Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 - Năm học 2014 - 2015

CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VĂN 7 - NĂM HỌC 2014-2015

 Bài 1: Tục ngữ

 Tục ngữ là gì ? Chép thuộc 4 câu tục ngữ

về thiên nhiên và lao động sản xuất

về con người và xã hội

Bài 4:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh)

Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ? Qua bài văn em rút ra bài học gì ? Tìm dẫn chứng để chứng minh “ Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.”

Bài 5: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

Sự giàu đẹp của tiếng Việt được tác giả thể hiện ở những phương diện nào ? Qua văn bản, em rút ra bài học gì ?

Bài 6: Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)

Đức tính giản dị của Bác Hồ được tác giả Phạm Văn Đồng chứng minh qua những phương diện nào ? Hãy tìm dẫn chứng để chứng minh cho các phương diện đó ? Nêu nội dung, ý nghĩa văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” ? Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 

doc 31 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1243Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 - Năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo! (Nguyễn Ái Quốc) 
Bài 2 – Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu đ của bài tập trên.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7
HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2011-2012
A. PHẦN VĂN BẢN
Bài 1: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Câu 1: NB : Tục ngữ là gì? 
 Ú Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Câu 2: TH : Tìm thêm 4 câu tục ngữ khác có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.
 Ú - Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa 
 - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
 Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
 - Mống đông vồng tây, chẳng mưa giây cũng bão giật.
 - Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão
Câu 3: VD: Nêu và cho biết nội dung, nghệ thuật 1 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất mà em thích nhất.
 Ú - Hs viết đúng câu tục ngữ.
 - Nêu được giá trị nghệ thuật và nội dung câu tục ngữ.
 Bài 2 : Chương trình địa phương phần Văn
*Câu 1: NB : Chép lại chính xác 2 câu tục ngữ của địa phương em.
 Ú Hs chép được chính xác 2 câu tục ngữ địa phương của em.
Câu 2: TH : Trong những câu tục ngữ của địa phương em, em thích nhất câu tục ngữ nào? Nêu NT, ND câu tục ngữ đó.
 Ú - Hs chép chính xác câu tục ngữ tự chọn.
 - Nêu được nghệ thuật và ND câu tục ngữ.
Câu 3: NB: Chép 2 câu ca dao ca ngợi tình yêu quê hương của địa phương em.
- Hs chép chính xác 2 câu ca dao tự chọn, đúng chủ đề, trong đó có nhắc đến địa danh ở địa phương nơi em sinh sống.
Bài 3: Tục ngữ về con người và xã hội
Câu 1: NB: Trình bày nội dung chung của những câu tục ngữ về con người và xã hội.
 Ú Những câu tục ngữ về con người và lao động xã hội luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
Câu 2: TH: So sánh hai câu tục ngữ sau đây:
 - Không thầy đố mày làm nên.
 - Học thầy không tày học bạn.
 Hai câu tục ngữ trên khuyên răn điều gì ? Chúng có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?
 Ú - Hs nêu được nghĩa của hai câu tục ngữ:
 + Đề cao vai trò của người thầy.
 + Qua nghệ thuật so sánh câu tục ngữ khẳng định vai trò của việc học bạn .
 - Hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Người thầy có vai trò quyết định và có công lao to lớn đối với mỗi con người, thầy dạy ta nhiều điều, GD ta nên người. Bạn gần gũi, thân thiết, có nhiều điểm tương đồng ta sẽ học hỏi nhiều điều từ bạn => Hai câu đều đề cao việc học tập.
Câu 3: VD: Tìm 1câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nêu nghệ thuật, nội dung câu tục ngữ đó.
 Ú - Hs tìm câu tục ngữ đồng nghĩa
 - Nêu được NT, ND của câu tục ngữ 
Bài 4: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta( Hồ Chí Minh)
Câu 1: NB: Nêu nội dung của văn bản: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
 Ú Bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Truyền thống ấy cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 2: TH: Em hãy nêu trình tự lập luận của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ?
 Ú Hs nêu được những nét chính sau:
 + Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
 + Tinh thần ấy được thể hiện trong thời kì lịch sử qua nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại của: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
 + Truyền thống đó còn được đồng bào ta ngày nay biểu hiện rất rõ trong kháng chiến, qua những đối tượng và hành động cụ thể.
 + Vì tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu nên chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy mạnh mẽ vào công cuộc khánh chiến của toàn dân tộc.
 + Đây là một văn bản nghị luận đặc sắc.
Câu 3: VD: Đặt 2 câu theo lối liệt kê có sử dụng mô hình liên kết “ từđến”.
Hs tự đặt câu theo đúng yêu cầu .
Bài 5: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)
Câu 1: NB Sự giàu đẹp của tiếng Việt được tác giả thể hiện ở những phương diện nào ?
a-Về ngữ âm : Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu ...
VD : 	Chú bé loắt choắt
	 	Cái sắc xinh xinh
	Cái chân thoăn thoắt
	Cái đầu nghênh nghênh
	Ca lô đội lệch
	Mồm huýt sáo vang
	Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.
b- Từ vựng : Tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu ...( lom khom dưới núi tiều vài chú...)
c- Ngữ pháp : uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng 
VD : Lá lành đùm lá rách; ...
=> Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kỳ lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thich ứng với nhu cầu phát triển của xã hội ( Phát triển từ mới phù hợp với sự phát triển của XH)
 Câu 2 TH : Nêu ý nghĩa của văn bản ? 
Tiếng Việt mang trong nó những giá trị rất đáng tự hào của người Việt Nam.
Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu và đẹp.
Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi người Việt Nam.
 Câu 3VD : Qua văn bản, em rút ra bài học gì ?
Sự phát triển của tiếng Việt chứng tỏ sức sống dồi dào mãnh liệt vì nó là thứ của cải vô cùng quý giá.
Mỗi chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc
Bài 5: Đức tính giản dị của Bác Hồ(Phạm Văn Đồng)
Câu 1: NB : Trình bày nội dung văn bản : “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ”
 Ú Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong mối quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. 
Câu 2: NB: Nêu ý nghĩa văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”
 Ú Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh; bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 3: TH: Qua bài văn :“Đức tính giản dị của Bác Hồ” em rút ra được bài học gì cho bản thân?
 Ú - Hs rút ra được bài học cho bản thân :
 + Khẳng định đây là một lối sống đẹp cần được giữ gìn và phát huy lâu dài.
 + Nhữngđức tính giản dị của Bác Hồ đáng quý, đáng trọng đáng để mọi người học tập, noi theo.
 + Hs cần thiết phải tích cực học tập, rèn luyện có lối sống sinh hoạt giản dị không đua đòi xa hoa, lãng phí, sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình và lứa tuổi học sinh, tu dưỡng, rèn luyện tác phong đạo đứcđể xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Bài 6: Ý nghĩa văn chương(Hoài Thanh)
Câu 1: NB: Em hãy nêu nội dung văn bản “Ý nghĩa văn chương”?
 Ú Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
Câu 2: TH: Nghệ thuật của văn bản “Ý nghĩa văn chương” có gì độc đáo?
 Tác giả Hoài Thanh giải thích nguồn gốc của văn chương là gì ?
 Ú - Nghệ thuật của văn bản : Có luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục; có cách nêu dẫn chứng đa dạng; diễn đạt bằng lời văn giản dị giàu hình ảnh, cảm xúc.
 - Văn chương có nguồn gốc cốt yếu là lòng thương ngườivà rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Nói cách khác nguồn gốc của văn chương là tình cảm và lòng vị tha.
Câu 3: VD : Hoài Thanh viết “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Em hãy giải thích và dùng 2 dẫn chứng để chứng minh điều đó.
 Ú Học sinh giải thích ngắn gọn: 
 - Con người ai cũng có những tình cảm thông thường như: yêu, ghét, vui, buồnngoài những tình cảm đó còn có những tình cảm khác lạ. Văn chương sẽ bổ sung cho ta những tình cảm mới mẻ đó. VD: Một người chưa từng đi sông, vượt thác nhưng sau khi đọc và tìm hiểu văn bản Vượt thác sẽ tự hào về sức mạnh của người lao động và yêu thêm quê hương miền Trung ruột thịt. 
 - Con người nói chung có những tình cảm thông thường, nhưng qua những tác phẩm văn chương sẽ luyện những tình cảm này thêm sâu sắc.VD: Ta vốn yêu quê hương nhưng tình cảm ấy có khi lờ mờ nhưng sau khi tìm hiểu những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người ta cảm nhận được tình yêu quê hương rất cụ thể qua những danh lam thắng cảnh, qua con người lao động...( Hs có nhiều cách diễn đạt và đưa ra nhiều dẫn chứng miễn sao thể hiện ý trên là đủ)
Ú *Nguồn gốc của văn chương là : tình cảm và lòng vị tha ( lòng thương người, muôn loài, muôn vật : “Cuộc chia tay của những con búp bê; cây tre Việt Nam; Động Phong Nha”
 * Nhiệm vụ của văn chương là : 
- Hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng : “ Sự tích dưa hấu; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sống chết mặc bay; Ca Huế trên sông Hương” 
- Sáng tạo ra sự sống : Sông nước Cà Mau; Đồng chí; Ánh trăng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm; Những ngôi sao xa xôi” 
 * Công dụng của văn chương : 
- “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” : Sau khi học xong các văn bản khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mỗi chúng ta đều có những ấn tượng về các văn bản này như tình yêu quê hương đất nước, con người xã hội.
 - “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có” Bồi đắp những tình cảm sẵn có, chúng ta giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc hướng đến cái Chân – Thiện – Mỹ : Ca dao về tình yêu quê hương đất nước; Cảnh khuya; Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Bài 7: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
Câu 1: NB: Em hãy nêu nội dung văn bản “ Sống chết mặc bay”
 ÚVăn bản đã lên án gay gắt tên quan phủ “ lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước hoàn cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
Câu 2: TH: Tóm tắt truyện “ Sống chết mặc bay” khoảng 5- 6 câu.
 Ú Hs tóm tắt truyện: “ Truyện xảy ra ở Bắc Bộ vào lúc một giờ đêm, nước sông Nhị Hà lúc bấy giờ lên rất cao. Khúc đê làng X, phủ X sắp vỡ. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người rất lo sợ khúc đê này bị hỏng. Nhưng trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan phụ mẫu đang đánh tổ tôm có kẻ hầu người hạ. Khi nghe báo tin nguy cấp là đê sắp vỡ, quan vẫn tiếp tục đánh tổ tôm, thờ ơ trước cảnh nhốn nháo, lo sợ của dân chúng. Cuối cùng đê vỡ thật, dân phu rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm.
Câu 3: TH: Văn bản “ Sống chết mặc bay” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Hãy nêu những nét nổi bật của nhân vật quan phụ mẫu mà em cảm nhận được trong văn bản?
 Ú- PTBĐ: Tự sự
 - Hs nêu đúng những nét nổi bật của tên quan phụ mẫu: ăn chơi xa hoa, ham mê cờ bạc, vô trách nhiệm đến mức vô lương tâm.
Bài 8: Ca Huế trên sông Hương(Hà Ánh Minh) 
Câu 1: NB: văn bản “Ca Huế trên sông Hương” đã nói lên điều gì ?
 Ú Nội dung: Cố đô Huê nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và ân nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát huy.
Câu 2: TH: Hãy nêu những cảm nhận của em về ca Huế sau khi học xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” ?
 Ú - Học sinh nêu được các ý sau:
 + Ca Huế có rất nhiều làn điệu, rất phong phú, mỗi làn điệu có cung bậc tình cảm riêng.
 + Nhạc cụ dân tộc xứ Huế cũng rất đa dạng.
 + Ca Huế có nguồn gốc : hình thành từ dòng nhạc dân gian và nhạc cung đình.
 + Nghe ca Huế bằng cách đi thuyền trên sông Hương trong đêm thơ mộng là một thú vui tao nhã.
=> Yêu mến xứ Huế, con người Huế, tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
*Câu 3: VD: Đặt 2 câu văn một câu giới thiệu các làn điệu ca Huế, một câu giới thiệu các nhạc cụ.
 Ú Hs đặt câu đúng theo yêu cầu, đủ chủ ngữ, vị ngữ.
* Câu 4 : NB : Sự đa dạng phong phú của ca Huế được thể hiện qua các phương diện : 
a-Nguồn gốc : được hình thành từ hai dòng ca nhạc 
	- Ca nhạc dân gian : Mộc mạc, giản dị thể hiện sôi nổi, vui tươi, lạc quan;
	- Nhã nhạc cung đình : Bác học, chau chuốt thể hiện trang trọng, uy nghiêm.
b- Các làn điệu : 
Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: -Buồn bã
Hò giã gạo , ru em, giã vôi , giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung: Náo nức, nồng hậu tình người.
Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện: Gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh.
-Các điệu Nam: Nam ai , nam bình, quả phụ , tương tư khúc, hành vân: Buồn man mác, thương cảm, bi ai.
Tứ đại cảnh: Không vui , không buồn
- Các điệu lí: Lí con sáo, lí hoài nam , lí hoài xuân.
Tất cả đều sôi nổi, tươi vui, buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán.
c- Các nhạc cụ : 
Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh hợp thành dàn nhạc
d- Các ngón đàn : Ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi
Câu 5 : Vì sao nói các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài vừa sôi nổi tươi vui, vừa trang trọng uy nghi ? 
	Tại vì ca Huế được bắt nguồn từ hai dòng nhạc : 
- Ca nhạc dân gian : Mộc mạc, giản dị thể hiện sôi nổi, vui tươi, lạc quan;
- Nhã nhạc cung đình : Bác học, chau chuốt thể hiện nhã nhặn trang trọng, uy nghiêm.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT
	Bài 1: Rút gọn câu
Câu 1: NB: Thế nào là rút gọn câu? Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì?
 Ú - Khi nói và viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
 - Khi rút gọn câu cần chú ý: 
 + không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
 + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
Câu 2 : Rút gọn câu nhằm mục đích gì ?( tác dụng) 
Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
Ngụ ý hành động động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ CN) 
Câu 2: VD: Đặt VD có câu rút gọn. Cho biết câu ấy rút gọn thành phần nào?
 Ú Hs tự cho VD, xác định đúng thành phần rút gọn.
	Lan hỏi Hoa:
 - Bạn gặp cô ấy bao giờ?
 - Hôm qua ( Rút gọn cả CN- VN) 
 Bài 2: Câu đặc biệt
Câu 1: NB: Câu đặc biệt là gì ? Nêu tác dụng của câu đặc biệt?
 Ú - Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
 - Tác dụng: 
 + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
 + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
 + Bộc lộ cảm xúc.
 + Gọi đáp.
Câu 2: TH: Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt qua 2 VD sau đây:
 VD: A/ Một đêm hè. Tôi và mẹ cùng đi công viên dạo mát.
 B/ Lan hỏi Hoa:
 - Bạn gặp cô ấy bao giờ?
 - Một đêm hè.
 Ú a. Câu đặc biệt (Một đêm hè)-> không có cấu tạo theo mô hình CN-VN; không khôi phục được thành phần câu; tồn tại độc lập.
 b. Câu rút gọn (Một đêm hè)-> lược bỏ thành phần câu ; khôi phục được thành phần bị lược bỏ; tồn tại trong một ngữ cảnh nhất định
 Bài 3: Thêm trạng ngữ cho câu
*Câu 1: TH: Đặc điểm của trạng ngữ ?
 Ú - Về ý nghĩa: xác định thời gian, nơi chốn, mục đíchcho câu.
 - Về hình thức:
 + Đứng đầu câu, giữa câu, cuối câu.
 + Khi đọc ngắt quãng, khi viết có dấu phẩy
*Câu 2: VD: Đặt 1 câu có dùng trạng ngữ. Cho biết tên trạng ngữ.
 Ú HS đặt được 1 câu có trạng ngữ, nêu đúng tên trạng ngữ .
Câu 3: Nêu tác dụng của trạng ngữ ? Cho ví dụ ? 
* Tác dụng của trạng ngữ : 
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau làm cho đoạn văn được mạch lạc.
VD : Để chào mừng ngày 26/3, chúng em phấn đấu đạt nhiều thành tích trong học tập.
 Bài 4: Thêm trạng ngữ cho câu (tt)
*Câu 1: NB: Khi nói, viết người ta có thể tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì?
 Ú Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện tình huống, cảm xúc nhất định.
*Câu 2: VD : Đặt câu có dùng trạng ngữ chỉ mục đích, một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
 Ú Hs tự đặt 2 câu có 2 trạng ngữ theo yêu cầu.
Bài 5: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Câu 1: NB: Thế nào là câu chủ động và câu bị động?
 Ú - Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động).
 - Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật được hoạt động khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động)
Câu 2: TH: Có những cách nào để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? 
 Ú Những cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động : 
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ ( cụm từ) ấy.
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. 
Câu 3 VD: Chuyển đổi câu sau thành câu bị động:
 “ Ngày nay, ở một số nơi, người ta khai thác rừng thiếu kế hoạch.”
 Ú HS biến đổi sao cho phù hợp đúng câu bị động.
Bài 6: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động(tt)
Câu 1: TH: Theo em có phải câu nào có từ “ bị, được” cũng là câu bị động hay không? Hai từ “ bị, được” thường hàm chứa ý nghĩa gì về sự vật khi được nói trong câu?
 Ú Không phải câu nào có từ “ bị, được” cũng là câu bị động.
 - “Bị” -> chứa ý tiêu cực.
 - “ Được” -> chứa ý tích cực.
Câu 2:VD: Chuyển câu chủ động sau thành 2 kiểu câu bị động đã học.
 VD: Người ta xây một bồn hoa ở giữa sân.
 Ú - Một bồn hoa được ( người ta) xây ở giữa sân.
 - Một bồn hoa xây ở giữa sân.
Bài 7: Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu
Câu 1: NB: Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu ? 
 Ú Khi nói, viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
Câu 2: VD: Câu sau đây được mở rộng thành phần nào?
 VD: Hôm ấy, trời mưa to khiến lớp tôi không tham quan được
Mở rộng chủ ngữ, vị ngữ ( CĐT)
Bài 8: Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu ( tt)
Câu 1: NB: Nêu các cách dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu : 
*- Dùng cụm C-V để mở rộng thành câu như CN-VN
Ví dụ : Chuột chạy làm đổ lọ hoa.(cụm C-V làm TP CN) 
Dùng cụm C-V để mở rộng cho cụm từ ( CDT, CĐT, CTT)
Ví dụ : Quyển sách bạn cho mượn rất hay. ( Cụm C-V làm phụ ngữ cho DT). 
 Câu 2 : VD : Gộp 2 câu thành một câu có cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ mà không thay đổi nghĩa của chúng.
a-Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui.
b-Cây rừng bị tàn phá. Điều đó khiến lũ lụt xảy ra triền miên.
 Ú a. Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui.
 b. Cây rừng bị tàn phá khiến lũ lụt xảy ra triền miên.
Câu 3:VD: Đặt 1 câu có cụm chủ vị được mở rộng
 Ú Hs tự đặt câu theo yêu cầu. 
Bài 9: Liệt kê
Câu 1: NB : Thế nào là phép liệt kê?
 Ú Liệt kê là sắp xếp nối tiếp từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Câu 2 : Có những kiểu liệt kê nào ?
=> Có 4 kiểu liệt kê : 
* Liệt kê theo từng cặp;
* Liệt kê không theo cặp;
* Liệt kê tăng tiến;
* Liệt kê không tăng tiến. 
Câu 3: VD: Tìm phép liệt kê trong câu sau và cho biết đó là kiểu liệt kê gì?.
 a- “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán”
Ú HS gạch chân phép liệt kê - liệt kê từng cặp.
	b- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín
Ú HS gạch chân phép liệt kê - liệt kê không theo từng cặp.
 Bài 10: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
Câu 1: NB: Em hiểu dấu chấm lửng thường dùng trong những trường hợp nào? 
* Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
* Thể hiện rõ chỗ lời nói còn bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng; 
* Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. 
 Câu 2 : TH : Nêu tác dụng của dấu chấm lửng trong VD sau:
 VD: Quê hương em có rất nhiều loại trái cây: mận, bưởi, nhãn
 Ú Dấu chấm lửng thường dùng trong trường hợp trên để: tỏ ý còn nhiều loại trái cây chưa liệt kê hết
*Câu 3:VD : Viết đoạn văn ( 5-7 câu)có dùng dấu chấm lửng (hoặc dấu chấm phẩy.)
 Ú Hs tự chọn chủ đề viết cho phù hợp yêu cầu.
Câu 4: NB: Em hiểu dấu chấm phẩy thường dùng trong những trường hợp nào?
Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu có cấu tạo phức tạp;
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
	Bài 11: Dấu gạch ngang
Câu 1: NB: Nêu những công dụng của dấu gạch ngang. 
 Ú - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
 - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
 - Nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 2: TH: Làm sao phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối khi viết?
 - Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. - Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
C. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
Dàn bài:
 I. Mở bài: Nêu vấn đề chứng minh -> dẫn nội dung, chuyển ý.
 II. Thân bài: chứng minh làm rõ vấn đề sau:
 	1. Giải thích nghĩa môi trường thiên nhiên là gì?
2. Chứng minh vai trò quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người ở các mặt sau:
 - Không khí.
 - Nước.
 - Đất đai.
 - Cây xanh ( rừng)
 3. Chứng minh hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi trường sống.Ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi con người.
 4. Đề ra những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường sống.
 III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh
Liên hệ thực tế - bản thân.
 Đề 2: Rừng mang lại cho con người nhiều lợi ích, vì vậy con người cần có ý thức bảo vệ rừng. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chứng minh nhận định trên.
Dàn bài:
1) Mở bài : - Giới thiệu về rừng và vai trò của rừng đối với cuộc sống con người
 -Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng. 
2) Thân bài : 
* Nêu định nghĩa về rừng : là hệ sinh thái, có nhiều cây cối lâu năm, nhiều loài động vật quý hiếm 
*Lợi ích của rừng: + Cân = sinh thái : -Là nguồn chủ yếu cung cấp ô-xi làm khí thở cho con người, làm sạch không khí
-Là nhân tố tự nhiên chống xói mòn đất, bảo vệ đất,
+ Giá trị kinh tế: cung cấp gỗ, các loại thảo dược, các loại động thực vật quý, các khu du lịch sinh thái.. 
- Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống.
+ Bảo vệ nguồn dưỡng khí.
+ Bảo vệ con người khỏi những thiên tai.
+ Bảo vệ rừng là đang gìn giữ cho ~ lợi ích lâu 

Tài liệu đính kèm:

  • docCâu hỏi ôn tap KT giua HK II Van 7 145.doc