Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn lớp 10

1. Tên tình huống:

Chăm sóc cây cảnh bằng dung dịch

Ngày nay trong cuộc sống của chúng ta bên cạnh những giá trị vật chất thì những giá trị về tinh thần cũng rất quan trọng. Chúng làm cuộc sống thêm vui tươi nhộn nhịp và nhiều sắc màu. Có rất nhiều cách làm cho cuộc sống tinh thần của chúng ta được như mong muốn. Ví dụ: một chậu cây cảnh nhỏ xinh trong phòng làm việc sẽ giúp chúng ta giảm căng thẳng và mệt mỏi đồng thời làm cho không khí trong lành hơn. Trong cuộc sống có rất nhiều loại cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao, góp phần làm cuộc sống con người thêm phong phú, tuy nhiên để chúng có thể tươi tốt, khoe lên vẻ đẹp tự nhiên vốn có ta cần kĩ thuật chăm sóc thật hợp lý. Nhưng bạn đã có phương pháp thích hợp chưa? Trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trồng trong nước.

 

doc 9 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TUYÊN QUANG
 TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ-THPT TUYÊN QUANG
 ----™&˜----
BÀI DỰ THI
 VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT 
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
LỚP: 10A
TRƯỜNG : PT DÂN TỘC NỘI TRÚ – THPT TỈNH
ĐỊA CHỈ: Tổ 15- Phường Nông Tiến- TP Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang
ĐIỆN THOẠI: 0273.892.589
E-MAIL: C3
 NĂM HỌC : 2012-2013
 Họ tên thí sinh tham gia:
Lý Thảo Linh
Trương Thị Thanh Mơ
Giang Thùy Linh
Tướng Thị Nhung
Hà Thị Huệ Lanh 
1. Tên tình huống: 
Chăm sóc cây cảnh bằng dung dịch
Ngày nay trong cuộc sống của chúng ta bên cạnh những giá trị vật chất thì những giá trị về tinh thần cũng rất quan trọng. Chúng làm cuộc sống thêm vui tươi nhộn nhịp và nhiều sắc màu. Có rất nhiều cách làm cho cuộc sống tinh thần của chúng ta được như mong muốn. Ví dụ: một chậu cây cảnh nhỏ xinh trong phòng làm việc sẽ giúp chúng ta giảm căng thẳng và mệt mỏi đồng thời làm cho không khí trong lành hơn. Trong cuộc sống có rất nhiều loại cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao, góp phần làm cuộc sống con người thêm phong phú, tuy nhiên để chúng có thể tươi tốt, khoe lên vẻ đẹp tự nhiên vốn có ta cần kĩ thuật chăm sóc thật hợp lý. Nhưng bạn đã có phương pháp thích hợp chưa? Trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trồng trong nước.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Việc trồng và chăm sóc cây cảnh giúp cho bạn có một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn. Ngoài ra việc trồng cây cảnh còn giúp đem đến niềm đam mê cây cảnh và mang lại những kiến thức bổ ích và cơ bản nhất về cách trồng, chăm sóc cây, sự hiểu biết về thế giới tự nhiên, giúp điều hòa không khí và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó việc trồng và chăm sóc cây cảnh còn đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ và giải trí của con người.
Cùng với khả năng quan sát và sự am hiểu về thiên nhiên cây cỏ chúng ta cần kết hợp kiến thức của một số môn như sinh học, hóa học để có một phương pháp tốt và hiệu quả.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến giải quyết tình huống: 
Qua quá trình tìm hiểu ở sách báo, ti vi và thực tiễn cuộc sống chúng em thấy rằng: xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cảnh đẹp, có giá trị thẩm mĩ và giá trị y học cao trong cuộc sống nhưng việc chọn lọc được cây cảnh và chăm sóc nó như thế nào thì lại là cả một quá trình.
Bên cạnh đó qua quá trình tìm hiểu, chúng em nhận thấy rằng Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mưa nhiều, độ ẩm lớn... rất thích hợp cho sự phát triển của cây trồng. Mặt khác với kinh nghiệm tích hợp từ sản xuất nông lâm nghiệp, kết hợp kiến thức có được từ bộ môn địa lí, sinh học, công nghệ và hóa học... chúng em tin rằng chúng ta có thể tạo ra một phương pháp chăm sóc cây cảnh đáp ứng được những yêu cầu mà thực tế đặt ra.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
	Để có sản phẩm cây cảnh đẹp không bị sâu bệnh chúng ta cần quan tâm tới: 
+ Nước dung dịch trồng cây, cách pha dung dịch.
+ Vị trí đặt cây
+ Cách chăm sóc cây khi cây mắc bệnh.
Và một điều không thể thiếu là bạn hãy trang trí, tỉa cho cây cảnh thật đẹp góp phần làm sinh động không gian sống của bạn.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Như ta đã biết, thực vật chia làm hai nhóm: Nhóm cây ưa bóng và nhóm cây ưa ánh sáng, nhưng hầu hết các loại cây cảnh đều sinh trưởng và phát triển hoàn toàn dưới ánh nắng mặt trời, vậy điều quan trọng đầu tiên là vị trí đặt của cây.
Nơi có ánh sáng tự nhiên, nếu đặt gần cửa kính thì nên đặt cách xa ít nhất 30cm, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh luồng gió trực tiếp từ quạt hay máy lạnh. Cho cây ra ngoài hứng ánh nắng trong vòng 2 tiếng, khoảng 8 - 9 giờ sáng (1 lần/ tuần).
Một điều không thể thiếu là ta cần thay nước dung dịch cho cây trồng: ít nhất 1 lần/ tuần. Đổ sạch nước dung dịch cũ, rửa sạch bình và rễ cây, sau đó đặt cây vào bình, đổ nước dung dịch mới (đã pha loãng) sao cho ngập từ 2/3 đến 3/4 bộ rễ. Nên thêm nước thường xuyên vì nước rất dễ bay hơi, nếu đặt cây trong phòng máy lạnh, vệ sinh thân cây và lá bằng nước thường. Sẽ tốt hơn nếu bạn dùng bình xịt phun xương để tưới cây.
Để có một loại dung dịch tốt, hợp lí các bạn có thể tham khảo cách pha dung dịch sau:
Dung dịch dinh dưỡng pha sẵn có thể đi mua, nếu bạn mua được không đắt và dễ dàng thì sử dụng nó là tốt nhất. Nếu không thể mua thì bạn có thể pha dung dịch dinh dưỡng cho mình.
Thành phần dung dịch ở dưới đây chế tạo bởi D. R. Hoagland tại trường đại học Califonia, được tạo ra từ các hợp chất sẵn có và sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và chất vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng của cây.
Thành phần
Số lượng
Phốt phát axít kali (KN2PO4)
1 muỗng (14 gram)
Nitrat kali (KNO3)
4 muỗng (56 gram)
Nitrat canxi (CaNO3)
7 muỗng (85 gram)
Sunfat magnhê (MgSO4)
4 muỗng (43 gram)
Những chất trên cần phải được hòa tan trong nước ấm riêng rẽ và sau đó được thêm vào thùng dung dịch. Phân bón natri kali, nitrat canxi và MPK (KH2PO4) có thể dùng để thay thế những muối vô cơ tinh khiết vì chúng rẻ hơn.
Những chất dinh dưỡng vi lượng chỉ cần số lượng vô cùng nhỏ. Vì khó cân đong những lượng nhỏ như vậy, nên pha các dung dịch gốc của những chất vi lượng, sau đó mới lấy một lượng nhỏ của các dung dịch gốc này cho vào thùng dung dịch thủy canh.
Hóa chất
Số lượng thùng cho 4 lít dung dịch gốc
Số lượng dung dịch gốc cho vào 100 lít dung dịch thủy canh
Acid Boric: H3BO4
2 muỗng
235ml
Clorua Mangan: MNCl2. 4 H2O
1 muỗng
235ml
Sunfat kẽm: ZaSO4. 7 H2O
2 muỗng
1/2 muỗng
Sunfat: Đồng: CuSO4. 5 H2O
1 muỗng
1/2 muỗng
Sunfat: Sắt: FeSO4. 7 H2O
4 muỗng
235ml
Nếu sử dụng nước máy, thì không cần thêm kẽm sunfat dung dịch dinh dưỡng cần phải được thay đổi cứ hai tuần 1 lần khi cây nhỏ và 1 lần một tuần khi cây bắt đầu lớn lên nhanh chóng. Thêm nước hàng ngày để giữ lượng của dung dịch bạn phải khống chế độ PH của dung dịch sao cho độ PH xấp xỉ 6,5 tới 7,5, tăng độ PH bằng dung dịch sút (NaOH) hoặc Po tát (KOH), giảm độ PH bằng axít sulfuric (axit chế bình ắc quy).
Phốt phát axit kali (KH2PO4) có trong phân NPK (hàm lượng KH2PO4 trong phân này rất cao).
Nitrat cali cũng là một loại phân bón.
(Nhưng mua hai loại phân phải ở nơi đảm bảo chất lượng).
Natrat kali có thể mua ở các cửa hàng gia vị với tên là "muối diêm để làm lạp xưởng) cái này là thứ dễ tìm nhất, ở Sài Gòn thì xuống chợ mua.
* Cách dùng giấy thử độ PH
- Các con số 1, 2, 3 .... tượng trưng cho độ axit barơ, từ 1-6 dung dịch được xem là có tính axit (1 là mạnh nhất) từ 7-14 là dung dịch có tính barơ (14 barơ cao nhất).
- Cắt các dải giấy màu vàng thành từng miếng nhỏ rộng cỡ 3mm, dài là chiều rộng của băng giấy có sẵn.
- Dùng một chiếc đũa (thường dùng đũa thủy tinh) để nhúng vào dung dịch là chấm vào các tấm giấy đã cắt ở trên. Ngay lập tức so mầu của các tấm giấy này với màu của thước đo kèm theo có số từ 1 -> 14). Màu của miếng giấy thấm dung dịch trùng với màu của "số" nào thì dung dịch đang có độ axit (barơ) ở độ (số) đó.
* Lưu ý: Nếu đo nhiều dung dịch khác nhau thì phải rửa lại đũa sau mỗi lần đo. Nước máy mạc định lí thuyết có độ PH là 7 (khi đo sẽ trùng màu với vạch số 7) nhưng thực tế khi đo thường chỉ ở khoảng 6,5 thôi.
Trên đây là cách chăm sóc cây cảnh trồng trong nước của chúng tôi.
* Lưu ý: 
Nếu bạn không sử dụng dung dịch thì cây vẫn sống trong môi trường nước. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải thay nước thường xuyên hơn để đảm bảo lượng khoáng chất trong nước mà cây cần hấp thụ.
Thời gian khoảng 1 tuần đầu khi mới mang cây về, có thể gặp hiện tượng vàng lá (hoặc rụng đi một số lá già ngoài cùng phía dưới) đây là điều rất bình thường khi cây làm quen với điều kiện môi trường thổ nhưỡng mới. Cá biệt có một số loài cây lá màu thời gian đầu mang về phải cho ra nắng nhiều hơn và giảm dần về sau. Để cây sinh trưởng, bạn cần biết chăm sóc dù không phức tạp lắm. Chẳng hạn với cây trúc Nhật là đóm hay trúc nữ hoàng thì chỉ nên cho nước chiếm khoảng 3/4 bộ rễ là được, nếu nhiều hơn cây sẽ bị thối; cây lục thủy cầm, đế vương, tiểu trường sinh thái thì cần cho nước ngập bộ rễ còn cây bách thủy tiên, kiêm tiền thì phải cho nước khỏi cuống lá từ 2/3 phân. 	Ngoài ra, khi bạn thả cá bảy màu hay cá lia thia vào chiếc bình hoa sẽ sống động hơn. 
6. Ý nghĩa của tình huống:
Hiện nay, đi cùng với sự phát triển của xã hội, môi trường ngày càng ô nhiễm, diện tích cây trồng ngày càng bị thu hẹp, bầu khí quyển ngày càng bị ô nhiễm do thiếu ôxi từ cây xanh cung cấp thì cây xanh đóng vai trò rất quan trọng. Với tác dụng hấp thụ khí cacbonic và cung cấp oxi, cây xanh góp phần thanh lọc và điều hòa không khí, bảo vệ sức khỏe con người. Việc nắm vững kỹ thuật trồng cây cảnh trong nước không chỉ giải quyết tình trạng thiếu cây trồng trong các đô thị, chung cư mà việc làm ra sản phẩm sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm và tình yêu thiên nhiên với con người. Đồng thời, cây cảnh trong nước còn có nhiều giá trị thẩm mỹ giúp chúng ta thư giãn sau giờ học, giờ làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các loài cây cảnh mới còn góp phần đảm bảo cân bằng sinh thái, đưa môi trường ngày càng trong lành, tươi đẹp hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_du_thi_Kien_thuc_lien_mon_dat_giai.doc