Bài soạn Lịch sử 11 cơ bản - Năm học 2013 - 2014 - Trường THPT Krông Ana

. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Phong trào Ngũ tứ và sự mở đầu thời kì cách mạng dân chủ tư sản mới ở Trung Quốc. Những diễn biến chính của cách mạng Trung Quốc trong các thập niên 20, 30 của thế kỉ XX.

- Những đặc điểm của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919 -1939 do Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản lãnh đạo, đứng đầu Ma-hát-ma Gan-đi.

 2. Thái độ:

 - Bồi dưỡng nhận thức đúng về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống áp bức, giành độc lập dân tộc.

- Nhận thức được sự mất mát hi sinh, của các dân tộc trên đường giành độc lập.

 3. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng xử lí tư liệu để hiểu bản chất; kĩ năng đối chiếu so sánh các sự kiện lịch sử.

 

doc 57 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lịch sử 11 cơ bản - Năm học 2013 - 2014 - Trường THPT Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dậy chống Pháp dành chủ quyền.
ð Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến ð Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước. 
* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
- Gv dùng lược đồ Kinh thành Huế (1885) để trình bày về cuộc phản công Kinh thành Huế của phái chủ chiến. Diễn biến, kết quả (theo SGK).
- HS quan sát lược đồ, nắm bắt kiến thức.
- GV giúp học sinh tìm ra nguyên nhân thất bại của cuộc phản công ở kinh đô Huế (SGK) liên hệ với chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện và vấn đề thời cơ khởi nghĩa.
- Gv cung cấp thêm tư liệu về Hàm Nghi: tên thật là Ưng Lịch, em ruột vua Kiến Phúc. Sau khi vua Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi được đưa lên ngôi tháng 8/1884. Khi Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi cùng tam cung chạy khỏi hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị). Đạo ngự có tới hơn 1000 người, sau 2 ngày lên đường đoàn ngự đến Quảng Trị và chia làm 2 đoàn, một đoàn gồm Hoàng thân, quan lại già yếu, phụ nữ, trẻ nhỏ, quay lại Huế. Còn lại theo vua đi xây dựng căn cứ chống pháp. Nhà vua dần dần ý thức được trách nhiệm của một ông vua đang mất nước và quyết tâm kháng chiến. Hàm Nghi đã phê chuẩn chiếu Cần Vương với trách nhiệm rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm.
- GV có thể trình chiếu trên Powerpoint đoạn trích chiếu Cần Vương hoặc cho HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK để HS tìm hiểu khái niệm và nội dung chiếu Cần Vương. 
* Diễn biến cuộc tấn công quân Pháp:
- Đêm 4 rạng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang cá.
- Sáng ngày 6/7/1885 quân Pháp phản công kinh thành Huế. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi cùng Triều đình rút khỏi kinh thành lên Sơn Phòng, Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
*Hoạt động 4: Cá nhân
- Gv hỏi em hiểu thế nào là “Cần vương”? Xuống chiếu Cần vương nhằm mục tiêu gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Cần vương có nghĩa là giúp vua. Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là kêu gọi “bách quan, khanh sĩ”, văn thân sĩ phu và nhân dân ra sức Cần vương vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền tôi giỏi. Vì vậy có thể hiểu ngắn gọn: Chiếu cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân, phò vua, giúp vua cứu nước. Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỷ XIX mới chấm dứt. Trước đây, triều Nguyễn chưa một lần hiệu triệu nhân dân đứng lên cứu nước, vì vậy ngọn cờ cần vương giờ đang nhanh chóng quy tụ lực lượng.
- Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lưủa đấu tranh của nhân dân ta à Phong trào Cần vương bùng nổ kéo dài suốt 12 năm cuối thế kỉ XIX.
* Hoạt động 1: Nhóm
- Gv chia lớp thành 2 khu vực và giao việc
+ Khu vực thứ nhất (1 dãy bàn hoặc hai dãy bàn) đọc SGK diễn biến giai đoạn 1 phong trào Cần vương để thấy được:
- Lãnh đạo:
- Lực lượng tham gia;
- Địa bàn:
- Diễn biến:
- Kết quả:
+ Khu vực 2: Còn lại, đọc SGK giai đoạn 2 của phong trào để thấy được:
- Lãnh đạo:
- Địa bàn:
- Diễn biến:
- Kết quả:
- Tính chất của phong trào Cần vương
- GV yêu cầu HS mỗi một bàn hợp thành một nhóm đọc SGK, thảo luận, tự trình bày vào vở. GV yêu cầu HS theo dõi lược đồ coi đó là nguồn kiến thức.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- GV gọi đại diện một nhóm: giai đoạn 1lên trình bày kết quả làm việc của nhóm:
- HS trả lời về giai đoạn 1885-1888 (từ khi phát động đến khi Hàm Nghi bị bắt).
+ Lãnh đạo trực tiếp là Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các sĩ phu, văn thân yêu nước.
+ Lực lượng tham gia: Chủ yếu là nhân dân, có các đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Địa bàn: Rộng lớn từ Bắc vào Nam, song sôi nổi nhất là từ Huế trở ra Bắc (nhìn vào lược đồ không thấy đấu tranh của nhân dân Nam Kì vì Nam Kì đã bị Pháp thôn tính từ trước).
+ Diễn biến chính: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ, khắp nơi gây cho địch nhiều thiệt hại, tiểu biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê gắn liền với tên tuổi các thủ lĩnh: Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích sau đó thực dân Pháp phối hợp với tay sai mở các cuộc đàn áp, các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại, nhiều lãnh tụ bị bắt hoặc hy sinh, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.
+ Kết quả: Phong trào cần vương khiến thực dân pháp phải đối phó vất vả. Sợ không thực hiện được yêu cầu ổn định tình hình Việt Nam của chính phủ và quốc hội
hòng dập tắt phong trào Cần Vương. Chúng mua chuộc tên Trương Quang Ngọc người hầu cận của vua Hàm Nghi, đêm nagỳ 30/10/1888 Trương Quang Ngọc đã dẫn thủ hạ đến bắt vua giữa lúc mọi người đang ngủ say.
 Hàm Nghi rơi vào tay giặc.
- GV cung cấp thêm tư liệu: sau khi bắt được vua Hàm Nghi tại căn cứ Hà Tĩnh, thực dân Pháp đã đưa vua về Huế và tìm mọi cách thuyết phục nhà vua trẻ cộng tác với Pháp làm bù nhìn, chúng đề nghị đưa vua về Huế gặp gia đình, thăm vua Đồng Khánh nhưng vua đều từ chối quyết liệt, thẳng thắn khước từ, vua nói: “Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ anh chị em nữa”.
Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đã đày vua đi an trí tại Angiê (thủ đô Angiêri thuộc địa của pháp ở Bắc Phi), từ đấy Hàm Nghi ở tại một ngôi biệt thự cách Angiê 12km, đặt tên là biệt thự Gia Long, lúc đầu nhà vua tẩy chay không học tiếng Pháp, về sau để hiểu được văn hoá Pháp và thế giới, cựu hoàng đã nhanh chóng học và làm chủ tiếng Pháp, hiểu sâu sắc về văn chương, mĩ thuật Pháp và trở thành một hoạ sỹ có tài. Dù vậy về đến nhà, vua vẫn giữ tập quán Việt nam, búi tóc, quần the, áo dài Việt Nam. Cựư hoàng cưới con gái một vị chánh án, có 3 con: Một hoàng tử và hai hoàng nữ. Cựư hoàng sống ở Angiêri 47 năm và mất ở đây, thọ 64 tuổi.
Lúc đầu những nhà vua yêu nước như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân không được thờ trong thế miếu của nhà Nguyễn. Đến 1956 chính phủ Sài Gòn mới thiết hướng án thờ Hàm Nghi trong thế miếu ở Huế cùng các vua Thành Thái, Duy Tân.
- GV tiếp tục gọi đại điện HS nhóm 2 trình bày kết quả làm việc của mình. HS trả lời:
+ Lãnh đạo: không có sự chỉ đạo của triều đình, chỉ còn các sĩ phu, văn thân, vua bị bắt.
+ Địa bàn: Thu hẹp dần, quy tụ thành những trung tâm lớn, hoạt động đi vào chiều sâu.
+ Kết quả: Khi tiếng súng Hương Khê đã im trên núi Vụ Quang cuối năm 1895 đầu năm 1896 thì phong trào Cần vương coi như chấm dứt.
- GV hỏi: Tại sao sau khivua Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra? Điều đó nói lên cái gì? Gv gợi ý: phong trào Cần vương là phong trào hưởng ứng khẩu hiệu phò vua giúp nước vậy tại sao khi vua bị bắt mà phong trào vẫn diễn ra?
- HS suy nghĩ trả lời:
- GV nhận xét kết luận: sau khivua bị bắt, tính chất Cần vương, phò vua không còn, nhưng mục đích cứu nước còn và luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta. Vì vậy phong trào vẫn tiếp tục diễn ra kể cả sau khi vua bị bắt. Chứng tỏ “Cần vương” chỉ là danh nghĩa khảu hiệu còn tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu vì vậy phong trào Cần vương mang tính dân tộc sâu sắc. 
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
- Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển qua 2 giai đoạn
+ Từ 1885-1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn tư Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung kỳ (từ Huế trở ra) và Bắc Kì.
- Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.
- Kết quả: cuối năm 1888, Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang Angiêri.
* Từ năm 1888-1896
- Lãnh đạo: các sỹ phu văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê.
- Kết quả: năm 1896 phong trào thất bại.
* Tính chất của phong trào:
Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
* Hoạt động 1: Nhóm
Do tiết này khố lượng kiến thức rất lớn vì vậy GV tổ chức cho HS học theo nhóm là chính.
- GV lập một mẫu bảng thống kê lên bảng, hoặc trình chiếu trên power point.
- GV chia lớp làm 4 nhóm: sau đó giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Thống kê vè cuộc khởi nghĩa Ba Đình theo mẫu và trả lời câu hỏi: Căn cứ Ba Đình có điểm mạnh, điểm yếu gi`?
+ Nhóm 2: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và trả lời câu hỏi: Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân bãi Sậy có gì khác biệt với nghĩa quân Ba Đình?
+ Nhóm 3: Thống kê về khởi nghĩa Hương Khê và trả lời câu hỏi: Tại sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần vương?
+ Nhóm 4: Thống kê về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế và trả lời câu hỏi: Những điểm khác biệt của khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương.
- Học sinh: cứ hai bàn làm thành một nhóm nhỏ và cử đại diện làm thư ký ghi chép tổng hợp kết quả làm việc của nhóm vào giấy (hoặc vào vở).
- GV động viên khuyến khích và hướng dẫn các nhóm tự làm việc trả lời các câu hỏi được giao, sau đó gọi đại diện các nhóm trả lời.
- HS các nhóm trình bày trước lớp kết quả làmviệc của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- GV: Sau khi HS nhóm 1 trình bày xong cuộc khởi nghĩa Ba Đình, GV treo lên bảng một bảng thống ke
 do GV làm sẵn (hoặc trình chiếu Powerpoint) vè cuộc khởi nghĩa Ba Đình để làm thông tin phản hồi giúp HS chỉnh sửa phần các em tự làm.
- GV vừa dùng lược đồ vừa bổ sung kiến thức cho HS.
+ Lý giải tại sao khởi nghĩa mang tên Ba Đình: Vì căn cứ chính của khởi nghĩa được xây dựng ở ba làng, mỗi làng có một ngôi đình, đứng ở đình làng này trông thấy đình làng kia.
+ Bổ sung: Căn cứ Ba Đình là một căn cứ được xây dưng kiên cố độc đáo, khó tiếp cận, vị trí thuận lợi cho việc kiểm soát các tuyến giao thông, một người Pháp đánh giá “bên trong căn cứ Ba Đình khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên và chứng tỏ thành được xây dựng với kỹ thuật rất cao, đường công sự bố trí độc đáo, nếu hai làng bị chiếm thì làng kia vẫn là một công sự chiến đấu”. Điểm yếu của căn cứ là thủ hiểm ở một chỗ sẽ dễ bị cô lập, bị bao vây không thể dùng chiến thuật, chỉ có thể áp dụng lối đánh chiến tuyến, tập kích, phục kích. Không cơ động linh hoạt. Thất bại của cuộc khởi nghĩa để lại baid học kinh nghiệm: cần biết lợi dụng địa hình, địa vật tránh thủ hiểm một nơi.
- HS nhóm 2 trình bày kết quả thống kê về cuộc khởi nghĩa Bãi sậy.
- GV: tương tự như lần trước, GV đưa ra bảng thống kê do GV tự làm về khởi nghĩa Bãi Sậy
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX
Cuộc khởi nghĩa
Lãnh đạo
Địa bàn
Hoạt động chủ yếu
Kết quả
ý nghĩa
- KN Ba Đình (1886-1887)
- Phạm Bành
- Đinh Công Tráng
- Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Nga Sơn, Thanh Hoá)
- Xây dưng căn cứ Ba Đình kiến cố, độc đáo làm căn cứ chính và một số căn cứ ngoại vi như căn cứ Mã Cao. Xây dựng lực lượng tập trung có khoảng 300 người.
- Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là chặn đánh các đoàn xe, toán lính đi qua căn cứ, gây cho Pháp nhiều thiệt hại
- Pháp tổ chức nhiều cuộc tấn công căn cứ Ba Đình nhưng thất bại.
- Ngày 15/1/1887 quân Pháp tổng tấn công căn cứ, cuộc chiến diễn ra ác liệt àđêm 20/1/1887 nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao à 21/1 địch chiếm được căn cứ, các thủ lĩnh bị bắt hoặc tự sát khởi nghĩa thất bại.
-Kinhnghiệm: tránh thủ hiểm ở một nơi, phải liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác.
Cuộc khởi nghĩa
Lãnh đạo
Địa bàn
Hoạt động chủ yếu
Kết quả
ý nghĩa
- KN Bãi Sậy (1885-1892)
- Nguyễn Thiện Thuật
- Căn cứ chính Bãi Sậy (Hưng Yên).
- Địa bàn hoạt động: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, sang cả Nam Định, Quảng Yên.
+ Giai đoạn từ 1885-1887 xây dựng căn cứ Bãi Sậy, từ đây toả ra khống chế các tuyến giao thông Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Nam Định, Hà Nội - Bắc Ninh, sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.
- Nghĩa quân phiên chế thành những phân đội nhỏ 10-15 người trà trộn vào dân để hoạt động.
+ Giai đoạn từ năm 1888 bước vào chiến đấu quyết liệt, di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn ở các tỉnh đồng bằng.
- Qua nhiều ngày chiến đấu nghĩa quân đã bị giảm sút nhiều.
- Căn cứ bãi Sậy và căn cứ hai Sông bị Pháp bao vây. Nguyễn Thiện Thuật phải sang Trung Quốc, Đốc Tít phải ra hàng giặc.
- Năm 1892 những người còn lại gia nhập nghĩa quân Yên Thế.
- Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng.
Cuộc khởi nghĩa
Lãnh đạo
Địa bàn
Hoạt động 
chủ yếu
Kết quả
ý nghĩa
- KN Hương Khê (1885- 1896)
- Phan Đình Phùng
- Cao Thắng
- Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh)
- Địa bàn hoạt động rộng 4 tỉnh Bắc Trung Kỳ
- Giai đoạn 1885-1888 chuẩnbị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí (súng trường) tích lương thực,
- Giai đoạn từ 1888-1896 bước vao fgiai đoạn chiến đấu quyết liệt. Từ năm 1889, liện tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. chủ động tấn thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.
- Từ cuối 1893 lực lượng nghĩa quân bị hao mòn. Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Lu ( Thanh Chương) tháng 10/ 1893.
- Trong một trận đánh ác liệt, Phan Đình Phùng hy sinh 28/12/1895, sang năm 1896 những thủ lĩnh cuối cùng rơi vào tay giặc à khởi nghĩa thất bại.
- Là cuộc khởi nghĩa tiểu biểu nhất trong phong trào Cần vương
-
 Gv vừa dùng lược đồ Bãi Sậy vừa bổ sung kiến thức về tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy khác với Ba Đình ở chỗ: Khởi nghĩa Ba Đình tổ chức nghĩa quân tập trung lực lượng lên tới 300 nghĩa quân, địa bàn thủ hiểm ở một nơi, cách đánh chủ yếu là đánh chiến tuyến. Còn nghĩa quân Ba Đình phiên chế thành nhóm nhỏ, cơ động, linh hoạt, hoạt động trên một địa bàn rộng, bên cạnh hoạt động du kích còn có hoạt binh vận, chống càn, đánh phá các tuyến đường giao thông, đánh đồn.
- HS nhóm 3 trình bày kết quả thống kê về cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
- GV đưa ra bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn về khởi 
nghĩa Hương Khê.
- Gv dùng lược đồ khởi nghĩa Hương Khê và bổ sung kiến thức cho HS.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi ngiã tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:
+ Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong trong các cuộc khởi nghĩa Cần vương.
+ Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
+ Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tình căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác.
+ Chuẩnbị tương đối chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trữ lương thảo, đào đắp công sự liên đoàn.
+ Đánh nhiều trận nổi tiếng.
Cao Thắng đã dùng thợ rèn dày công nghiên cứu, mô phỏng, chế tạo thành công loại súng trường theo kiểu của Pháp (500 khẩu) để trang bị cho nghĩa quân, Pháp phải công nhận súng do Cao Thắng chế tạo “giống hệt súng trường của công binh xưởng nước ta” (Pháp) chế tạo, chỉ khác hai điểm: Lò xo yếu và nòng súng không xẻ rãng nên đạn bay không xa và không mạnh. Tuy nhiên trong điều kiện kỹ thuật đương thời thì đó là một thành công lớn. 
Vè Quan đình ca ngợi:
“ Khen thay Cao Thắng tài to
Lấy ngay súng giặc về cho lò rèn
Đêm ngày tỉ mỉ dở xem
Lại thêm có cả đội Quyên cùng tài
Xưởng trong cho trí trại ngoài
Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công
Súng ta chế được vừa xong
Đem ra mà bắn nức lòng lắm thay
Bắn cho tiệt giống quân Tây
Cậy nhiều sống ống phen này hết khoe.”
- Nhóm 4 trình bày kết quả làm việc về khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
- GV tiếp tục đưa ra bảng thống kê do GV chuẩn bị về khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
- Gv sử dụng lược đồ khởi nghĩa nông dân Yên Thế và bổ sung.
+ Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương là: Phong trào Cần vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình. Còn phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chinh sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ họp về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe doạ từ bên ngoài, họ tự dựng mình đứng lên để bảo vệ cuộc sống của mình, đó là phong trào mang tính tựu phát (tính chất tự vệ) của nông dân. Vì vậy không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần vương. 
+ Giai đoạn 1909-1913 của phong trò còn được tìm hiểu ở những phần sau.
+ Hoàng Hoa Thám từng tham gia khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) lấy tên là Đề Dương, được cai kinh đổi tên thành Hoàng Hoa Thám (Đề Thám), khi Cai Kinh chết Đề Thám tách ra hoạt động riêng và trở thành thủ lĩnh của phong trào nông dân Yên Thế. Cuộc khởi nghĩa của ông kéo dài gần 30 năm gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Không thực hiện được âm mưu tiêu diệt nghĩa quân, Pháp hai lần giảng hoà với Đề Thám, lần thứ nhất Pháp để cho ông làm chủ 4 tổng gần hết Yên Thế. Lần hai Pháp phải công nhận để ông khai hoang ở Phồn Xương thực chất là căn cứ chống Pháp của Hoàng Hoa Thám, ông ngấm ngầm luyện tập quân ngũ, tích trữ lương thực sẵn sàng đối phó với Pháp. Phồn Xương là nơi thu hút các sĩ phu yêu nước, thủ lĩnh nhiều nơi bàn bạc việc phối hợp tác chiến, viện trợ lẫn nhau giữa các phong trào. Trong dó có cả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tháng 1.1909 Thực dân Pháp tấn công trở lại Yên Thế, nghĩa quân kịp thời đối phó.
- Tháng 11/1909, thực dân Pháp dồn lực lượng bao vây Đề Thám, vợ ba Đề Thám (bà ba Cẩn) bị bắt cùng nhiều nghĩa quân khác. Đề Thám còn lại một mình với 2 nghĩa quân sống ẩn náu trong rừng. Ngày 10/2/1913 Đề Thám bị tay sai của Pháp sát hại. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế chấm dứt.
- Gần đây một người nông dân ở Mai Trung - Hiệp Hoà - Bắc Giang đã vô tình tìm thấy mộ của Đề Thám khi làm vườn, đây quả là một phát hiện lịch sử thú vị về một lãnh tụ nông dân nổi tiếng Hoàng Hoa Thám. 
	4. Sơ kết bài học
	- Củng cố: Khái quát lại bài
	+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
	+ Ý nghĩa của các phong trào đó: Phản ánh tính chất yêu nước chống Pháp nổi bật và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. 
	- Dặn dò: HS học bài, đọc trước bài mới.
	- Bài tập 
	1. Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đã:
A. Đưa vua Hàm Nghi và tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
B. Mượn lời Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương.
C. Chiêu mộ nghĩa quân xây dựng căn cứ tại Quảng Bình, hà Tĩnh tiếp tục kháng chiến chống Pháp.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
	2. Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại vì
	A. Lực lượng chưa được chuẩn bị chu đáo, vũ khí thô sơ.
	B. Thực dân Pháp mạnh cả binh lưc, hoả lực.
C. Tôn Thất Thuyết chưa liên kết và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngoài.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
	3. Tôn Thất Thuyết mượn lời Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở:
	A. Kinh đô Huế.
	B. Căn cứ Tân Sở (Quảng trị).
	C. Căn cứ Ba Đình.
	D. Đồn mang cá.
4. Hãy điền vào chỗ . trong bảng sau để hoàn thành những sự kiện lịch sử nói về diễn biến của khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).
Thời gian
Âm mưu, hành động của Pháp
Hoạt động của nghĩa quân
12/1886
..............................
..............................
6/1/1887
..............................
..............................
15/1/1887
..............................
..............................
20/1/1887
..............................
..............................
21/1/1887
..............................
..............................
*RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 29
Lịch sử địa phương
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC CỦA ĐỒNG BÀO ĐĂKLĂK DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA N’TRANG LƠNG 
(1909-1935) 
Ngày soạn: 80/03/2014	
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1. Kiến thức
	Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: 
- Những chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở tây nguyên nói riêng và nước Việt Nam nói chung ngay sau khi chúng hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự.
	- Thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế-xã hội Tây nguyên ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 
	- Hiểu được mục đích và nắm được những nét chính về nội dung của các cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược do sự chỉ huy cuả N’Trang Lơng (1909-1935), của đồng bào các dân tộc Tây nguyên trong thời gian cuối TK XIX-đầu TK XX. 
2 Tư tưởng, tình cảm
- Nhận rõ bản chất của đế quốc, thực dân, phong kiến tàn bạo đã bóc lột dã man và đàn áp về chính trị một cách tàn bạo đối với đồng bào ta ở Tây nguyên ngay trong buổi đầu Pháp xâm lược nước ta.
- Bồi dưỡng tình cảm giai cấp, lòng yêu mến kính trọng khối đại đoàn kết dân tộc trong truyền thống chống giặc cứu nước của các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.
 3. Kỹ năng.
	- Bồi dưỡn kĩ năng phân tích, đánh giá, rút ra các đặc điểm của sự kiện lịch sử.
	- Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử và sơ đồ để nhận thức lịch sử. 
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
Bản đồ hành chính Tây nguyên thời thuộc Pháp.
Sơ đồ các cuộc đấu tranh của đồng bào tây nguyên. 
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu 1: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
	Câu 2: Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
	2. Dẫn dắt vào bài mới.
	Cùng với sự xâm lược vùng đồng bằng, TD Pháp đã tiến lên Tây nguyên để thôn tính toàn bộ nước ta, và cũng như các dân tộc vùng xuôi, đồng bào các dân tộc Tây nguyên đã thể hiện rõ truyền thống của dân tộc Việt Nam: yêu nước, anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Trong phong trào đấu tranh chống Pháp ở Tây nguyên trong thời gian đầu TK XX tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa do N’Trang Lơng lãnh đạo (1909-1935), tiết học này, thầy và trò chúng ta tìm hiểu vài nét về cuộc khởi nghĩa này.
	3. Tổ chức các cuộc hoạt động

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Nhat_Ban.doc