Bảng mô tả phần một Lịch sử 7 - Chủ đề: Khái quát lịch sử thế giới trung đại

I.Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành

1. Xã hội phong kiến châu Âu

- Trình bày sự ra đời xã hội phong kiến ở châu Âu.

- Hiểu biết sơ giản về thành thị trung đại : sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành tầng lớp thị dân.

- Các phong trào : Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo, Chiến tranh nông dân Đức. Ý nghĩa của các phong trào này.

2. Xã hội phong kiến Phương Đông

- Trung Quốc : Một số điểm nổi bật về kinh tế, chính trị, những thành tựu tiêu biểu nhất về văn hoá của Trung Quốc trong thời kì phong kiến.

- Ấn Độ : các vương triều, văn hoá Ấn Độ.

- Các quốc gia phong kiến độc lập ở Đông Nam Á (thời điểm xuất hiện, địa bàn). Những nét nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hoá.

- Trình bày được những nét chung nhất của xã hội phong kiến phương Đông : sự hình thành và phát triển, cơ sở kinh tế - xã hội, nhà nước phong kiến.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bảng mô tả phần một Lịch sử 7 - Chủ đề: Khái quát lịch sử thế giới trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG MÔ TẢ PHẦN MỘT LỊCH SỬ 7
CHỦ ĐỀ:
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
I.Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành
1. Xã hội phong kiến châu Âu
- Trình bày sự ra đời xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Hiểu biết sơ giản về thành thị trung đại : sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành tầng lớp thị dân.
- Các phong trào : Văn hoá Phục hưng, Cải cách tôn giáo, Chiến tranh nông dân Đức. Ý nghĩa của các phong trào này.
2. Xã hội phong kiến Phương Đông
- Trung Quốc : Một số điểm nổi bật về kinh tế, chính trị, những thành tựu tiêu biểu nhất về văn hoá của Trung Quốc trong thời kì phong kiến.
- Ấn Độ : các vương triều, văn hoá Ấn Độ.
- Các quốc gia phong kiến độc lập ở Đông Nam Á (thời điểm xuất hiện, địa bàn). Những nét nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hoá.
- Trình bày được những nét chung nhất của xã hội phong kiến phương Đông : sự hình thành và phát triển, cơ sở kinh tế - xã hội, nhà nước phong kiến.
II. bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập trong chủ đề.
Nội dung
Nhận biết
( Mô tả yêu cầu cần đạt )
Thông hiểu
( Mô tả yêu cầu cần đạt )
Vận dụng thấp
( Mô tả yêu cầu cần đạt )
Vận dụng cao
( Mô tả yêu cầu cần đạt )
Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
Nhận biết được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu; cơ cấu xã hội ( bao gồm hai giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô)
Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.
Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào.
So sánh kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.
Sự suy vong của chế độ phong kiến
Nguyên nhân và các cuộc phát kiến địa lý, như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Hiểu được quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến châu Âu.
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
Nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng.
Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến XHPK châu Âu lúc bấy giờ.
Hiểu nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng.
So sánh Văn hóa Phục hưng và văn hóa cổ Hi - Lạp, Rô - Ma
Nhậ xét được phong trào Văn hóa Phục hưng
Trung Quốc thời phong kiến
Tên gọi và thứ tự của các triều đại PK ở TQ.
Tổ chức bộ máy chính quyền PK.
 Hiểu XHPK Trung Quốc hình thành như thế nào?
Những đặc điểm KT, VH của XHPK TQ.
Nhận xét các thành tựu VH, KHNT TQ thời phong kiến
Ấn Độ thời phong kiến
Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời kì cổ đại đến giữa thế kỉ XIX.
Một số thành tựu của văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại.
Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến.
Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Khu vực ĐNA hiên nay gồm những nước nào? Tên gọi và vị trí địa lý của các nước này có những điểm gì tương đồng với nhau để tạo thành một khu vực riêng biệt.
 Các giai đoạn phát triển lớn của lịch sử khu vực.
Nhận rõ vị trí địa lý của Cam-pu-chia và Lào các giai đoạn phát triển của hai nước.
Những nét chung về xã hội phong kiến
 Thời gian hình thành và tồn tại của XHPK
Nền tảng kinh tế và hai gai cấp cơ bản trong XHPK
Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến
Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá
III. Hệ thống câu hỏi/ bài tập theo hệ thống đã mô tả
Xã hội PK ở châu Âu đã được hình thành như thế nào? 
Thế nào là lãnh địa phong kiến? Em hãy nêu đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa.
Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Thành thị có vai trò gì? 
 4. Nêu nguyên nhân và kết quả của các cuộc phát kiến địa lý ở châu Âu?
 5. Giai cấp địa chủ và tô điền ở Trung Quốc được hình thành như thế nào?
 6. Theo em chính sách đối ngoại của nhà Tần, Hán, Đường đều có điểm gì chung?
 7. Sự suy yếu của xã hội Trung Quốc thời Minh – Thanh được biểu hiện như thế nào?
 8. Một số thành tựu vh-kh – kt trung Quốc thời phong kiến cho các bạn nghe?
 9. Cho biết những điểm khác biệt cơ bản về xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây.
 10. Theo em thế nào là nhà nước phong kiến?
 11. Em có nhận xét gì về các thành tựu văn hoá, khoa học kỹ thuật của các nước thời phong kiến?
 GV Lập bảng mô tả
Nguyễn Hữu Hùng ____________________ Hết _________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBang_mo_ta_phan_1_LS_the_gioi_su_7.doc