Bài dự thi bài giảng tích hợp kiến thức liên môn môn Hóa học lớp 9

1. Tên hồ sơ dạy học:

TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN VẬT LÝ, TOÁN HỌC, SINH VẬT VÀ GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀO GIẢNG DẠY BÀI “RƯỢU ÊTYLIC” MÔN HÓA HỌC 9.

2. Mục tiêu dạy học:

 Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều hiện tượng liên quan đến kiến thức hóa học. Một trong những chất tác động rất lớn đến các đời sống của con người đó là “ Rượu Êtylic”. Để góp phần vào việc giúp các em học sinh hiểu được tính chất, CTCT, ứng dụng và sản xuất rượu Êtylic như thế nào Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra một số giải pháp vận dụng kiến thức các môn học toán, lý, sinh, giáo dục công dân để giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến bài rượu Êtylic.

a. Kiến thức: Biết được:

- Tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.

- Khái niệm độ rượu.

- CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo.

- Tính chất hoá học: phản ứng với Na, với Axitaxetic, phản ứng cháy.

- Ứng dụng: Làm nguyên liệu, dung môi trong công nghiệp.

- Phương pháp điều chế ancol Êtylic từ tinh bột, đường hoặc từ Êtylen.

b. Kỹ năng:

- Quan sát mô hình ph/tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học.

- Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.

- Ph/biệt Ancol Êtylic với Benzen

- Tính khối lượng Ancol Êtylic th/gia hoặc tạo thành trong ph/ứng có s/dụng độ rượu và h/suất quá trình

- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.

 - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.

 

doc 12 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1925Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi bài giảng tích hợp kiến thức liên môn môn Hóa học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến thức hóa học. Một trong những chất tác động rất lớn đến các đời sống của con người đó là “ Rượu Êtylic”. Để góp phần vào việc giúp các em học sinh hiểu được tính chất, CTCT, ứng dụng và sản xuất rượu Êtylic như thế nào  Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra một số giải pháp vận dụng kiến thức các môn học toán, lý, sinh, giáo dục công dân để giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến bài rượu Êtylic. 
a. Kiến thức: Biết được:
- Tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
- Khái niệm độ rượu. 
- CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo.
- Tính chất hoá học: phản ứng với Na, với Axitaxetic, phản ứng cháy.
- Ứng dụng: Làm nguyên liệu, dung môi trong công nghiệp.
- Phương pháp điều chế ancol Êtylic từ tinh bột, đường hoặc từ Êtylen.
b. Kỹ năng: 
- Quan sát mô hình ph/tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học.
- Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.
- Ph/biệt Ancol Êtylic với Benzen
- Tính khối lượng Ancol Êtylic th/gia hoặc tạo thành trong ph/ứng có s/dụng độ rượu và h/suất quá trình
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
	- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
c. Thái độ: - Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra:
+ Môn vật lý: - Biết cách sử dụng ống đong để đong 1 thể tích rượu cho trước.
+ Môn toán học: - Biết vận dụng những kiến thức toán học để biến đổi các công thức tính toán về độ rượu, những công thức chuyển đổi giữa các đại lượng để thực hiện 1 bài toán hóa.
+ Môn sinh học: - Biết được các tác hại của rượu đối với sức khỏa con người.
+ Môn GDCD: - Giải thích vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất, tận dụng những phế phẩm của quá trình sản xuất rượu để sản xuất những sản phẩm khác.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt , linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
3. Đối tượng dạy học của bài học.
	- Số lượng học sinh: 67 em học sinh khối 9 của trường THCS Kim Thư.
- Đặc điểm của Học sinh: Đại trà
* Dự án mà chúng tôi thực hiện là môn hóa học 9, đối với môn này có 1 số thuận lợi sau:
	- Thứ nhất: các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn hóa học nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
	- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “ Rượu Êtylic” các em đã học ở bài trước các kiến thức liên quan đến Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ; Tính chất của chất.. 
	- Thứ 3: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn vật lý, sinh học, toán học.. các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn hóa học trong đó có kiến thức về cách xây dựng 1 công thức tính toán, cách biến đổi các đại lượng trong 1 công thức, cấu tạo cơ thể người, cách đong thể tích chất lỏng bằng ống đong. Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào vào bộ môn hóa học để giải quyết vấn đề trong bài học các em không cảm thấy bỡ ngỡ. Như vậy việc tích hợp được kiến thức của các môn học này để giải quyết vấn đề trong môn hóa học một cách rất thuận lợi.
4. Ý nghĩa của dự án:
- Đối với thực tiễn dạy học: 
+ Nắm được tính chất vật lý và hóa học của rượu Êtylic, khái niệm độ rượu, công thức tính độ rượu.
+ Nắm được ứng dụng và cách điều chế rượu Êtylic.
- Đối với thực tiễn đời sống: 
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa về độ rượu trên các nhãn chai rượu. 
+ Biết cách pha chế rượu theo độ rượu cho trước bằng ancol kế.
+ Biết được lợi ích của rượu và tác hại khi uống nhiều rượu.
+ Biết cách sản xuất rượu từ những sản phẩm của ngành sản xuất nông nghiệp.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
- Giaó viên: 
+ Máy trình chiếu, ancol kế, ống đong, 1 số nhãn của các chai rượu, rượu Êtylic, đèn cồn, diêm, kim loại Natri, mô hình phân tử rượu êtylic, bát sứ, ống nghiệm, kẹp gỗ, panh sắt.
+ Chèn 1 số hình ảnh về ứng dụng và điều chế rượu Êtylic.
- Học sinh: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. 
	Đối với bài “Rượu Êtylic” giáo viên thực hiện theo các bước sau:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Nội dung
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Giới thiệu bài mới ( 2 phút)
- GV thuyết giảng: Khi lên men gạo, sắn, ngô (đã nấu chin) hoặc quả nho, quả táo người ta thu được rượu Êtylic. Vậy rượu ÊTylíc có CTCT như thế nào? Có tính chất và ứng dụng gì? Ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
- GV cho HS dựa vào SGK nêu CTPT và tính phân tử khối của rượu Êtylic.
- Chốt lại câu trả lời đúng
- HS nghe giảng.
- HS trả lời: 
 + CTPT: C2H6O
 + PTK: 46
- Bảng trình chiếu:
- Slide 2 
+ Giới thiệu bài Rượu Êtylic.
+ Nút lệnh: CTPT, PTK cuả rượu êtylic 
HĐ2: Tìm hiểu tính chất vật lý rượu Êtylic.( 8 phút )
Mục tiêu: 
- Sử dụng kiến thức môn toán và môn vật lý cho HS tìm hiểu tính tan của rượu, xây dựng cong thức tính độ rượu và công thức biến đổi để làm bài tập.
- Tính chất vật lý, khái niệm độ rượu.
- Phân tích được kết quả TN để rút ra nhận xét
- Vận dụng kiến thức môn vật lý để rèn kỹ năng sử dụng ống đong để pha chế rượu và môn toán hóa học để xây dựng công thức tính độ rượu.
Phương pháp: Trực quan, phát vấn, trao đổi nhóm
I. Tính chất vật lý.
1. Tính chất vật lý.
Rượu etilic là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, sôi ở 78,30 . Rượu etylic hoà tan được nhiều chất như iot, benzen
2. Độ rượu:
- Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước
- Công thức tính độ rượu: Độ rượu = Số ml rượu nguyên chất x 100/ Số ml hỗn hợp Rượu 
1. Tính chất vật lý.
- GV: Cho các nhóm HS quan sát lọ đựng rượu etilic. Gọi HS nêu các tính chất vật lý của rượu (thể, màu, mùi)
- Gọi 1 HS lên bảng làm TN hòa tan rượu vào nước, nhận xét khả năng hòa tan của rượu trong nước.
- Gọi 1 HS lên bảng làm TN hòa tan iốt vào rượu, nhận xét khả năng hòa tan của iốt trong rượu.
- GV cho HS liên hệ thực tế và giải thích vì sao thường ngâm chuối, 1 số vị thuốc bắc vào rượu, ngâm để làm gì?
- GV cho HS rút ra kết luận về tính chất vật lý của rượu Êtylic
- Chốt lại câu trả lời đúng.
- Trình chiếu tính chất vật lý của rượu Êtylic. Và cho HS ghi bài.
2. Độ rượu:
- Trình chiếu 1 số nhãn rượu (Nếp mới, Hữu nghị), hướng dẫn HS quan sát độ rượu ghi trên nhãn.
- GV giới thiệu độ rượu và cho HS tìm hiểu khái niệm độ rượu.
- GV cho HS vận dụng kiến thức vật lý 6 ôn lại cách sử dụng ống đong để pha loãng rượu.
- Trình chiếu TN ảo về cách pha chế rượu 450, hướng dẫn HS quan sát và cho HS trả lời câu hỏi: Thế nào là rượu 450
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Thế nào là độ rượu? 
- Chốt lại câu trả lời đúng.
- Trình chiếu kết luận về độ rượu.
- Cho HS pha chế rượu 500. Kiểm tra lại độ rượu bằng ancol kế.
- Từ khái niệm về độ rượu, cho HS vận dụng kiến thức môn toán học xây dựng công thức tính độ rượu
- Chốt lại câu trả lời đúng.
- Trình chiếu công thức tính độ rượu.
- Cho HS thảo luận nhóm làm BT 4a,b
- HS quan sát lọ đựng rượu etilic, 1 HS trả lời câu hỏi
1 HS lên bảng làm TN, 1 HS khác nhận xét khả năng hòa tan của rượu trong nước.
1 HS lên bảng làm TN hòa tan iốt vào rượu, 1 HS khác nhận xét khả năng hòa tan của iốt trong rượu.
- HS liên hệ thực tế và giải thích.
- HS rút ra kết luận về tính chất vật lý của rượu Êtylic
- HS ghi bài.
- HS quan sát
- Rút ra lết luận
- Ghi vở
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm trả lời: Là có 45ml rượu nguyên chất trong 100 ml hỗn hợp rượu và nước
- HS thảo luận nhóm trả lời:
Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước
- HS thảo luận nhóm vận dụng kiến thức môn toán học xây dựng công thức tính độ rượu: Độ rượu = Số ml rượu nguyên chất x 100/ Số ml hỗn hợp Rượu 
- HS thảo luận nhóm làm BT 4a,b
Bảng trình chiếu.
- 1 lọ rượu Êtylic, 1 cốc nước, iốt.
- Slide 2: 
+ Bảng trình chiếu kết luận về tính chất vật lý
- Slide 3: Trình chiếu 1 số nhãn rượu (Nếp mới, Hữu nghị)
- Slide 5: Trình chiếu thí nghiệm ảo về các pha rượu 450
- Slide 6: 
+ Bảng trình chiếu kết luận về độ rượu
- Slide 7: 
+ Bảng trình chiếu về công thức tính độ rượu
- Bảng nhóm để HS làm BT4a, b
HĐ3: Tìm hiểu cấu tạo phân tử của Rượu Êtylic: ( 4’)
Mục tiêu: CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo. Quan sát mô hình phân tử, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử.
 Phương pháp: Làm thí nghiệm, trực quan; hoạt động nhóm;
II. Cấu tạo phân tử của Rượu Êtylic.
 H H
H - C - C -O- H 
 H H
hay CH3-CH2-OH
* Đặc điểm liên kết: Trong phân tử Rượu Êtylic có 1 H không liên kết với C mà liên kết với O tạo ra nhóm (-OH). Chính nhóm (-OH) này làm cho rượu có tính chất đặc trưng.
- Cho HS quan sát mô hình phân tử rượu etilic , sau đó cho HS viết công thức cấu tạo của rượu etilic .
- Trình chiếu CTCT của rượu etilic, cho HS khác nhận xét. 
- Trình chiếu lên màn hình công thức cấu tạo rượu etilic trong đó nhóm (-OH) có màu khác. Cho HS nêu đặc điểm cấu tạo của rượu etilic (hướng HS lưu ý sự khác nhau về vị trí của 6 nguyên tử hiđro)
- Chốt lại câu trả lời đúng.
- Trình chiếu về đặc điểm cấu tạo của rượu Êtylic và cho HS ghi bài
- HS: Quan sát mô hình ph/tử và thảo luận nhóm viết CTCT của rượu etilic.
- 1 HS lên bảng viết CTCT của rượu etilic.
- 1 HS khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm trả lời: Trong phân tử Rượu Êtylic có 1 H không liên kết với C mà liên kết với O tạo ranhóm (-OH). Chính nhóm (-OH) này làm cho rượu có tính chất đặc trưng.
- HS ghi bài
Bảng trình chiếu.
- Mô hình phân tử rượu ÊTylic.
- Slide 8: nút lệnh:
+ CTCT của rượu êtylic 
+ Hiệu ứng màu nhóm OH
+ đặc điểm liên kết
HĐ4:Tính chất hoá học: (10’)
Mục tiêu: Biết được:- Tính chất hoá học. Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất hoá học.Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn. Ph/biệt Ancol Êtylic với Benzen. Vận dụng công thức toán học để tính khối lượng Ancol Êtylic th/gia hoặc tạo thành trong ph/ứng có s/dụng độ rượu và h/suất quá trình
Phương pháp: Làm thí nghiêm, hoạt động nhóm, làm việc cá nhân.
III. Tính chất hoá học: 
1- Phản ứng cháy:
PTPƯ: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
2. Phản ứng với Na
PTPƯ : C2H5OH + 2Na → 2 C2H5ONa + H2
3. Phản ứng với axit axetic (sẽ học ở bài 45)
1- Rượu Êtylíc có cháy không?
- Trình chiếu cách tiến hành TN
- GV: yêu cầu HS các nhóm làm TN0 ( GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm đốt cồn, yêu cầu HS quan sát màu ngọn lửa..)
- GV: Gọi một HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ.
- Trình chiếu kết luận và PTHH.
2. Rượu etilic có phản ứng với Natri không ?
- Trình chiếu cách tiến hành TN0: Cho một mẫu natri vào cốc đựng rượu etilic.
- GV hướng dẫn HS làm TN. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra.
- GV: Gọi một HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ.
- Gọi HS cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
( thế), nguyên tử nào đã thế cho nguyên tử nào?
- Chốt lại câu trả lời đúng.
- Trình chiếu kết luận và cho HS ghi bài.
3. Phản ứng với axit axetic (sẽ học ở bài 45)
- HS theo dõi màn hình.
- HS các nhóm làm TN đốt cồn, quan sát màu ngọn lửa
- HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ.
+ Hiện tượng: Rượu etilic cháy với ngon lửa xanh, toả nhiều nhiệt
+ Nhận xét : Rượu etilic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng.
+ PTPƯ: 
C2H5OH + 3O2 
 2CO2 + 3H2O
- HS theo dõi màn hình.
- HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và quan sát hiện tượng xảy ra.
- HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ.
+ Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẫu Natri tan dần.
+ Nhận xét: Rượu etilic tác dụng tác dụng với Na giải phóng khí H2
+ PTPƯ : C2H5OH + 2Na → 2 C2H5ONa + H2
- HS thảo luận nhóm trả lời: phản ứng thế. Nguyên tử Na đã thế cho nguyên tử H trong nhóm OH.
- HS ghi bài.
Bảng trình chiếu.
- Slide 10: Nút lệnh:
+ Trình chiếu cách tiến hành TN đốt rượu êtylic 
- dụng cụ: khay, đèn cồn, rượu êtylic, bát sứ.
+ Trình chiếu hiện tượngquan sát được.
- Slide 11: Nút lệnh:
+ Trình chiếu PTHH phản ứng cháy
- Slide 12: Nút lệnh:
+ Trình chiếu cách tiến hành TN rượu êtylic 
Tác dụng với Na
- dụng cụ: khay, ống nghiệm, kẹp gỗ, kẹp sắt, rượu êtylic, Na
+ Trình chiếu hiện tượngquan sát được.
+ Trình chiếu PTHH phản ứng Na tác dụng vơi rượu êtylic.
HĐ4: Ứng dụng ( 5’)
Mục tiêu: - Biết được ứng dụng của rượu Êtylic.
 - Vận dụng kiến thức sinh học để biết được lợi ích của rượu và tác hại của rượu đối với cơ thể nếu như uống nhiều rượu.
IV. Ứng dụng
- Trình chiếu ứng dụng của rượu Êtylic
- GV cho HS nêu ứng dụng.
- GV cho HS vận dụng kiến thức môn sinh giải thích vì sao uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe?
- GV nhấn mạnh: Uống nhiếu rượu rất có hại cho sức khoẻ.
- HS theo dõi màn hình.
- HS nêu ứng dụng.
- HS thảo luận nhóm vận dụng kiến thức môn sinh giải thích: quá khả năng khử độc của gan, làm tê liệt tiểu não
Bảng trình chiếu.
- Slide 15: Trình chiếu ứng dụng của rượu Êtylic
HĐ5: Điều chế: ( 5’)
Mục tiêu:
 - Biết được phương pháp điều chế ancol Êtylic từ tinh bột, đường hoặc từ Êtylen.
 - Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân trong việc giáo dục bảo vệ môi trường.
V: Điều chế:
- Chất bột ( hoặc đường ) Rượu etilic
- Cho etilen tác dụng với nước: 
C2H4 + H2O C2H5OH
- GV: người ta có thể điều chế rượu etilic bằng những cách nào?
- Trình chiếu cách sản xuất rượu Êtylic từ tinh bột, cho HS nêu các bước tiến hành sản xuất rượu từ TB
- Trình chiếu kết luận và cho HS ghi bài
- GV vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân trong việc giáo dục bảo vệ môi trường.
- HS: rượu etilic thường được điều chế theo các cách sau: lên men TB hoặc đường, cho C2H4 hợp nước 
- HS theo dõi màn hình.
- HS nêu các bước sản xuất.
- HS ghi bài.
- HS vận dụng kiến thức môn GDCD để giải thích vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất, tận dụng những phế phẩm của quá trình sản xuất rượu để sản xuất những sản phẩm khác.
Bảng trình chiếu.
- Slide 17: Trình chiếu các bước nấu rượu Êtylic
- Slide 18: Trình chiếu PTHH điều chế rượu Êtylic
Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố (10 phút )
Mục tiêu: - Củng cố, vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập.
 - Vận dụng kiến thức toán học để làm bài toán tính theo PTHH.
Phương pháp: Phát vấn, làm việc cá nhân.
Vận dung
- Trình chiếu slide 19: Hệ thống hóa kiến thức của bài, cho HS tóm tắt nội dung của bài học.
 Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 30 ml rượu Êtylic chưa rõ độ rượu, cho toàn bộ sản phẩm cháy đi vào dd Ca(OH)2 dư được 100 gam kết tủa. a/ Tính thể tích O2 để đốt cháy lượng rượu đó.
b/ Xác định độ rượu, biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml
- Trình chiếu slide 20: 
Bài tập 2: Chất nào sau đây phản ứng được với Na ? Vì sao ?
a. CH3 – CH3
b. CH3 – CH2 - OH
c. CH3 – O – CH3
- Trình chiếu slide 21: 
Bài tập 3: Rượu Êtylic có thể tác dụng được với dãy chất nào sau đây ? 
a. K, Na, Ca, Mg
b. K, Na, O2, Axit Axetic
c. K, Na, Axit Axetic , NaOH
à Cộng điểm cho HS trả lời đúng
- HS tóm tắt các kiến thức của bài.
- HS thảo luận nhóm tìm hiểu các bước làm bài 1: 
+ nCaCO3 = 1 mol, 
+ PTHH: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
 Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
+ Từ nCaCO3 và 2 PTHH → nCO2 → nO2 → VO2 
+ Từ nO2 và PTHH → nC2H5OH → mC2H5OH → VC2H5OH → Độ rượu 
- HS thảo luận nhóm tìm hiểu các bước làm bài 2:
b vì trong phân tử chất b có nhóm OH
- HS thảo luận nhóm tìm hiểu các bước làm bài 3: b
Bảng trình chiếu.
- Slide 19: Trình chiếu bảng tóm tắt hệ thống hóa kiên thức rượu Êtylic
- Slide 20: Bài tập 2
- Slide 21: Bài tập 3
Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
-Học thuộc nội dung phần ghi nhớ
-Trả lời và làm lại các câu hỏi và bài tập trong SGK
-Làm thêm các bài tập trong SBT.
- Trình chiếu slide 22: 
- Tổng kết giờ học, chốt lại kiến thức cần nhớ
- Giáo viên hướng dẫn nội dung về nhà
Bảng trình chiếu.
- Slide 22: Nội dung dặn dò.
Tiết 54: RƯỢU ÊTYLIC
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Biết được:
- Tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
- Khái niệm độ rượu. 
- CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo.
- Tính chất hoá học: phản ứng với Na, với Axitaxetic, phản ứng cháy.
- Ứng dụng: Làm nguyên liệu, dung môi trong công nghiệp.
- Phương pháp điều chế ancol Êtylic từ tinh bột, đường hoặc từ Êtylen.
2. Kỹ năng : 
- Quan sát mô hình ph/tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học.
- Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.
- Phân biệt Ancol Êtylic với Benzen
- Tính khối lượng Ancol Êtylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình
3- Thái độ : Giáo dục ở lứa tuổi HS không được dùng bia rượu
B. CHUẨN BỊ: 
- Mô hình phân tử rượu etilic. Cốc thuỷ tinh (2 chiếc), đèn cồn, panh sắt, diêm
-Hoá chất : Natri, C2H5OH( cồn), H2O.
- Máy tính, máy chiếu
C. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan thí nghiệm + vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TỔ CHỨC
1- Ổn định: (1’)
2- KTBC: 	
3- Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Công thức phân tử : C2H5OH  Phân tử khối : 46
HĐ1:Tính chất vật lý(7’)
* KT và KN: Biết được:- Tính chất vật lý, khái niệm độ rượu.
- GV:Cho các nhóm HS quan sát lọ đựng rượu etilic( còn gọi là cồn). Gọi HS nêu các tính chất vật lý của rượu
- HS: Quan sát và phát biểu, nhận xét về tính chất vật lý của rượu etilic: Rượu etilic là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, sôi ở 78,30 , hoà tan được nhiều chất như iot, C6H6 
- GV: Gọi 1 HS đọc khái niệm độ rượu và giải thích: Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nêu công thức tính độ rượu
Độ rượu = Số ml rượu nguyên chất x 100/ Số ml hỗn hợp Rượu 
HĐ 2:Cấu tạo phân tử : ( 8’)
* KT và KN: Biết được:
- CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo. Quan sát mô hình phân tử, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử.
 - GV: Cho HS quan sát mô hình phân tử rượu etilic , sau đó cho HS viết công thức cấu tạo của rượu etilic .
- HS: Quan sát mô hình ph/tử và viết CTCT của rượu etilic.
- GV: Chiếu mô hình hay dùng mô hình thật (bằng nhựa ) cho HS xem để biết công thức cấu tạo của nó.
- GV: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của rượu etilic( hướng HS lưu ý sự khác nhau về vị trí của 6 nguyên tử cacbon)
- GV: Chiếu lên màn hình công thức cấu tạo rượu etilic trong đó nhóm (-OH) có màu khác. 
- HS thảo luận nhóm trả lời: Trong phân tử Rượu Êtylic có 1 H không liên kết với C mà liên kết với O tạo ra nhóm (-OH). Chính nhóm (-OH) này làm cho rượu có tính chất đặc trưng.
HĐ3 :Tính chất hoá học : (13’)
* KT và KN: Biết được:- Tính chất hoá học. Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất hoá học.Viết các PTHH dạng CTPT vsà CTCT thu gọn.Phân biệt Ancol Êtylic với Benzen. Tính khối lượng Ancol Êtylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình
1- Phản ứng cháy:
- GV: yêu cầu HS các nhóm làm TN ( GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm đốt cồn, yêu cầu HS quan sát màu ngọn lửa..)
- GV: Gọi một HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ.
- HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và nêu hiện tượng quan sát được: 
Rượu etilic cháy với ngon lửa xanh, toả nhiều nhiệt
Nhận xét : Rượu etilic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng.
PTPƯ: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
- GV: Có thể liên hệ các ứng dụng của rượu cồn.
2/ Rượu etilic có phản ứng với Natri không ?
- GV: Hướng dẫn HS làm TN:Cho một mẫu natri vào cốc đựng rượu etilic .HS nêu hiện tượng quan sát được:
+ Có bọt khí thoát ra + Mẫu Natri tan dần.
- GV: Gọi HS viết PTPƯ : C2H5OH + 2Na → 2 C2H5ONa + H2
3/ Phản ứng với axit axetic ( sẽ học ở bài 45)
HĐ4: Ứng dụng ( 5’)
* KT và KN: Biết được- Ứng dụng của rượu Êtylic
- GV: gọi HS nêu các ứng dụng .
- HS: nêu ứng dụng dựa vào SGK.
- GV: Nhấn mạnh : Uống nhiếu rượu rất có hại cho sức khoẻ .
HĐ5: Điều chế: ( 5’)
* KT và KN: Biết được phương pháp điều chế ancol Êtylic từ tinh bột, đường hoặc từ Êtylen.
- GV: người ta có thể điều chế rượu etilic bằng những cách nào?
- HS: rượu etilic thường được điều chế theo các cách sau : 
- Chất bột ( hoặc đường ) Rượu etilic
- Cho etilen tác dụng với nước: C2H4 + H2O C2H5OH
I. Tính chất vật lý
Rượu etilic là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, sôi ở 78,30 . Rượu etylic hoà tan được nhiều chất như iot, benzen
* Công thức tính độ rượu
Độ rượu = Số ml rượu nguyên chất x 100/ Số ml hỗn hợp Rượu 
Ví dụ: Rượu 450 có nghĩa là:
Cứ 100ml rượu có chứa 45ml rượu etylic nguyên chất
II. Cấu tạo phân tử: 
 H H
 H - C - C - O - H 
 H H
hay CH3 - CH2 - OH
* Đặc điểm liên kết: Trong phân tử Rượu Êtylic có 1 H không liên kết với C mà liên kết với O tạo ra nhóm (-OH). Chính nhóm (-OH) này làm cho rượu có tính chất đặc trưng.
III.Tính chất hoá học: 
1. Phản ứng cháy:
PTPƯ: 
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
2. Rượu etilic có phản ứng với Natri không?
PTPƯ: C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
3/Phản ứng với axit axetic ( sẽ học ở bài 45)
IV/Ứng dụng (SGK)
V/Điều chế
- Chất bột ( hoặc đường ) Rượu etilic
- Cho etilen tác dụng với nước: 
C2H4 + H2O 
 C2H5OH
4. Củng cố ( 5’)
- GV:Gọi HS nhắc lại các tính chất cơ bản của rượu etilic.
* Bài tập 1: Có 2 chất lỏng là rượu Êtylic và benzen. Hãy nhận biết mỗi chất bằng phương pháp vật lý và phương pháp hoá học:
* Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 30 ml rượu Êtylic chưa rõ độ rượu, cho toàn bộ sản phẩm cháy đi vào dd Ca(OH)2 dư được 100 gam kết tủa. a/ Tính thể tích O2 để đốt cháy lượng rượu đó.
b/ Xác định độ rượu, biết khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml
* GV hướng dẫn: nCaCO3 = 1 mol, PTHH: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
 Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
Từ nCaCO3 và 2 PTHH → nCO2 → nO2 → VO2 
Từ nO2 và PTHH → nC2H5OH → mC2H5OH → VC2H5OH → Độ rượu 
 5- Dặn dò: (1’)
Làm các bài tập 1,2,3,4,,5 trang 139SGK, chuẩn bị bài mới: Axit Axetic
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Kiểm tra 10 phút:
Câu 1: Nêu tính chất vật lý của rượu Êtylic và khái niệm độ rượu, công thức tính độ rượu, cách biến đổi công thức.
Câu 2: Nêu tính chất hóa học của rượu Êtylic. Viết PTHH min

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 44 Ruou etylic_12265962.doc