A. Lí do chọn đề tài.
Trong xu thế đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đòi hỏi con người phải tự nâng cao trình độ, hoàn thiện bản thân để tiến kịp sự phát triển của tri thức nhân loại.
Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang là nhiệm vụ cấp bách. Đó là nền tảng, là cơ sở để đất nước ta hòa nhập sâu rộng với thế giới. Phát huy niềm tự hào của dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của con người và đất nước Việt Nam. Qua đấy tất cả con người Việt Nam đều phải chung tay vào viêc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Bản sắc văn hóa của dân tộc được thể hiện rõ qua những làn điệu dân ca. Dân ca là một tài sản vô cùng quý giá, là tinh hoa sáng tạo nghệ thuật của bao thế hệ cha ông. Rất nhiều các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian, các thể loại dân ca truyền thống của Việt Nam như: Dân ca quan họ ở Bắc Ninh, hát Xoan ở Phú Thọ, hát Ví, hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc bộ, hát Dô ở Hà Tây, hát Ví dặm ở Nghệ An, Hà Tĩnh ở Trung bộ có Hò Huế, Lý Huế, hát Sắc bùa ở Nam bộ có các điệu Lý, điệu Hò, nói thơ Dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc (đồng bào Thái, H' Mông, Mường ), dân ca của các dân tộc Tây Nguyên (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng ) đang đứng trước nguy cơ bị biến dạng, mai một. Trên các sân khấu biểu diễn các thể loại dân ca có nhạc đệm như Chầu Văn, ca trù, ca Huế, ca Quảng, nhạc tài tử miền Nam và những hình thức ca kịch dân tộc độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương cũng đã vắng bóng người xem. Vì vậy việc nhanh chóng bảo tồn và phát huy những làn điệu dân ca đang là vấn đề cấp thiết và là bài toán khó chưa có đán án.
ng âm nhạc ở trường phổ thông them phong phú, đa dạng. Đây cũng là một biện pháp giáo dục hướng các em biết yêu thích, biết giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, thêm tự hào về những giá trị nghệ thuật mà ông cha đã để lại. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường trung học cơ sở, bản thân tôi cũng đã thấy được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, mà thể hiện rõ nhất qua những tiết dạy hát dân ca Việt Nam. Mặc dù những bài dân ca trong sách giáo khoa âm nhạc Trung học cơ sở khá ít, các em học sinh cũng chưa thật sự yêu thích và ít tìm hiểu về những làn điệu dân ca, nhưng bản thân tôi cũng đã cố gắng đưa những phương pháp giảng dạy phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với nội dung bài dạy. Giáo dục các em thêm yêu mến và tự hào về nhân dân ta, đất nước ta. Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại, càng trân trọng, giữ gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy. B. Khảo sát thực trạng. Tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở 3 khối lớp ở đầu năm, khi chưa được áp dụng các phương pháp giảng dạy mới. Điều tra: Em có thích học những bài dân ca ở bộ môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở không? Tôi đã thu được kết quả như sau: Lớp Lớp 6a9 Lớp 7a10 Lớp 8a9 LS TL SL TL SL TL Thích 20 62.5% 26 74.3% 23 67.6% Không thích 12 37.5% 9 25.7% 11 32.4% C. Thuận lợi và khó khăn. 1. Đặc trưng bộ môn - Đây là bộ môn năng khiếu đưa vào trường học nhằm phát triển năng khiếu và tính thẩm mỹ cho học sinh. Ở môn học này, mỗi bài cần phải có đồ dùng dạy học, nhạc cụ, máy dĩa, ảnh nhạc sĩ. - Phải có phòng học bộ môn riêng để khỏi ảnh hưởng đến những lớp khác, đồng thời các em tự tin hơn khi đến với phòng học bộ môn. Phòng phải rộng rãi, sạch sẽ, có cách âm. - Quá trình học, giáo viên và học sinh gắn bó thân thiết, học sinh được tự do đưa ra ý kiến của mình, tự do hát múa, tự sáng tạo - Đó là những đặc trưng của bộ môn âm nhạc trong trường THCS, chắc hẳn sẽ có nhiều thuận lợi và khó khăn 2. Thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi: - Dân ca Việt Nam đã được nhà nước quan tâm, ưu tiên để bảo tồn và phát huy những giá trị mà ông cha ta đã để lại. - Đây là bộ môn mới, đưa vào trường học nhằm giúp các em giải trí sau những giờ học căng thẳng, các em không phải suy nghĩ gì nhiều về các con số, không phải tính toán ... mà được phép thể hiện những năng khiếu của mình, tự do hát, múa, chơi những trò chơi âm nhạc mà các em đã thấy và yêu mến trên truyền hình.... - Giờ học rất thoải mái, cả giáo viên và học sinh hết sức gần gũi, được tự do thảo luận, bàn luận trong giờ học, được biểu diễn những tiết mục văn nghệ. - Ở những năm gần đây, các em học sinh tỏ ra rất thích môn học này, giáo viên không phải khó khăn như những năm đầu mới học Âm nhạc ở trường THCS - Một số cơ quan, trường học thường xuyên tổ chức cho các em thi hát, múa, đã tạo điều kiện để các em thể hiện mình. Khó khăn - Một số em học sinh xem đây là môn học phụ cho nên cũng lơ là trong giờ học, ít hợp tác với giáo viên trong lớp - Nhiều em không có năng khiếu về Âm nhạc nên các em cũng khó khăn trong việc hát, múa. - Thực tế cho thấy còn thiếu rất nhiều về nhạc cụ, phòng học thì sơ sài, máy móc chưa đáp ứng tốt cho việc giảng dạy. - Lực lượng giáo viên chưa nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, các cơ quan chức năng ít tạo cơ hôi cho giáo viên đi giao lưu, học hỏi các bạn đồng nghiệp để nâng cao tay nghề. - Các em học sinh chưa thực sự yêu mến và thấy được việc cần thiết phải bảo tồn và phát huy vốn dân ca quý báu mà cho ông đã để lại. D. Các phương pháp giảng dạy. Ở các lớp tôi đã thực hiện nhiều phương pháp mới khác nhau, tuy nhiên tất cả các lớp đều sử dụng một phương pháp chung đó là Giảng dạy bằng Giáo án điện tử. Tôi đã sử dụng các phương pháp sau cho những bài dạy hát về dân ca của mình và thu được kết quả cao. + Giảng dạy bằng Giáo án điện tử. + Sử dụng trò chơi trong tiết dạy. + Tổ chức các chương trình ngoại khóa theo khối. Và tất nhiên một điều ảnh hưởng không nhỏ đến việc thích thú học tập cho học sinh đó chính là tác phong nhà giáo nhanh nhẹn, lời nói chuẩn mực, quần áo gọn gàng, tươi vui trong giờ học. Giáo viên là người chuẩn bị trò chơi, dặn dò để các em chuẩn bị, góp phần làm cho tiết dạy sinh động hơn. 1. Dạy bằng giáo án điện tử. Với những tiết dạy hát dân ca, tôi đều dạy bằng giáo án điện tử. Sưu tầm nhiều tranh, ảnh, vị trí địa lí của các vùng, miền, sưu tầm các làn điệu dân ca cho tiết học thêm sinh động. Giáo viên cần sưu tầm nhiều tư liệu về đặc điểm dân ca, vị trí địa lí, trang phục, cách biểu diễn, đặc điểm riêng của vùng miền có bài dân ca được dạy trong tiết học hát. Ví dụ 1: Bài Đi cấy – dân ca Thanh Hóa Bài hát này được trích trong Tổ khúc múa đèn Thanh Hóa là một vùng đất địa linh nhân kiệt, từ bao đời nay mảnh đất này luôn được coi là nơi hội tụ của nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong cả nước qua các triều đại phong kiến quân chủ. Một vùng đất có nền âm nhạc dân gian vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều thể loại khác nhau như: Các trò diễn dân gian, hò Sông Mã, hát múa đèn Đông Anh, hát Ghẹo, chèo Chải, hát Cửa đình, hát khúc Tĩnh gia... Nhiều thể loại âm nhạc dân gian đã trở thành nét đặc trưng và nổi tiếng ở cả trong và ngoài nước như Hò Sông Mã hay Múa đèn Đông Anh. Tổ khúc Múa đèn Đông Anh là do những con người nông dân chân lấm tay bùn sáng tạo ra nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất qua các thời vụ và thông qua đó để nói lên tình yêu đôi lứa. Đây là một thể loại âm nhạc dân gian đặc sắc mang tính diễn xướng tập thể dưới hình thức liên khúc, diễn tả một chu kỳ lao động của người nông dân trong một năm canh tác. Đó là một chu kỳ lao động vất vả, gian nan, đổ giọt mồ hôi nước mắt để đổi lấy hạt lúa nuôi sống con người. Theo các cụ cao niên kể lại thì Múa đèn trước tiên xuất hiện ở làng Viên Khê, xã Đông Anh, Huyện Đông Sơn, Thanh Hóa và sau này người ta cứ quen gọi là Múa đèn Đông Anh. Đây là một tổ khúc gồm 10 bài hát, bắt đầu là Thắp đèn, đến Luống bông luống đậu, Vãi mạ, Đan Lừ, Nhổ mạ, Đi cấy, Kéo sợi, Dệt cửi, Se chỉ vá may và cuối cùng là Đi gặt. Một hình thức diễn xướng dân gian độc đáo mang tính tập thể thường từ 10 đến 12 người tham gia và chỉ được trình diễn vào ban đêm trong kỳ lễ tế cầu phúc của dân làng, mong sao mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Khi trình diễn, mười người trong tốp múa hát phải đội trên đầu một đĩa đèn và người ta thường gọi lối diễn xướng này là “hát sản xuất” bởi vì nội dung ca từ trong Múa đèn Đông Anh thường mô phỏng lại những cảnh sinh hoạt lao động hàng ngày của người nông dân, mỗi bước đi, mỗi động tác múa đều thể hiện chu kỳ lao động cùng với lời ca và động tác tương ứng để minh họa cho công việc sản xuất. Mặc dù đã được trình diễn dưới hình thức Hát – Múa nhưng ở tổ khúc Múa đèn Đông Anh vẫn thấy những nét hoàn chỉnh của thể loại ca khúc từ những giai điệu trong sáng, lành mạnh tới những giai điệu vui vẻ, khỏe khoắn, hay những giai điệu trữ tình, tha thiết. Một đặc điểm nối bật nữa của tổ khúc Múa đèn Đông Anh rất dễ nhận thấy đó là sự phát triển của làn điệu trong các bài hát thường luân chuyển và xoay quanh hai trục âm chính, đó là trục âm quãng bốn (có 6 bài) và trục âm quãng năm (có 4 bài). Đây là những trục âm rất điển hình trong các thể loại dân ca Việt Nam nói chung và dân ca người Việt nói riêng. Ngoài ra, chúng ta còn thấy trong 10 bài dân ca này thường được sắp xếp theo các cặp đôi có nét âm điệu trục âm và thang âm gần giống nhau mặc dù phần ca từ có sự khác nhau về nội dung cũng như cấu trúc của từ đệm như các cặp bài Thắp đèn – Trồng bông luống đậu, Vãi mạ - Đan lừ, Dệt cửi – Se chỉ vá may, Nhổ mạ - Đi gặt. Riêng bài Đi cấy và Kéo sợi có cấu trúc làn điệu, nhóm âm điệu và âm kết khác hẳn so với các bài khác. Qua 10 bài dân ca trong tổ khúc Múa đèn, đã cho chúng ta thấy có nhiều điều thú vị, thể hiện nét đặc trưng của dân ca xứ Thanh. Mặc dù tổ khúc Múa đèn là một thể loại diễn xướng dân gian đã được khôi phục và bảo tồn ở Thanh Hóa nhưng nguy cơ bị thất truyền vẫn rất cao bởi thế hệ trẻ ngày nay ít có sự quan tâm và yêu thích loại hình diễn xướng này. Hơn nữa, trong xu thế phát triển kinh tế thị trường, vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là một nhiệm vụ cấp bách mang tính định hướng lâu dài không chỉ đối với tổ khúc Múa đèn mà còn với tất cả những thể loại âm nhạc dân gian khác nữa. Công tác nghiên cứu sưu tầm và bảo tồn các làn điệu dân ca, các hình thức sinh hoạt dân gian không những là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta, những người làm công tác âm nhạc trên mọi lĩnh vực trước những giá trị văn hóa vô cùng to lớn và quý giá mà cha ông ta đã để lại. + Vị trí địa lí của Đông Anh – Thanh Hóa. + Hình thức biểu diễn Ví dụ 2: Bài hát Lí cây đa – dân ca quan họ Bắc Ninh + Tìm hiểu về Bắc Ninh – làn dân ca quan họ nổi tiếng của Việt Nam. Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những "liền anh", "liền chị" hát quan họ và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc. Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Muốn hát quan họ phải có "bọn": "bọn nam" hoặc "bọn nữ". Vì vậy trong một làng quan họ thường có nhiều "bọn nam" và "bọn nữ". Mỗi "bọn" thường có 4, 5, 6 người và được đặt tên theo thứ tự: chị Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu hoặc anh Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu. Nếu số người đông tới 7, 8 người thì đặt tên là chị Ba, chị Tư (bé) hoặc anh Ba, anh Tư (bé) mà không đặt chị Bảy, Tám hay anh Bảy, Tám. Trong các sinh hoạt quan họ, các thành viên của "bọn" quan họ không gọi nhau bằng tên thật mà gọi theo tên đặt trong "bọn". Hát quan họ là hình thức hát đối đáp giữa "bọn nam" và "bọn nữ". Một "bọn nữ" của làng này hát với một "bọn nam" của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. "Bọn hát" phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng của hai người hát cặp với nhau phải tương hợp thành một giọng để tạo ra một âm thanh thống nhất. Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là thể thơ và ca dao của Việt Nam, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp với từ ngữ giàu tính ẩn dụ, trong sáng, mẫu mực. Đây là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca là thể hiện tình yêu lứa đôi. Lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi,ư hư, a ha. Quan họ Bắc Ninh tồn tại trong một môi trường văn hóa với những tập quán xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán "kết chạ" giữa các làng quan họ. Từ tục "kết chạ", trong các "bọn" quan họ xuất hiện một tập quán xã hội đặc biệt là tục kết bạn quan họ. Mỗi "bọn" quan họ của một làng đều kết bạn với một "bọn" quan họ ở làng khác theo nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại. Với các làng đã "kết chạ", trai gái trong các "bọn" quan họ đã kết bạn không được cưới nhau. Hội Lim Ngày 13 mới là chính hội. Nhưng từ sớm ngày 12, đồi Lim – trung tâm lễ hội đã tưng bừng với các lán hát Quan họ và các trò chơi dân gian như: Thi tổ tôm điếm, đu tiên, vật, đập niêu, thi cờ người, dệt cửi hội, trò bịt mắt bắt dê và kéo co. Hội Lim bao giờ cũng gồm 2 phần tách bạch: Lễ và Hội. Các làng Duệ Khánh, Đình Cả, Lộ Bao, Lũng Giang hội tụ thành một đoàn rước từ từ tiến vào trung tâm hội thu hút sự chú ý, quan tâm đặc biệt của đông hội. Đây là tâm điểm của phần Lễ, hoạt động tế lễ của các đoàn rước chính là chương trình khai hội. Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân vùng Kinh Bắc được tổ chức trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được mở từ ngày 12 đến 14 tháng giêng Âm lịch hàng năm, trong đó ngày 13 là chính hội, thường được kéo dài trong khoảng thời gian 3-5 ngày (11/1 - 15/1 Âm lịch). Đến hội Lim, du khách được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ. Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại... là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. + Các hình thức biểu diễn. Ví dụ 3: Bài hát Đi cắt lúa – Dân ca H’Rê – Tây Nguyên. + Tìm hiểu về Dân tộc H're: Dân tộc H're Ngôn ngữ Hrê thuộc nhóm Môn - Khmer. Dân số và địa bàn cư trú Người Hrê sống chủ yếu ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hrê ở Việt Nam có dân số 127.420 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Hrê cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Ngãi (115.268 người, chiếm 90,5% tổng số người Hrê tại Việt Nam), Bình Định (9.201 người), Kon Tum (1.547 người), Đắk Lắk (341 người), Gia Lai (128 người). Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật canh tác lúa nước của người Hrê tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Người Hrê chăn nuôi trước hết nhằm phục vụ các lễ cúng bái, riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa. Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm gần đây. Tổ chức cộng đồng Trong làng người Hrê, "già làng" có uy tín cao và đóng vai trò quan trọng. Dưới thời phong kiến người Hrê nhất loạt đặt họ Đinh, gần đây một số người lấy họ Nguyễn, Hà, Phạm... Hình thức gia đình nhỏ rất phổ biến ở dân tộc Hrê. Người Hrê cũng có lễ đâm trâu như phong tục chung ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Người Hrê thích sáng tác thơ ca, ham mê ca hát và chơi các loại nhạc cụ. Ka-choi và Ka-lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của người Hrê. Truyện cổ đề cập đến tình yêu chung thủy, cuộc đọ tài trí giữa thiện và ác, giàu và nghèo, rất hấp dẫn các thế hệ từ bao đời nay. Nhạc cụ của người Hrê gồm nhiều loại: đàn Brook, Ching Ka-la, sáo ling la, ống tiêu ta-lía, đàn ống bút của nữ giới, khèn ra-vai, ra-ngói, pơ-pen, trống... Những nhạc cụ được người Hrê quí nhất là chiêng, cồng, thường dùng bộ 3 chiếc, hoặc 5 chiếc, với các nhịp điệu tấu khác nhau. Tục đâm trâu – dân tộc H’Rê + Nhà cửa của người dân H’Rê Xưa ở nhà sàn dài. Nay hầu như nhà dài không còn nữa. Nóc nhà có hai mái chính lợp cỏ tranh, hai mái phụ ở hai đầu hồi thụt sâu vào trong hai mái chính. Mái này có lớp ngoài còn thêm một lớp nạp giống như ở vách nhà. Chỏm đầu đốc có "bộ sừng" trang trí với các kiểu khác nhau. Vách, lớp trong bằng cỏ tranh, bên ngoài có một lớp nẹp rất chắc chắn. Hai gian đầu hồi để trống. Bộ khung nhà kết cấu đơn giản giống như nhà của nhiều cư dân khác ở Tây Nguyên. Trong nhà (trừ hai gian đầu hồi) không có vách ngăn. Với nhà người Hrê còn có đặc điểm ít thấy ở nhà các dân tộc khác: thường thì nhà ở cửa mặt trước hoặc hai đầu hồi. Mặt trước nhà nhìn xuống phía đất thấp, lưng nhà dựa vào thế đất cao. Người nằm trong nhà đầu quay về phía đất cao. Nhưng với người Hrê thì hoàn toàn ngược lại. Gian hồi bên phải (nhìn vào mặt nhà) (A) dành cho sinh hoạt của nam và khách. Gian hồi bên trái (C) dành cho sinh hoạt của nữ. Giáp vách gian hồi bên phải đặt bếp chính. Gian chính giữa đặt bếp phụ. Gian giáp vách với gian hồi bên trái đặt cối giã gạo. + Trang phục người H’Rê Có biểu hiện giống người Kinh. Có cá tính tộc người song không rõ nét. Trước kia đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn đến thắt lưng hoặc ở trần, quấn khăn; đàn bà mặc váy hai tầng, áo 5 thân, trùm khăn. Nam, nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim. Ngày nay, người Hrê mặc quần áo như người Kinh, riêng cách quấn khăn, trùm khăn vẫn như xưa. Phần lớn nữ giới vẫn mặc váy, nhưng may bằng vải dệt công nghiệp. Người Hrê thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm; nam nữ đều đeo vòng cổ, vòng tay, nữ có thêm vòng chân và hoa tai. Tục cà răng đã dần dần được xóa bỏ. Ví dụ 4: Hò ba lí- Dân ca Quảng Nam – Tìm hiểu về các điệu hò. + Xem tranh ảnh về danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Phố cổ Hội An Thánh địa Mỹ Sơn + Tìm hiểu về các điệu hò Việt Nam Trong nền âm nhạc dân tộc dân gian, Hò là một trong những thể loại gắn bó thân thiết với sinh hoạt lao động của người dân Việt. Hò có thể chỉ là một làn điệu duy nhất, nhưng cũng có khi là một tập hợp nhiều làn điệu có chung thuộc tính về nội dung cũng như hình thức biểu hiện nghệ thuật. Đã có một thời, những điệu hò được xem như món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ miền sơn thượng với bao thác ghềnh hiểm trở, đến miền đồng bằng phì nhiêu, bao la bát ngát, cho tới tận những nơi cửa biển hay ngoài khơi xa sóng to gió cả, đâu đâu cũng vang vọng những giọng hò. Hò bảng lảng dọc triền sông, hò lãng đãng trên những cánh đồng lúa chín mùa thu hoạch, hò xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày ở mỗi miền quê tất cả đã góp phần tạo nên một kho tàng phong phú và đa dạng các loại hò. Ngày nay, đời sống hiện đại, làn sóng công nghiệp hóa cùng biết bao thăng trầm của thời cuộc đã làm lãng quên rất nhiều sinh hoạt nghệ thuật dân gian. Đi canô, xuồng máy, người ta không còn cần đến những điệu hò ơ trên sông nước mỗi sớm chiều. Phương thức gặt lúa, đánh bắt trên sông đã không còn như xưa, khiến mất dần những giai điệu của Hò cấy lúa, cũng như Hò giựt chì, Hò leo dốc, Hò kéo gỗ Thẩm mỹ, nhu cầu nghệ thuật của các lớp con cháu thế hệ mới đã thay đổi cơ bản với khá nhiều những nét văn hóa nói chung, âm nhạc nói riêng du nhập từ nước ngoài. Và, cũng như nhiều thể loại âm nhạc dân gian khác, các điệu hò dường như chỉ còn tồn tại trong ký ức của một thời vang bóng. Tuy vậy, để bảo tồn những giá trị của thể loại âm nhạc này, đây đó, người ta đang nỗ lực phục dựng, bảo lưu một vài điệu hò được xem như có tính nghệ thuật cao, nhằm tạo dựng một bức tranh khái quát về Hò của người Việt, giúp những thế hệ sau có thể tìm hiểu được những nét độc đáo nhất về một thể loại âm nhạc đã từng có thời gian gắn bó thân thiết với cuộc sống của biết bao thế hệ người dân Việt. Hò phần nhiều là sinh hoạt mang tính diễn xướng tập thể. Tựu trung, các điệu hò được chia thành 2 lớp rõ rệt, một lớp gọi là XƯỚNG (cái xướng - do một người hát), lớp còn lại gọi là XÔ (con xô - do vài người hoặc cả một nhóm đồng thanh phụ họa đáp lại), tất cả được kết nối liên tục. Nhìn trên tổng thể, có thể tạm chia hò ra thành 2 loại: + Loại gắn bó với những sinh hoạt sông nước, như Hò giật chì, Hò kéo lưới, Hò kéo chài, Hò mái ba, Hò Đồng Tháp, Hò mái nhì, Hò mái đẩy, Hò mái chè, Hò mái nện, Hò mái ba, Hò mái duỗi, Hò mái xắp, Hò chèo đò, Hò chèo thuyền... + Loại gắn bó với những sinh hoạt trên cạn, như Hò đạp lúa, Hò Xay lúa, Hò leo dốc, Hò kéo gỗ, Hò nện (Hò hụi), Hò giã gạo (Hò khoan), Hò giã vôi, Hò giã đậu, Hò cấy, Hò giọng đồng, Hò tát nước, Hò vân, Hò là, Hò hí la, Hò phơi xăm, Hò nậu xăm, Hò lĩa trâu, Hò ý gia, Hò quét vôi, Hò kéo thác, Hò dẩy nôốc, Hò nghé ngọ (Hò gọi nghé), Hò khâu đay, Hò khâu song, Hò giả điệp, Hò đưa linh, Hò bài chòi, Hò bài thai, Hò bài tiệm, Hò nàng Vung, Hò mài dừa, Hò đẩy xe mía, Hò khiêng xe nước Trong hò trên cạn, lại có những loại hò gắn liền với nghi lễ tín ngưỡng như Hò đưa linh (chuyên dùng trong tang lễ đồng bằng Nam Bộ), Hò bả trạo (chuyên dùng trong Lễ cầu ngư của cư dân ven biển Phú Yên 2. Sử dụng nhiều trò chơi âm nhạc. Sử dụng nhiều trò chơi âm nhạc cũng gây hứng thú cho học sinh trong các tiết dạy hát. Cách này cũng góp phần làm cho học sinh yêu thích hơn bộ môn âm nhạc nói chung và yêu thích dân ca nói riêng. Sau khi học bài hát xong, tôi đã sử dụng phương pháp dạy học này vừa là một trò chơi vừa để củng cố bài. a. Trò chơi “Ai nhanh hơn ai” + Hình thức và cách chơi. - Chia lớp thành những nhóm nhỏ (2 hoặc 4 nhóm). - Các nhóm sẽ lần lượt chạy lên bảng viết tên bài hát thuộc thể loại dân ca Quan họ Bắc Ninh, hay dân ca Nam Bộ, dân ca các dân tộc ít người... - Nhóm nào ghi được nhiều bài hát nhất trong thời gian quy định sẽ đạt điểm cao. Điểm cho mỗi bài hát đúng là 10đ/bài. - Thư kí sẽ tổng hợp điểm của các đội và công bố trước lớp. b. Trò chơi “Em yêu làn điệu dân ca” + Hình thức và cách chơi. - Chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm lần lượt thể hiện các bài dân ca mà mình yêu thích. Trò chơi này thường được sử dụng, các em có thơi gian, điều kiện để tìm hiểu về dân ca vùng miền vừa được giáo viên giới thiệu (dân ca quan họ Bắc Ninh, Dân ca dân tộc ít người, Dân ca Nam Bộ) - Cũng có thể chia lớp thành 2 đội, một đội nam và một đội nữ hát theo kiểu đối đáp, liền anh liền chị, Xướng và xô. Cách này áp dụng vào tiết học hát Lí cây đa – dân ca Quan họ Bắc Ninh hay tiết học hát Hò ba lí – Dân ca Quảng Nam. - Cử đại diện mỗi đội 2 em làm ban giám khảo. Quán triệt ban giám khảo phải công tâm, không thiên vị cho đội mình. - Sau khi chơi xong ban giám khảo sẽ công bố điểm. Giáo viên chỉ làm vai trò cố vấn cho các đội và cho ban giám khảo. c. Trò chơi “Em tập làm ca sĩ”. - Trò chơi này có thể áp dụng vào hoạt động 1(trong phần tiến trình dạy học) – giới thiệu về dân ca quan họ Bắc Ninh, giới thiệu về điệu lí, giới thiệu các điệu hò giáo viên cho các em chuẩn bị trước tiết học. - Mỗi em thể hiện một bài dân ca mà các em đã nghe, bài hát thuộc vùng, miền các em đang tìm hiểu trong tiết học. - Trò chơi này giáo viên cũng cần cho điểm nếu các em hát hay, hát đúng để khuyến khích học sinh. 3. Tổ chức các chương trình ngoại khóa theo khối. - Trong 2 năm qua, tôi đã tổ chức các chương trình ngoại khóa cho các khối lớp 8, khối lớp 9 và tôi có lồng ghép các câu hỏi, các bài hát về dân ca Việt Nam, ví dụ: + Bài hát Bắc Kim Thang là dân ca thuộc vùng miền nào? a. Dân ca Quan họ Bắc Ninh b. Dân ca Nam Bộ c. Dân ca Thanh Hóa d. Dân ca dân tộc ít người. + Bài hát nào sau đây thuộc dân ca quan họ Bắc Ninh? a. Hoa thơm bướm lượn b. Đi cấy c. Hò ba Lí d. Lí chiều chiều. + Hãy thể hiện sự yêu thích dân ca bằng cách hát một bài dân ca và cho biết bài dân ca thuộc vùng, miền nào? KẾT LUẬN: Bảo tồn và phát huy những làn điệu dân ca đòi hỏi một quá trình cố gắng của tất cả những con người Việt Nam. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc tôi đã rất cố gắng t
Tài liệu đính kèm: