I/. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục.
Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì bậc tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Là một giáo viên trong nhà trường để làm thế nào đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói chung và làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng, đặc biệt là công tác mũi nhọn của trường. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo đúng Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và văn bản hợp nhất số 03/VBHN – BGDĐT ngày 23/6/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Tiết Chức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng tổ 1 Đơn vị công tác: Trường tiểu học xã Lâm Hải huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau I/. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì bậc tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Là một giáo viên trong nhà trường để làm thế nào đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói chung và làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng, đặc biệt là công tác mũi nhọn của trường. Hiện nay chủ trương của ngành là dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo đúng Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và văn bản hợp nhất số 03/VBHN – BGDĐT ngày 23/6/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiểu học căn cứ vào những nhận thức mới của học sinh về đạo đức, học tập và rèn luyện ở các em, căn cứ vào năng lực tổ chức, thiết kế và những hoạt động trong quá trình dạy học của giáo viên. Vẫn còn không ít giáo viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi phuương pháp dạy học truyền thống. Đổi mới không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn cái hiện hành mà phải thừa kế sự phát huy những thành tựu đã đạt được. Đồng thời tạo ra được sự phối hợp chặc chẽ giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp hiện đại. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn của đơn vị trường tôi. Tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra “Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học”. Để các đồng nghiệp tham khảo nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng dạy - học và đẩy mạnh công tác mũi nhọn của đơn vị. II/. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC . a/.Ưu điểm Tập thể cán bộ giáo viên Trường tiểu học xã Lâm Hải đã không ngừng phấn đấu để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và đặc biệt là chú trọng nhất về nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Có 100% cán bộ - giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn trong hè nên nắm vững cách thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học. Bám sát công văn số 9832/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2006. Công văn số 5842/BGDĐT-VP của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 01/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và công văn số 1617/SGDÐT-GDTH của Sở GD&ĐT Cà Mau ngày 08/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. Ngoài nắm vững chuyên môn giáo viên nhà trường còn nghiên cứu, tìm hiểu về đối tượng học sinh, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình của từng môn học, mạnh dạn đăng kí chỉ tiêu phấn đấu trên đối tượng học sinh của mình. Ngày nay, công tác xã hội hóa giáo dục có sự chuyển biến mới. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình. Đồng thời đã đóng góp không nhỏ về tiền của để mua sắm trang thiết bị dạy học trong nhà trường, năng cấp cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt cho việc vui chơi và học tập của học sinh. b/. Một số hạn chế và nguyên nhân: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên Trường tiểu học xã Lâm Hải cũng còn gặp không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy về đổi mới phương pháp như sau: Nhưng khi vào thực tế giảng dạy nhiều giáo viên còn lng túng nhất là khâu đổi mới phương pháp dạy học, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ lo tập trung vào phần việc của mình, cứ lo sợ dạy không hết bài, học sinh không biết cứ như thế là vào tiết học giáo viên thao thao giảng bài, đọc cho học sinh chép nhũng nội dung cần ghi nhớ, yêu cầu các em về học thuộc lòng, có những giáo viên nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học là dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dưới sự hướng dẫn, nêu vấn đề của người dạy, người học động não, tìm cách giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới, vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn. Trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên chưa thoát li được sách giáo viên, sách tham khảo, mà còn có những giáo viên coi sách giáo viên như một pháp lệnh, không được xê dịch hay sửa đổi. Mặt khác giáo viên chưa nghiên cứu sâu về tâm lý từng học sinh để có biện pháp giảng dạy và giáo dục tốt hơn. Đa số học sinh còn phụ thuộc vào khuôn mẫu, chưa có ý thức tự giác học tập, lại được phụ huynh đồng thuận mua sắm cho sách giải, sách tham khảo, các em lại sao chép. Do còn không ít phụ huynh thiếu trách nhiệm, thiếu sự phối hợp để giáo dục học sinh, gây sức ép không nhỏ đối với giáo viên. III/. NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BẢN THÂN TÔI ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP SAU: 1/. Xây dựng đội ngũ giáo viên trong đơn vị. Trường học - tổ chức cơ sở của hệ thống giáo dục - nơi tập trung những người thực hiện nhiệm vụ chung: dạy và học, giáo dục và đào tạo những nhân cách theo mục tiêu đề ra. Mà giáo viên là lực lượng nồng cốt tham gia và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển về trí tuệ, hiểu biết và nhân cách con người; là người không chỉ thực hiện nhiệm vụ của bản thân, với gia đình, với học sinh, phụ huynh học sinh mà còn thể hiện nhiệm vụ với xã hội, với vân mệnh và tương lai của đất nước. Chính vì vậy công tác xây dựng đội ngũ trong nhà trường là vấn đề quan trọng. Vì có một tập thể đoàn kết thì mới có một tập thể vững mạnh, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên là một tấm gương sáng về đạo đức và tự học. Mỗi cá nhân là một thành viên tích cực nêu cao quan điểm, mạnh dạn bày tỏ ý kiến đóng góp, xây dựng cho đồng chí, đồng đội, cùng phát triển về công tác chuyên môn có sự đoàn kết, thống nhất như vậy sẽ góp phần nâng cao nhận thức về chuyên môn, nâng cao khả năng giảng dạy của giáo viên, quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích giáo viên đọc sách báo, tham khảo tài liệu về chính trị, văn hóa, pháp luật... Phân công chuyên môn phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên, tạo mọi điều kiên thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Thường xuyên mở các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, các buổi thao giảng, phối hợp mở các buổi hội giảng trao đổi về phương pháp giảng dạy, biện pháp giáo dục học sinh. Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy ở các trường trên địa bàn huyện. 2./ Hoạt động giảng dạy của giáo viên. Xây dựng quy chế chuyên môn trong nhà trường, trong tổ. là một trong những công cụ để đánh giá quá trình lao động của người giáo viên. Việc thực hiện tốt quy chế chuyên môn trong nhà trường của giáo viên là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác giảng dạy. Căn cứ Quyết định 14/2017/QĐ- BGDĐT ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tao Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học . Hiệu trưởng xây dựng quy chế chuyên môn trong nhà trường như quy định về đạo đức, tác phong sư phạm, tác phong của nhà giáo, quy định giờ ra vào lớp, quy định về hồ sơ sổ sách, lịch trình duyệt các kế hoạch. Giáo viên soạn giảng đủ môn, đủ tiết, số tiết dự giờ trên tuần ( rút kinh nghiệm, dự giờ để đánh giá), số lần tham gia sinh hoạt chuyên môn.duy trì sĩ số lớp Việc tố chức thực hiện chương trình và xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục trong nhà trường Mỗi giáo viên tập trung nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo về chuyên môn, nghiên cứu về nội dung chương trình sách giáo khoa, căn cứ đặc điểm tâm lí của trẻ. Hướng dẫn tổ chuyên môn, giáo viên phối hợp với kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên trong từng tổ trao đổi về phương pháp dạy học theo các khối lớp, theo nội dung chương trình sách giáo khoa, trao đổi về phương pháp xác định mục tiêu của bài học – xác định mảng kiến thức trọng tâm của một bài, một nôm, trao đổi về biện pháp giáo dục học sinh hướng dẫn học sinh trong học tập cũng như trong rèn luyện. 3/.Thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên và việc lựa chọn đồ dùng dạy học của giáo viên trong các tiết day trên lớp. Thiết kế bài dạy và chẩn bị giờ lên lớp của giáo viên là việc làm quan trọng, thực hiện quy chế chuyên môn trong trường tiểu học. Là khâu mà bất kì giáo viên trực tiếp giảng dạy nào cũng phải có, vì trong quá trình thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp giúp giáo viên có sự chuẩn bị, sự nghiên cứu về nội dung, tuy nó chưa phải là dự kiến được hết những tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy để có cách xử lí kịp thời, phù hợp và đúng đắn. Và thiết kế bài dạy được xem là công cụ để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, thể hiện sự sáng tạo của giáo viên và cũng là một trong những việc làm góp phần quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Do đó cần tập trung chỉ đạo việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên cụ thể như sau: Triển khai các văn bản, các yêu cầu cơ bản về việc thiết kế bài dạy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng đến từng khối, từng giáo viên trong khối.Kế hoạch bài giảng của giáo viên phải thể hiện: - Mục tiêu đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học dành cho đối tượng học sinh trong lớp. - Tăng cường trang bị về thiết bị, đồ dùng dạy học, khuyến khích gíao viên đẩy mạnh công nghệ thông tin vào giảng dạy. Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học phải phù hợp với nội dung bài, đồng thời trong quá trình chuẩn bị phải thể hiện được đồ dùng phục vụ cho người dạy và đồ dùng phục vụ cho người học. Vì đồ dùng dạy học rất quan trọng trong việc dạy học ở tiều học giúp học sinh nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đến thực tiễn. Ngoài đồ dùng dạy học giáo viên cần có giọng nói nhẹ nhàng, ngọt ngào, cử chỉ mềm mại, điệu bộ duyên dáng, thái độ ân cần sẽ thu hút sự chú ý học tập của học sinh cao hơn, tăng thêm sự hứng thú nhận thức của trẻ. - Nội dung cơ bản của kế hoạch dạy học phải thể hiện rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, hoạt động trọng tâm của bài, mỗi hoạt động đều thể hiện được mục tiêu, nhiệm vụ, nêu cách tổ chức của thầy, dự kiến câu trả lời của học sinh và kết luận của giáo viên. Không ghi những vấn đề không cần thiết. - Nội dung giáo án ngắn gọn, xúc tích đảm bảo nội dung trọng tâm của bài, logic khoa học, lựa chọn phương pháp giảng dạy (thể hiện sự hệ thống việc làm của thầy - trò, hình thức tổ chức phù hợp với môn học, lớp học với từng đối tượng học sinh). - Hướng dẫn soạn những bài khó, tổ chức trao đổi, thống nhất chung các vấn đề liên quan đến giờ lên lớp, giúp đỡ giáo viên nhận lớp mới (nhất là giáo viên mới ra trường). - Quy định thời gian kí duyệt kế hoạch giảng dạy của giáo viên trước khi lên lớp thực hiện tiết dạy. 4/. Kiểm tra- đánh giá kết quả việc học tập của học sinh: Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và văn bản hợp nhất số 03/VBHN – BGDĐT ngày 23/6/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng là thể hiện thành tích của giáo viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ và sự chỉ đạo cuả nhà trường. Do đó đánh giá với tinh thần nghiêm túc, thái độ khách quan, chống khuynh hướng nhận xét, đánh giá một cách hình thức, thiếu tinh thần trách nhiệm thì sẽ không khắc phục được những hạn chế mắc phải trong học sinh dẫn tới không chỉ hạn chế trong chất lượng giáo dục mà dẫn tới tiêu cực trong giáo dục, đánh giá không đúng, thiếu trung thực sẽ dẫn tới tình trạng nguy hiểm như học sinh ngồi nhằm lớp. IV/. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tìm hiểu về thực trạng của đơn vị và đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của trường Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, bố trí các tiết dạy minh họa để tìm ra được cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhất với thực tế của địa phương, tìm tòi các biện pháp để khắc phục những vấn đề còn vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó còn trao đổi về kinh nghiệm trong tổ chức lớp học, trang trí không gian lớp học, cách vận động phụ huynh tham gia phối hợp trong công tác giáo dục học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện luôn là vấn đề nóng hiện nay trong giáo dục, mọi ngành, mọi người trong xã hội đều quan tâm. Tuy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một nhiệm vụ khó khăn nhưng chúng ta tin tưởng rằng. Với mỗi giáo viên nếu có quyết tâm chúng ta sẽ thực hiện được thắng lợi, sẽ đưa chất lượng nhà trường duy trì và nâng cao hơn hơn nữa trong năm học này và trong tương lai. Lâm Hải, ngày 23 tháng 01 năm 2018 Người viết Nguyễn Thị Tiết
Tài liệu đính kèm: