của những bạn vào muộn?
HS: - Các nhóm thảo luận.
 - Đại diện nhóm lên trình bày.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận:
GV: Yêu cầu các em đưa ra cách giải quyết các trường hợp sau:
Phê bình gắt giao trước giờ sinh hoạt.
Phê bình kịp thời ngay lúc đó.
Nhắc nhở nhẹ nhàng khi tan học.
Coi như không có chuyện gì mà tự rút ra bài học cho mình.
HS: Phân tích ưu nhược điểm của từng ý và cách ứng xử.
GV: Nhận xét chung.
GV: Nếu em đến họp muộn, mà bạn điều khiển sinh hoạt là bạn cùng tuổi hoặc ít tuổi hơn, thì em ứng xử như thế nào? 
HS: Tự suy nghĩ trả lời.
Nhất thiết phải xin lỗi vì đến muộn.
Có thể không cần xin phép mà đi nhẹ nhàng vào.
- Có thể gật đầu chào, đi nhẹ nhàng vào. 
 GV: Kết luận, chuyển ý 
1/ Tình huống SGK:
Nhóm 1:
- Bạn không chào: Là vô lễ, thiếu lịch sự, tế nhị.
- Bạn chào rất to: Không lịch sự, tế nhị.
Nhóm 2:
Bạn Tuyết: Lễ phép, khiêm tốn, biết lỗi của mình, là người biết lịch sự, tế nhị.
Nhóm 3:
em sẽ nhắc nhở, phân tích cho các bạn hiểu, tha lỗi cho các bạn.
Hoạt động 3: Phân tích nội dung bài học.
GV: cùng HS lần lựơt trao đổi nội dung bài học.
GV: Chốt lại, rút ra nội dung bài học.
HS: Ghi bài.
GV: Thế nào là lịch sự?
 Thế nào là tế nhị?
 Biểu hiện của lịch sự, tế nhị?
 VÌ sao phải biết lịch sự, tế nhị?
 Tục ngữ ca dao nói về lịch sự, tế nhị?
GV: Kết luận:
Lịch sự tế nhị là lối sống có văn hoá trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó cần được giữ vững trong đời sống mỗi người.
3/ Nội dung bài học:
Lịch sự:
 Là những cử chỉ, hành vi trong giao tiếp ứng xử phù hợp với những qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
Tế nhị:
Là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là người có hiểu biết, có văn hoá. 
Biểu hiện của lịch sự, tế nhị:
Ở lời nói, hành vi giao tiếp.
Ở sự hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội.
Ở sự tôn trọng người giao tiếp và người xung quanh. 
Vì:
 Lịch sự, tế nhị thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.
Ca dao:
” Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Hoạt động 4: Củng cố- luyện tập.
HS: Đọc bài tập a SGK tr 27
GV: Cho HS thảo luận lớp.
HS: Trả lời cá nhân:
GV: Nhận xét, cho điểm ý kiến đúng.
GV: đặt câu hỏi tiếp:
Trước đây có bao giờ em tỏ ra thiếu lịch sự, tế nhị không? Hãy kể lại.
Sau này em có suy nghĩ gì về hành vi của mình?
Em sẽ làm gì để trở thành người lịch sự, tế nhị?
GV: Gợi ý giúp HS trao đổi.
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
HS: Cả lớp cùng góp ý.
GV: Nhận xét, kết luận toàn bài:
Trong quan hệ ứng xử giữa người với người cần có thái độ lịch sự, tế nhị để khích lệ người khác làm điều hay, lẽ phải. Nó giúp ta hoàn thành công việc, vừa giữa quan hệ đúng mực giữa người với người.
Lịch sự, tế nhị khác với thái độ kiêu căng, thô lỗ. Lối sống văn hoá của mỗi cá nhân, cộng đồng rất cần đến lịch sự, tế nhị. Đó là giá trị đạo đức của mỗi người.
3/ Bài tập:
 Bài tập a:
Biểu hiện lịch sự:
+ Biết lắng nghe.
+ Biết nhường nhịn.
+ Biết cảm ơn, xin lỗi.
Biểu hiện tế nhị:
+ Nói nhẹ nhàng.
+ Nói dí dỏm.
+ Biết cảm ơn, xin lỗi.
Dặn dò: - Học bài và làm bài tập.
 - Xem trước bài 10.
 - Sưu tầm tài liệu về hoạt động tập thể.
-------------------------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Lịch sự, tế nhị - Trường THCS Bình Đức.doc