Các bài thi thí nghiệm - Thực hành cấp tỉnh môn Sinh Học

Bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

1. Chuẩn bị:

- Mẫu vật: lá thài thài tía, củ hành tía

- Dụng cụ: Kính hiển vi, ống hút, lam kính, lá kính (lamen) nước cất, giấy thấm, lưỡi lam.

- Hóa chất: Dung dịch muối loãng (hoặc dd đường loãng), nước cất.

2. Cách tiến hành:

a. Làm tiêu bản:

- Dùng dao lam tách tách lớp tế bào biểu bì của lá thài lài tía (kích thước 0.2 – 0.5 cm) → đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất.

- Đặt 1 lá kính lên mẫu vật .

- Dùng giấy thấm hút bớt nước còn dư ở phía ngoài → tiêu bản.

b. Quan sát tiêu bản:

* TB biểu bì ở trạng thái ban đầu:

- Đặt tiêu bản lên kính hiển vi và quan sát (điều chỉnh ở vật kính x10).

- Chọn vùng có TB mỏng nhất điều chỉnh ở vật kính x 40

- Vẽ các tế bào bình thường và các tế bào cấu tạo nên khí khổng, cho biết TB khí khổng lúc này đóng hay mở?

 * Hiện tượng co nguyên sinh:

- Dùng ống nhỏ giọt lấy một ít dung dịch nước muối (NaCl) nhỏ vào một phía cạnh của lá kính.

- Ở phía đối diện đặt giấy thấm hút dung dịch để đưa nhanh dd muối vào vùng có TB.

- Quan sát hiện tượng co nguyên sinh diễn ra như thế nào?khí khổng lúc này đóng hay mở ?

- Vẽ các TB đang bị co nguyên sinh chất.

 

doc 16 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2893Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các bài thi thí nghiệm - Thực hành cấp tỉnh môn Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, một lát đã luộc chín,1 lát lấy từ tủ lạnh ra.
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ lên mỗi lát khoai tây 1 giọt H2O2
→Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra trên lát khoai tây và giải thích hiện tượng? 
3. Kết quả và giải thích: 
Các bước tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
Nhỏ H2O2 vào:
-Lát khoai tây sống
-Lát khoai tây chín
-Lát khoai tây sống ở nhiệt độ thấp.
-Sủi nhiều bọt trắng ( O2)
- Không có bọt trắng
- Sủi ít bọt trắng
-Có catalaza
-Không còn catalaza, enzim này đã bị phá hủy bởi nhệt độ cao
-Hoạt tính của catalaza giảm trong điều kiện nhiệt độ thấp.
4. Một số câu hỏi cho thí nghiệm:
a. Cơ chất của enzim catalaza là gì?
	- là H2O2
b. Sản phẩm tạo thành sau phản ứng do enzim này xúc tác là gì?
PTPƯ: H2O2 + enzim catalaza → H2O +O2
II. Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN:
1. Chuẩn bị:
- Mẫu vật: - Dứa tươi 1 quả xay nhỏ
 - Gan gà tưoi hoặc gan lợn: 200g xay nhỏ
- Dụng cụ: ống nghiệm, pipet,que khuấy, cối chày sứ, dao, thớt
- Hóa chất: Cồn 70- 90o, chất rửa chén, nước cất lạnh, nước cốt dứa. 
2. Cách tiến hành:
Bước 1: Nghiền mẫu vật
Loại bỏ lớp màng bao bọc gan →thái nhỏ gan → cho vào cối nghiền →đổ thêm 1 lượng nước lạnh gấp đôi lượng gan → khuâý đều. 
Lọc dịch nghiền qua giấy lọc→ dịch lỏng. 
Bước 2: Tách AND ra khỏi tế bào và nhân tế bào. 
Rót dịch lọc vào ½ thể tích ống nghiệm.
Cho tiếp nước rửa chén vào ống nghiệm một lượng bằng 1/6 dịch nghiền → khuấy nhẹ→ để yên 15 phút.
Cho tiếp nước cốt dứa vào ống nghiệm một lượng bằng 1/6 hỗn hợp dịch nghiền → khuấy thật nhẹ→ để yên 5 đến 10 phút.
Bước 3: Kết tủa AND trong dịch tế bào bằng cồn.
Nghiêng ống nghiệm và rót cồn etanol dọc theo thành ống nghiệm sao cho cồn tạo thành một lớp nổi trên bề mặt hỗn hợp dịch nghiền
Đê ống nghiệm trên giá 10 phút và quan sát lớp cồn trong ống nghiệm → Thấy các sợi ADN trắng đục kết tủa lơ lửng trong lớp cồn.
Bước 4: Tách AND ra khỏi lớp cồn.
 - Dùng que tre đưa vào trong lớp cồn →khuấy nhẹ cho các phân tử ADN bám vào que tre rồi nhẹ nhàng vớt ra và quan sát .
3. Kết quả và giải thích:
- Kết quả: Thấy được phân tử ADN dạng trắng đục và kết tủa lơ lửng.
4. Một số câu hỏi cho thí nghiệm:
a. Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền TB nhằm mục đích gì?Giải thích?
- Cho nước rửa chén bát có chất tẩy rửa (bản chất là kiềm) khi cho vào dịch nghiền TB nhằm phá vỡ màng sinh chất vì màng có bản chất là lipit.
b. Vì sao cho dd nước dứa vào dd nghiền TB?Tại sao phải chọn quả dứa xanh, ko chín?
- Trong dịch cốt của quả dứa có chứa enzim, thủy phân prôtein và giải phóng AND ra khỏi prôtein.
- Trong dứa xanh chứa nhiều enzim thủy phân, còn trong quả chín chứa chủ yếu là đường.
c. Làm thế nào để khẳng định được chất trắng kết tủa trong cồn đó là ADN?
- Theo quy trình thí nghiệm tách chiết AND đơn giản này, AND tách chiết được ở dạng thô sơ còn lẫn cả ARN và chút ít protein. Nếu muốn chứng minh đó là ADN thì cần phải làm các thí nghiệm nhận biết riêng.
Bài 28: Thực hành quan sát 1 số vi sinh vật.
1. Chuẩn bị:
- Mẫu vật: bựa răng, váng dưa chua lâu ngày, dịch nấm men, vỏ cam để mốc, cơm nguội để mốc.
- Dụng cụ: Kính hiển vi, ống hút, lam kính, lá kính (lamen) nước cất, giấy thấm,
- Hóa chất: nước cất, 6g thuốc nhuộm xanh mêtilen, 10g thuốc nhuộm đỏ (fuchsin kiềm)
2. Cách tiến hành:
a. Thí nghiệm 1: Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng:
- Nhỏ 1 giọt nước cất lên phiến kính
- Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng ở khoang miệng.
- Đặt bựa răng vào cạnh giọt nước làm thành dịch huyền phù→ dàn mỏng.
- Hơ nhẹ vài lượt trên ngon lửa đèn cồn.
- Đặt miếng giấy lọc lên tiêu bản và nhỏ một giọt thuốc nhuộm lên trên giấy lọc→để 1 phút giây → bỏ giấy lọc ra.
- Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất→ hong khô → soi kính.
b. Thí nghiệm 2: Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men:
- Lấy ít giống nấm men hoặc váng dưa thả vào dd đường 10% trước 2 -3 giờ.
- Làm tiêu bản: theo các bước như thí nghiệm 1→ soi kính, quan sát TB nấm men. 
3. Kết quả và giải thích:
- Quan sát được hình dạng các TB trực khuẩn, cầu khuẩn, nấm men trong khoang miệng người.
- Quan sát được hình dạng các TB nấm men rượu.
4. Một số câu hỏi cho thí nghiệm:
a. Qua thực nghiệm em thấy dễ phát hiện loại TB vi sinh vật nhân sơ (trực khuẩn, cầu khuẩn) hay TB nhân thực (nấm men)?
- Loại TB VSV nhân thực dễ phát hiện hơn, vì chúng có kích thước lơn hơn TB nhân sơ.
b. Mẹ thường nhắc con: “Ăn kẹo xong phải súc miệng nhiều lần hoặc đánh răng, nếu không rất dễ bị sâu răng”. Lời khuyên ấy dựa trên cơ sở khoa học nào?
- Trong khoang miệng người có hệ VSV: Cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lăctic, nấm men  Nếu sau khi ăn mà không súc miệng nhiều lần hoặc đánh răng thì thức ăn thừa còn lại trong các kẽ răng là nguồn dinh dưỡng để các VSV phát triển. Trực khuẩn lactic gây nên quá trình lên men lăctic, tạo ra axit phá hủy men răng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công vào bên trong răng → đau răng hoặc viêm lợi.
c. Khi còn ở trong bụng mẹ, trong khoang miệng đứa trẻ có VSV không? Khi nào trong khoang miệng của đứa trẻ bắt đầu có VSV?
- Khi còn ở trong bụng mẹ, trong khoang miệng đứa trẻ không có VSV.
- Khi đứa trẻ ra đời tiếp xúc với môi trường thì khoang miệng đứa trẻ bắt đầu có VSV.
SINH HỌC 10: Ban nâng cao: 
Bài 12. Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hoá học của tế bào 
I. Xác định các hợp chất hữu cơ có trong mô thực vật và động vật:
1. Chuẩn bị:
- Nguyên liệu: Khoai lang, sữa, dầu ăn, hồ tinh bột, lạc nhân, lòng trắng trứng, và thịt heo nạc.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống nhỏ giọt, cốc đong, dao thớt, vải màn hay lưới lọc, giấy lọc.
- Hóa chất: thuốc thử Phêling, kali iôtđua, HCl, NaOH, CuSO4, giấy lọc, nước cất, AgNO3, BaCl2, amôn – magiê, dung dịch axit picric bão hòa, amôni ôxalat, cồn 700, nước lọc lạnh.
2. Cách tiến hành:
 a. Nhận biết tinh bột:
 Thí nghiệm 1:
 - Giã 50 g củ khoai lang trong chén sứ → thêm 20 ml nước cất → lọc lấy 5ml dịch cho vào ống nghiệm 1.
- Lấy 5 ml nước hồ tinh bột cho vào ống nghiệm 2.
- Thêm vài giọt thuốc thử iốt vào ống nghiệm 1 và 2, đồng thời nhỏ vài giọt thuốc thử iôt lên phần cặn trên giấy lọc→ Quan sát sự đổi màu và giải thích.
- Nhỏ thuốc thử Phêlinh vào ống nghiệm 2. Ghi màu sắc dung dịch và kết luận. 
* Kết quả:
 - Khi nhỏ Iốt vào cả hai ống nghiệm đều có màu xanh tím.
- Khi nhỏ Phêlinh vào ống nghiệm 2 dd không thay đổi màu.
*Giải thích: 
- Do trong ống nghiệm 1 có tinh bột của khoai lang và ống nghiệm 2 cũng là tinh bột, mà Iôt là thuốc thử của tinh bột → Cả hai ống nghiệm đều có màu xanh tím.
- Phần cặn trên giấy lọc có thể có màu xanh tím (do còn tinh bột) hoặc không có màu xanh tím (do chỉ còn xơ bã).
- Khi nhỏ thuốc thử Phêlinh vào ống nghiệm 2 dd không thay đổi màu.
Thí nghiệm 2:
Lấy 10 ml dd hồ tinh bột + 10 giọt HCl→ đun trong 15 phút .
Để nguội → Trung hòa dd bằng NaOH (Thử bằng giấy quỳ tím).
Chia dd làm 2 phần bằng nhau vào 2 ống nghiệm
Nhỏ Iôt vào ống nghiệm 1, nhỏ Phêlinh vào ống nghiệm 2 → ghi nhận xét về sự thay đổi màu sắc khác nhau.
* Kết quả:
- Chỉ có ống nghiệm 2 có màu đỏ gạch.
*Giải thích: 
- Ở ống nghiệm 2: do trong môi trường kiềm tinh bột bị thủy phân thành đường đơn (gluccôzơ) nên đã phản ứng với thuốc thử Phêlinh (Khử Cu2+→Cu+ )
Kết luận: - Thuốc thử nhận biết tinh bột là Iot → Xanh tím.
 - Thuốc thử nhận biết glucozo là Phêlinh → Đỏ gạch.
b. Nhận biết lipit:
 * Thí nghiệm 1:
 - Nhỏ vài giọt dầu ăn, lên tờ giấy trắng
 - Một lúc sau quan sát, nhận xét và giải thích.
→ Kết quả và giải thích: 
 Nơi nhỏ dầu ăn để lại vết: Do phân tử dầu ăn không tan, nước bay hơi hết còn lại dầu ăn nên còn lại vết tạo thành lớp màng trên tờ giấy.
*Câu hỏi: 
 1.Tại sao khi cùng nhỏ kên tờ giấy trắng, 1 thời gian sau, nước ko để lại vết còn dầu thì để lại và làm tờ giấy trong hơn, dai hơn?
- Nước ko để lại vết vì bay hơi hết, còn dầu thì để lại vết,làm tờ giấy trong hơn, dai hơn vì dầu ko tan trong nước nên nước bay hơi còn lại dầu tạo lớp màng trên tờ giấy. 
2. Tại sao trong nồi nước luộc thịt gà, vịt, ngan có nhiều váng mỡ màu vàng nổi lên?
- Do các phân tử lipit trong mỡ không hòa tan trong nước. Vì vậy muốn không bị mỡ ngấy chúng ta có thể lấy muôi hớt hết lớp váng này.
 * Thí nghiệm 2:
- Nghiền mẫu mô( lạc nhân) trong cồn để hòa tan dầu mỡ bất kì→ lọc thu dịch chiết.
- Đổ 2ml dịch chiết vào 2ml nước trong ống nghiệm→ Quan sát hiện tượng xảy ra.
 *Kết quả và giải thích: Thu được kết quả hình thành nhũ tương màu trắng sữa, vì lạc chứa nhiều dầu (lipit đơn giản) có tính kị nước nên ko tan mà tạo các phần tử lơ lửng trong nước hình thành nhũ tương.
c. Nhận biết prôtêin:
 - Lấy một lòng trắng trứng + 0,5l nước + 3 ml dung dịch NaOH quấy đều.
 - Lấy 10 ml dung dịch này cho vào ống nghiệm. 
 - Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 rồi lắc ống nghiệm.
 → Quan sát hiện tượng xảy ra.
*Kết quả: đây là phản ứng biure đặc trưng của protein (abumin trong lòng trắng trứng), sản phẩm tạo thành là phức chất có màu xanh tím đặc trưng.
* Câu hỏi thêm: Cho hỗn hợp dd (NaOH + CuSO4)
Tại sao khi cho dd trên vào lọ sữa thì có màu xanh nhạt; còn cho dd vào lòng trắng trứng thì có màu xanh tím đặc trưng?
- Bởi vì: protein trong sữa (cazêin) khác với protein trong lòng trắng trứng (albumin) nên xảy ra phản ứng màu khác nhau.
II. Xác đinh một số nguyên tố khoáng có trong tế bào
1. Chuẩn bị:
- Mẫu vật: 10g thực vật ( xà lách, đậu cô ve, cải bắp.) Hoặc thịt lợn nạc.
- Dụng cụ: vải màn hay lưới lọc, giấy lọc, dao thớt, chày cối sứ, 5 ống nghiệm, ống nhỏ giọt
- Hóa chất: AgNO3, BaCl2, amôn – magiê, dung dịch axit picric bão hòa, amôni ôxalat, nước cất.
2. Cách tiến hành:
*Chuẩn bị dịch mẫu:
- Lấy 10g thực vật( xà lách, đậu cô ve, cải bắp.) Hoặc thịt lơn nạc cho vào cối sứ giã nhỏ với một ít nước cất.
- Thêm 10 – 20ml nước cất, đun sôi trong 10 – 15 phút.
- Ép qua mảnh vải lụa ( hoặc nhiều lớp vải màn). Lọc dịch thu được qua giấy lọc, sau đó thêm nước cất đạt thể tích 20ml.
*Chuẩn bị ống nghiệm:
- Lấy 5 ống nghiệm( đánh số từ 1 đến 5). Cho vào mỗi ống nghiệm 4ml dịch đã chuẩn bị ở trên, xếp ống nghiệm lên giá.
+ Thêm vào ống nghiệm 1 vài giọt thuốc thử bạc nitrát
+ Thêm vào ống nghiệm 2 vài giọt thuốc thử bari clorua
+ Thêm vào ống nghiệm 3 khoảng 4ml thuốc thử amôn - magiê
+ Thêm vào ống nghiệm 4 khoảng 1ml dung dịch axít picric bão hòa
+ Thêm vào ống nghiệm 5 vài giọt amôn ôxalat
-Ghi kết quả ở 5 ống nghiệm và nhận xét.
3. Kết quả và giải thích:
Ống nghiÖm + thuèc thö
HiÖn tượng x¶y ra
NhËn xÐt- kÕt luËn
1. DÞch mÉu, nitrat b¹c.
- §¸y èng nghiÖm t¹o kÕt tña tr¾ng, chuyÓn mµu ®en lóc ®Ó ngoµi s¸ng 1 thêi gian ng¾n.
- Trong m« cã anion Cl- nªn ®· kÕt hîp víi Ag+ t¹o AgCl.
2. DÞch mÉu, clorua bari.
- §¸y èng nghiÖm t¹o kÕt tña tr¾ng.
- Trong m« cã anion SO42- nªn kÕt hîp víi Ba2+ t¹o BaSO4.
3. DÞch mÉu, am«n magiª.
- §¸y èng nghiÖm t¹o kÕt tña tr¾ng.
- Trong m« cã PO43- nªn ®· t¹o kÕt tña tr¾ng ph«tpho kÐp am«n- magiª: NH4MgPO4.
4. DÞch mÉu, axit picric.
- §¸y èng nghiÖm t¹o kÕt tña h×nh kim mµu vµng.
- Trong m« cã ion K+ t¹o kÕt tña picrat kali.
5. DÞch mÉu, «xalat am«n.
- §¸y èng nghiÖm t¹o kÕt tña tr¾ng.
- Trong m« cã Ca2+ t¹o kÕt tña tr¾ng «xalat canxi.
Lớp 11 
Ban cơ bản:
Bài 13. Phát hiện diệp lục và carôtenôit 
1. Chuẩn bị:
- Mẫu vật: Lá xanh: Rau muống, cải; Lá vàng; Củ, quả: cà rốt, gấc, cà chua, nghệ ..
- Dụng cụ: 
+ Cốc thủy tinh (loại có mỏ) dung tích 20 – 50 ml
+ Ống đong dung tích 20 – 50 ml
+ Ống nghệim 10 – 15ml, giá để ống nghiệm
+ Kéo, dao, thớt.
- Hóa chất: Cồn, nước cất.
2. Cách tiến hành:
a. Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục
- Cắt bỏ cuống và gân chính của lá rau xanh 
- Dùng kéo cắt lát mỏng ngang lá
- Cho khoảng 25 – 30 lát lá (hoặc cân 0,2g) vào 2 cốc thủy tinh đã ghi nhãn: cốc thí nghiệm và cốc đối chứng.
- Dùng ống đong lấy 20ml cồn rót vào cốc thí nhiệm.
- Dùng ống đong lấy 20ml nước cất rót vào cốc đối chứng
- Để 2 cốc yên tĩnh trong thời gian 20 - 25 phút. 
- Sau thời gian 20 - 25 phút tiến hành rót dd màu vào ống nghiệm đã ghi nhãn →đặt vào giá ống nghiệm.
b. Thí nghiệm 2: Chiết rút carôtenoit
- Cắt lát mỏng ngang lá vàng hoặc lát mỏng quả, củ (cà rốt, nghệ).
- Cho khoảng 25 – 30 lát mẫu vật (hoặc cân 0,2g) vào 2 cốc thủy tinh đã ghi nhãn: cốc thí nghiệm và cốc đối chứng.
- Dùng ống đong lấy 20ml cồn rót vào cốc thí nhiệm.
- Dùng ống đong lấy 20ml nước cất rót vào cốc đối chứng
- Để 2 cốc yên tĩnh trong thời gian 20 - 25 phút. 
- Sau thời gian 20 - 25 phút tiến hành rót dd màu vào ống nghiệm đã ghi nhãn →đặt vào giá ống nghiệm.
3. Kết quả và giải thích:
Cơ quan của cây
Dung môi chiết rút
Màu sắc dịch chiết
Xanh lục
Đỏ, da cam, vàng, vàng lục
Lá
Xanh tươi
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
-
+
Vàng
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
-
+
Quả
Gấc
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
-
+
Cà chua
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
-
+
Củ
Cà rốt
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
-
+
Nghệ
- Nước (đối chứng)
- Cồn (thí nghiệm)
-
+
4. Một số câu hỏi cho thí nghiệm:
a. So sánh dd ở cốc thí nghiệm và cốc đối chứng? Giải thích?
- dd ở cốc đối chứng không màu; dd ở cố thí nghiệm có màu: cốc thí nghiệm lá xanh có màu xanh lục, cốc thí nghiệm nghệ có màu vàng 
- Bởi vì: trong lá, củ, quả có các sắc tố. Các sắc tố (diệp lục và carotenoit) chỉ tan trong cồn, không tan trong nước.
b. Cho biết các loại sắc tố có trong lá, củ, quả?
- Trong lá xanh có sắc tố diệp lục (nhóm sắc tố chính), chứa các vitamin D, E.
- Trong lá vàng hoặc các củ, quả có màu vàng, đỏ: có sắc tố carotenoit (nhóm sắc tố phụ), chứa các vitamin D, A.
c. Tại sao trong bữa ăn của gia đình cần thường xuyên cân đối các loại thức ăn, dặc biệt là rau, củ, quả?
- Bởi vì: Các loại rau xanh, củ, quả là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ rất tốt cho con người (vd: VTM A tăng cường sáng mắt, VTM D giúp chuyển hóa canxi thành xương, VTM E tác dụng là da sáng, mịn màng, chất xơ giúp tiêu hóa tốt )
Ban nâng cao:
Bài 21. Thí nghiệm tìm hiểu hoạt động của tim ếch 
1. Chuẩn bị:
* Mẫu vật: Ếch.
* Dụng cụ: 
Dụng cụ mổ (kéo, dao mổ, panh, kim chọc tủy)
Khay mổ, kim găm ếch
Bông thấm nước, móc thủy tinh. 
Bảng có khoét lỗ (để quan sát sự vận chuyển máu trong hệ mạch)
Hệ thống cần ghi và hệ thống kích thích; Kẹp tim và chỉ. 
* Hóa chất: 	
- Dung dịch sinh lí bằng nước muối sinh lí (cách pha: 0,66g NaCl + 100ml nước cất).
- Dung dịch adrenalin 1/100 000 hoặc 1/50 000; nước nhâm mẩu thuốc lá hút dở.
2. Cách tiến hành:
2.1. Quan sát hoạt động của tim ếch:
Bước 1: Hủy tủy ếch: Phá hủy tủy sống để làm ếch bất động. 
 Hình 1. Phá hủy tủy sống ếch 	
 - Cầm ếch bằng tay trái, để mặt lưng lên trên→ Tìm nơi tiếp giáp giữa xương sống và hộp sọ, đó là chỗ lõm nằm ở đỉnh của tam giác đều có đáy là đường nối giữa hai mắt ếch. 
- Ấn mạnh kim chọc tủy xuống chỗ lõm và đâm sâu xuống tủy sống, Nếu mũi kim chạm đúng tủy sống thì ếch sẽ có phản ứng lấy hai chi trước che mặt. 
- Nghiêng cán kim chọc tủy về phía đầu, chiều dài kim thẳng hàng với cột sống và điều chỉnh mũi kim đâm sâu vào ống tủy xương sống để phá tủy sống. Nếu phá đúng tủy thì hai chân ếch sẽ duỗi thẳng ra. 
Bước 2: Mổ lộ tim
- Ghim ếch nằm ngửa trên khay mổ. 
- Dùng panh và kéo cắt bỏ một mảnh da ngực hình tam giác (có đỉnh là mỏm xương ức và đáy là đường nối hai khớp vai). 
- Dùng mũi kéo nâng sụn xương ức, bấm một nhát hình chữ V ở giới hạn mỏm xương ức và cơ bụng thẳng.
- Nâng mũi kéo cắt dọc hai đường sát hai bên xương ức để tránh cắt phải các mạch và làm tổn thương tim.
- Cuối cùng cát một đường ngang phía đầu trước sụn xương ức → lật bỏ xương ức thấy tim lộ rõ trong xoang bao tim.
- Kéo hai chi trước sang hai bên và ghim lại để vết mổ rộng hơn ra→ Dùng panh kẹp nâng màng bao tim lên và dùng kéo cắt đứt màng bao tim. Như vậy tim đã được bộc lộ hoàn toàn.
Chú ý: 
Trong quá trình mổ nếu máu chảy thì dùng bông thấm đẫm dung dịch sinh lí vắt vào chỗ máu chảy để hòa loãng máu, sau đó dùng bông đã vắt kiệt thấm máu đã hòa loãng đó, làm như vậy quan sát tim dễ hơn.
Khi cắt màng bao tim, dùng kẹp nhỏ (kẹp cong) kẹp màng ở phía mỏm tim tim và nâng lên→ lúc tim co tách khỏi màng tim thì lập tức cắt hớt màng ở phía đầu kẹp→ luồn kéo cắt bỏ màng tới tận các mạch ngoài tim để giải phóng gốc tim.
Trong quá trình thí nghiệm thường xuyên dùng bông tẩm dung dịch sinh lí nhỏ cho tim khỏi khô. 
Bước 3: Tiến hành quan sát.
- Ghi lại số nhịp tim ếch trong 1 phút. 
- Ghi lại quan sát hoạt động của tim: 
	+ Mô tả trình tự co và giãn của tâm nhĩ và tâm thất trong một chu kì tim.
	+ Quan sát màu của tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái có gì khác nhau?
	+ Màu của tâm thất có gì đặc biệt?	
- Cặp mỏm tim và mắc lên hệ thống khuyếch đại để theo dõi hoạt động của tim phản ánh trên hoạt động của cần ghi.	
2.1. Quan sát sự vận chuyển máu trong động mạch, tĩnh mạch nhỏ và các mao mạch ở màng da chân ếch, ở màng treo ruột:
 - Căng màng da chân ếch hoặc màng treo ruột trên một lỗ khoét ở tấm gỗ và đặt trên bàn kính hiển vi để quan sát.
- Tìm và quan sát sự vận chuyển máu trong ĐM, TM và MM . Căn cứ vào màu máu, tốc độ vận chuyển và chiều vận chuyển → Thấy được sự khác nhau về màu máu và tốc độ ở ĐM, TM, MM.
2.3. Tìm hiểu sự điều hòa hoạt động tim bằng thần kinh và thể dịch qua thí nghiệm biểu diễn của giáo viên:
* Cách mổ tìm dây mê tẩu – giao cảm (dây thần kinh não số X)
- Cắt cơ ức móng sau khi mổ lộ tim.
- Cắt cơ móng bả.
- Cắt nhát sâu giữa góc hàm và chi trước →kéo chi trước xuống phía dưới và ghim lại.
- Dùng móc thủy tinh gạt, phá bỏ màng che trên hốc ở góc hàm và chi trước.
- Tìm cơ hình tháp nắm sâu trong hốc (đó là cơ nâng bả dưới) →trên đó có mạch máu và dây thần kinh mê tẩu – giao cảm đi kèm sát nhau.
- Dùng móc thủy tinh gỡ cẩn thận, tách 2 dây thần kinh khỏi mạch máu, luồn chỉ để nâng lên khi kích thích.
* Kích thích dây thần kinh mê tẩu – giao cảm bằng điện:
- Đếm nhịp tim ếch lúc bình thường trong 15 giây.
- Lắp hệ thống điện kích thích→ Kẹp tim và nối lên hệ thống ghi→Luồn cực kích thích vào dây thần kinh mê tẩu – giao cảm. 
- Đếm nhịp tim ếch trong lúc đang kích thích (đếm trong 15 giây).
- Đếm nhịp tim ếch sau khi kích thích (đếm trong 15 giây.)
* Nhỏ ađrênalin (hoặc dịch ngâm mẩu thuốc lá hút dở) lên tim ếch → Đếm nhịp tim trong 15 giây→ kết luận. 
3. Kết quả và giải thích: 
- Ghi lại số nhịp tim ếch trong một phút. 
- Ghi lại quan sát hoạt động của tim: mô tả trình tự co và giãn của tâm nhĩ và tâm thất trong một chu kì tim. Tại sao trong mỗi chu kì tim trình tự co của tâm nhĩ và tâm thất lại diễn ra như vậy ? Trình tự co giãn của tâm nhĩ và tâm thất có vai trò như thế nào trong vận chuyển máu qua các buồng tim ?
- Nếu ghi được đồ thị hoạt động của tim, hãy dán đồ thị vào báo cáo và phân tích đồ thị bằng cách điền các pha co tâm nhĩ, co tâm thất và pha giãn chung của một chu kì tim vào đồ thị. 
- Giải thích tại sao tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì ? Tim co giãn nhịp nhàng như vậy có tác dụng gì ?
- Ghi kết quả đếm nhịp tim trước, trong khi và sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm-đối giao cảm và giải thích tại sao nhịp tim lại thay đổi ? 
- Nếu ghi được đồ thị hoạt động của tim ếch khi kích thích dây thần kinh giao cảm-đối giao cảm, hãy dán đồ thị vào báo cáo và phân tích đồ thị bằng cách đánh dấu vị trí tác động của thần kinh đối giao cảm và của giao cảm lên đồ thị. 
- Dựa vào cấu tạo của dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm giải thích tại sao khi kích thích dây thần kinh giao cảm-đối giao cảm ở ếch nhưng thời điểm tác động của chúng lên tim lại khác nhau ? 
- Ghi lại kết quả đếm nhịp tim trước và sau khi nhỏ vài giọt dung dịch adrenalin lên tim ếch. So sánh nhịp tim trước và sau khi nhỏ dung dịch adrenalin lên tim. Cho biết tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch. 
Kết luận: 
- Kết luận về hoạt động của tâm nhĩ và tâm thất trong chu kì tim.
- Kết luận về tác động của thần kinh giao cảm và đối giao cảm đối với hoạt động của tim.
- Kết luận về tác động của adrenalin lên hoạt động của tim. 
4. Một số câu hỏi:
1. Trong trường hợp bệnh lí, tim co giãn không đều, có lúc bỏ một vài nhịp đập, điều này có ảnh hưởng đến huyết áp không ? Tại sao ?
2. Tại sao tim co giãn từng đợt ngắt quãng nhưng máu chảy trong mạch máu vẫn thành dòng liên tục ? 
3. Tại sao các loài thú có nhịp tim khác nhau? 
4. Trình bày cơ chế thần kinh và thể dịch trong điều hòa hoạt động tim. 
5. Khi bị stress, hàm lượng adrenalin trong máu thay đổi như thế nào? Tại sao? Hàm lượng adrenalin thay đổi ảnh hưởng như thế nào lên hoạt động của tim ?
5. Một số kiến thức cơ sở cho thí nghiệm:
Tim co giãn nhịp nhàng đều đặn theo chu kì. Mỗi chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha tâm nhĩ co, tiếp đó là pha tâm thất co và cuối cùng là pha giãn chung (cả tâm nhĩ và tâm thất cùng giãn). Tiếp đó lại bắt đầu một chu kì tim mới bằng pha tâm nhĩ co. Hoạt động co giãn của tim có thể theo dõi bằng hệ thống cần ghi hoặc ghi lại đồ thị trên trụ ghi.
Sự co giãn nhịp nhàng đều đặn theo chu kì của tim là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim (bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc-kin). Tuy nhiên hoạt động của tim được điều hòa bởi thần kinh và thể dịch. Hệ thần kinh sinh dưỡng và tuyến nội tiết tiết ra hoócmôn có thể làm tăng hay giảm nhịp và lực co tim. 
Có hai đôi dây thần kinh (xuất phát từ trung ương thần kinh) chi phối hoạt động của tim là đôi dây thần kinh giao cảm và đôi dây thần kinh đối giao cảm (dây thần 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 10 Te bao nhan thuc tiep theo_12220169.doc