I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?
A. Khi di chuyển vật năng, bên dưới đặt các con lăn. B. Tăng thêm vòng bi ở ổ trục.
C. Tra dầu vào xích xe đạp. D. Rắc cát trên đường ray xe lửa.
Câu 2. Bánh xe của một ô-tô du lịch có bán kính 25cm. Nếu xe chạy với vận tốc 54km/h và lấy π 3,14 thì số vòng quay bánh xe của một giờ là
A. 3439,5. B. 34395. C. 17197. D. 1719,7.
Câu 3. Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Khi đó, hai lực tác dụng lên vật
A. có phương khác nhau. B. có cùng chiều. C. có độ lớn khác nhau. D. là hai lực cân bằng.
Câu 4. Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm (trung bình là 365 ngày). Biết vận tốc quay của Trái Đất bằng 108 000km/h. Lấy π 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là
A. 150.649.682km. B. 149.300.000km. C. 145.000.000km. D. 150.000.000km.
c trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là A. 16km/h. B. 32km/h. C. 21,33km/h. D. 24km/h. Câu 21. Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động? A. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. B. Gió thổi cành lá đung đưa. C. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennít bị bật ngược trở lại. D. Một vật đang rơi từ trên cao xuống. Câu 22. Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực sinh ra giữa bánh xe với mặt đường là A. ma sát trượt. B. lực quán tính. C. ma sát lăn. D. ma sát nghỉ. Câu 23. Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 34.000m/h và của tàu hỏa là 14m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là A. ô tô, xe máy, tàu hỏa. B. tàu hỏa, ô tô, xe máy. C. xe máy, ô tô, tàu hỏa. D. ô tô, tàu hỏa, xe máy. Câu 24. Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v dưới tác dụng của hai lực cân bằng F1 và F2 theo chiều của lực F2. Nếu tăng cường độ của lực F1 thì vật sẽ chuyển động với vận tốc A. tăng dần đến giá trị cực đại, rồi giảm dần. B. luôn giảm dần. C. luôn tăng dần. D. giảm dần đến giá trị bằng không rồi đổi chiều và tăng dần. Câu 25. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn? A. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường. B. Ma sát khi đánh diêm. C. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe. D. Ma sát tay cầm quả bóng. Câu 26. Một vật chuyển động không đều. Biết vận tốc trung bình của vật trong 1/3 thời gian đầu bằng 12m/s; trong thời gian còn lại bằng 9m/s. Vận tốc trung bình của vật trong suốt thời gian chuyển động là A. 9,8m/s. B. 10m/s. C. 10,5m/s. D. 11m/s. Câu 27. Một ô tô đi từ Huế vào Đà Nẵng với vận tốc trung bình 48km/h. Trong đó nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc 40 km/h. Vận tốc ở nửa quãng đường sau của ô tô là A. 68km/h. B. 60km/h. C. 44 km/h. D. 50km/h. Câu 28. Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật với một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có A. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N. B. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N. C. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N. D. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N. Câu 29. Hai ô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở 2 địa điểm cách nhau 20km. Nếu đi ngược chiều thì sau 15 phút hai xe gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau 30 phút thì xe này đuổi kịp xe kia. Vận tốc của hai xe lần lượt là A. 20km/h và 60km/h. B. 30km/h và 40km/h. C. 20km/h và 30km/h. D. 40km/h và 20km/h. Câu 30. Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong 1/2 thời gian đầu là 30km/h và trong 1/2 thời gian sau là 15m/s. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là A. 36 km/h. B. 42 km/h. C. 54 km/h. D. 22,5 km/h. Câu 31. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc. B. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà. C. Quả dừa rơi từ trên cao xuống. D. Chuyển động của cành cây khi gió thổi. Câu 32. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào không cần tăng ma sát? A. Để ô tô vượt qua chỗ lầy. B. Khi đi trên nền đất trơn. C. Khi kéo vật trên mặt đất. D. Phanh xe để xe dừng lại. Câu 33. Hai ô tô chuyển động cùng chiều và nhanh như nhau trên một đường thẳng. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của hai xe? A. Xe này chuyển động so với xe kia. B. Hai xe cùng đứng yên so với các người lái xe. C. Xe này đứng yên so với xe kia. D. Hai xe cùng chiều chuyển động so với cây cối ven đường. Câu 34. Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng, thì các lực này không thể làm vật A. bị biến dạng. B. đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. C. đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lên. D. đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên. Câu 35. Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng? A. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu. B. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu. C. Cột đèn bên đường chuyển động so với đoàn tàu. D. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu. Câu 36. Một đoàn tàu chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h, người soát vé trên tàu đi về phía đầu tàu với vận tốc 3 km/h. Vận tốc của người soát vé so với đất là A. 36 km/h. B. 33km/h. C. 30 km/h. D. 39 km/h. Câu 37. Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào do tác dụng của trọng lực? A. Thác nước đổ từ trên cao xuống. B. Khi rơi chạm đất, quả bóng bị nảy bật lên. C. Xe chạy trên đường. D. Mũi tên bắn ra từ cánh cung. Câu 38. 15m/s = ... km/h A. 0,015 B. 36 C. 54 D. 72 Câu 39. Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng? A. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. B. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. C. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên mặt vật kia. D. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật. Câu 40. Nhận xét nào sau đây về lực tác dụng lên ô tô chuyển động trên đường là sai? A. Khi dừng lại, trọng lực cân bằng với lực kéo của động cơ. B. Để xe chuyển động chậm lại chỉ cần hãm phanh để chuyển lực ma sát lăn thành lực ma sát trượt. C. Khi chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang lực kéo cân bằng với lực ma sát lăn. D. Lúc khởi hành, lực kéo mạnh hơn lực ma sát nghỉ. Câu 41. Một xe môtô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 2km với vận tốc 36km/h, trên đoạn đường thứ hai dài 9km với vận tốc 15m/s và tiếp đến đoạn đường thứ 3 dài 5km với vận tốc 45km/h. Vận tốc trung bình của môtô trên toàn bộ quãng đường là A. 45 km/h. B. 37 km/h. C. 21km/h. D. 48 km/h. Câu 42. Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh? A. Để tiết kiệm vật liệu. B. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn. C. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn. D. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt. Câu 43. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực cân bằng nhau tác dụng vào vật là A. trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi. B. trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. C. lực ma sát Fms với phản lực N của mặt bàn. D. trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát Fms của mặt bàn. Câu 44. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn. B. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động. C. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy. D. Ma sát giữa má phanh với vành xe. Câu 45. Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là A. 10 km. B. 45 km. C. 2700 km. D. 39 km. Câu 46. Vòng bi có tác dụng A. thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt. B. thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt. C. thay ma sát lăn bằng ma sát trượt. D. thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. Câu 47. Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật kéo sao cho lực kế luôn luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó A. bằng cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật. B. lớn hơn cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật. C. bằng cường độ lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật. D. nhỏ hơn cường độ lực ma sát trượt tác dụng lên vật. Câu 48. Đào đi bộ từ nhà tới trường. Quãng đường đầu dài 200m, Đào đi mất 1phút 40s; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100s. Vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường lần lượt là: A. 3m/s; 2m/s; 2,5m/s. B. 2m/s; 2,5m/s; 3m/s. C. 3m/s; 2,5m/s; 2m/s. D. 2m/s; 3m/s; 2,5m/s. Câu 49. Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có A. quán tính. B. đàn hồi. C. ma sát. D. trọng lực. Câu 50. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc? A. kg/m3 B. m/s C. m/phút D. km/h Câu 51. Cách nào sau đây làm giảm được ma sát? A. Giảm trọng lượng vật. B. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc. D. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc, tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 52. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát làm mòn lốp xe. B. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe. C. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. D. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy. Câu 53. Trên toa xe lửa đang chạy thẳng đều, một chiếu va li đặt trên giá để hàng. Va li A. chuyển động so với người lái tàu. B. chuyển động so với đường ray. C. chuyển động so với đầu máy. D. chuyển động so với thành tàu. Câu 54. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt? A. Khi viết phấn trên bảng. B. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động. C. Bánh xe đạp chạy trên đường. D. Viên bi lăn trên cát. Câu 55. Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ A. ngã về phía trước. B. ngã về phía sau. C. nghiêng sang phải. D. nghiêng sang trái. Câu 56. Đường đi từ nhà đến trường dài 4,8km. Nếu đi xe đạp với vận tốc trung bình 4m/s, Nam đến trường mất A. 120 s. B. 0,3 h. C. 20 ph. D. 1,2 h. Câu 57. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác. B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy. C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy. Câu 58. Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng A. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa. B. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. C. vật đang chuyển động sẽ dừng lại. D. vật đang đứng yên sẽ đứng yên hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Câu 59. Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên? A. Hai lực cùng phương, ngược chiều. B. Hai lực cùng cường độ, có phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều. C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. Câu 60. Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát? A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống. B. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe. C. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động. D. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén. Câu 61. Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ? A. Ô tô chuyển động so với mặt đường. B. Ô tô chuyển động so với cây bên đường. C. Ô tô chuyển động so với người lái xe. D. Ô tô đứng yên so với người lái xe. Câu 62. Một chiếc canô đi dọc một con sông từ A đến B mất hết 2h và đi ngược hết 3h. Thời gian ca nô trôi theo dòng nước từ A đến B là A. 5h. B. 6h. C. 10h. D. 12h. Câu 63. Một máy bay chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì A. máy bay đang chuyển động. B. người phi công đang chuyển động. C. hành khách đang chuyển động. D. sân bay đang chuyển động. Câu 64. Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là: A. B. C. D. Câu 65. Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì lực tác dụng vào vật phải A. cùng phương, ngược chiều với vận tốc. B. có phương bất kỳ so với vận tốc. C. cùng phương, cùng chiều với vận tốc. D. có phương vuông góc với với vận tốc. Câu 66. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Lá rơi từ trên cao xuống. B. Xe đạp tiếp tục chạy sau khi thôi không đạp xe nữa. C. Hòn đá lăn từ trên núi xuống. D. Xe máy chạy trên đường. Câu 67. Câu nào sau đây mô tả chuyển động của một vật nặng được thả rơi từ một đỉnh cột buồm của một con thuyền đang chuyển động dọc theo dòng sông, là không đúng? A. Cả người đứng trên thuyền và trên bờ đều thấy vật rơi dọc theo cột buồm. B. Người đứng trên bờ thấy vật rơi theo phương cong. C. Người đứng trên bờ thấy vật rơi thẳng đứng. D. Người đứng trên thuyền thấy vật rơi thẳng đứng. Câu 68. Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 500N. Độ lớn của lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là A. 500N. B. 500N. C. 500N. Câu 69. Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là A. 19,44m/s B. 15m/s C. 7,2km/h D. 1,5m/s Câu 70. Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào? A. Đồng thời cả hai bánh. B. Bánh trước. C. Bánh sau. D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được. Câu 71. Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là A. 18km/h. B. 20km/h. C. 21km/h. D. 22km/h. Câu 72. Trường hợp nào sau đây lực ma sát không phải là lực ma sát lăn? A. Ma sát giữa các viên bi trong ổ trục quay. B. Ma sát giữa bánh xe và mặt đường khi đi trên đường. C. Ma sát giữa khăn lau với mặt sàn khi lau nhà. D. Ma sát giữa các con lăn và mặt đường khi di chuyển vật nặng trên đường. Câu 73. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó. C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động. Câu 74. Hai lực cân bằng là hai lực A. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. C. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau. D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. Câu 75. Khi xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật, vật được chọn làm mốc thường là A. là Trái Đất. B. có thể là bất kì vật nào. C. là vật gắn với Trái Đất. D. là vật đang đứng yên. Câu 76. Một quả bóng khối lượng 0,5 kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng được giữ đứng yên? A. Nhỏ hơn 5N. B. Nhỏ hơn 0,5N. C. 5N. D. 0,5N. Câu 77. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố A. điểm đặt, phương, độ lớn. B. điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. C. điểm đặt, phương, chiều. D. phương, chiều. Câu 78. Một vật đứng yên khi A. khoảng cách của nó đến một đường thẳng mốc không đổi. B. vị trí của nó so với một điểm mốc luôn thay đổi. C. vị trí của nó so với vật mốc không đổi. D. khoảng cách của nó đến một điểm mốc không đổi. Câu 79. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. C. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. D. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. Câu 80. Một viên bi đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào viên bi để truyền nó chuyển động. Sau đó, viên bi chuyển động chậm dần vì chịu tác dụng của A. quán tính. B. lực búng của tay. C. trọng lực. D. lực ma sát. Câu 81. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng? A. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. B. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. C. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyển. D. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. Câu 82. Một người đứng gần vách núi đá và gọi to hướng về phía núi thì thấy khoảng thời gian từ lúc gọi tới lúc nghe được tiếng vọng lại là 2 giây. Biết vận tốc truyền âm thanh trong không khí là 340m/s. Khoảng cách từ người đó đến vách núi là A. 680m. B. 170m. C. 85m. D. 340m. II. TỰ LUẬN: 1. Lý thuyết: Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Nêu 1 ví dụ minh họa. Câu 2: Vì sao nói chuyển động hay đứng yên là có tính tương đối? Nêu ví dụ. Câu 3: Nêu định nghĩa vận tốc của chuyển động cơ học? Viết công thức tính và nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Câu 4: Vì sao nói lực là 1 đại lượng véc-tơ? Các yếu tố đặc trưng của lực là gì? Câu 5: Nêu cách biểu diễn lực? Câu 6: Viết công thức tính vận tốc trung bình cho một chuyển động trên quãng đường gồm nhiều đoạn với vận tốc khác nhau ? Câu 7: Nêu ví dụ về biểu hiện quán tính của 1 vật? Câu 8: Lực ma sát xuất hiện khi nào? Nêu ví dụ. Câu 9: Vì sao nói lực ma sát có hại? Nêu ví dụ minh hoạ. Cách làm giảm lực ma sát ? Câu 10: Vì sao nói lực ma sát có lợi? Nêu ví dụ minh hoạ. Cách làm tăng lực ma sát ? 2.Bài tập: Giải lại các bài tập sau: a) Sách giáo khoa: + C6,7 trang 19 và C8 trang 20 ; b) Sách bài tập: + 2.4 ; 2.5 trang 6; + 3.12 ; 3.13 trang 10 ; + 4.5 ; 4.6 trang 12 ; 4.10 trang 14 ; + 5.5 ; 5.6 trang 16 ; 6.5 trang 20 ; --------------- PHẦN B: ÁP SUẤT – ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – CÔNG CƠ HỌC I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là A. 25000Pa. B. 2500Pa. C. 250Pa. D. 400Pa. Câu 2. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Trọng lượng của người đó là A. 51N. B. 5100N. C. 510N. D. 5,1.104N. Câu 3. Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước. Biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên quả cầu là A. 40N. B. 40000N. C. 2500N. D. 4000N. Câu 4. Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang. B. Tàu đang từ từ nổi lên. C. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang. D. Tàu đang lặn xuống. Câu 5. Một vật móc vào 1 lực kế. Ngoài không khí, lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước, lực kế chỉ 1,83N. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là A. 183cm3. B. 213cm3. C. 30cm3. D. 396cm3. Câu 6. Độ lớn lực đẩy Ac-si-mét phụ thuộc vào A. trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. C. trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Câu 7. Điều kiện để có công cơ học là A. vật dịch chuyển. B. có lực tác dụng lên vật và vật bị dịch chuyển theo hướng của lực đó. C. có lực tác dụng lên vật. D. vừa có lực tác dụng vừa có sự chuyển động. Câu 8. Một thùng đựng đầy nước cao 80cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. Áp suất tại điểm A cách đáy 20cm là A. 8000 N/m2. B. 2000 N/m2. C. 6000 N/m2. D. 60000 N/m2. Câu 9. Móc 1 quả nặng vào lực kế. Ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào A. Chỉ số 0. B. Tăng lên. C. Không thay đổi. D. Giảm đi. Câu 10. Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. A. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác-si-met lớn hơn vì TLR của nước lớn hơn TLR của dầu. B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác-si-met nhỏ hơn vì TLR của nước lớn hơn TLR của dầu. C. Lực đẩy Ác-si-met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau. D. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác-si-met lớn hơn vì TLR của dầu lớn hơn TLR của nước. Câu 11. Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là A. 1,2N. B. 0,5N. C. 1,7N. D. 2,9N. Câu 12. Trong các cách sau, cách làm tăng áp suất lên nhiều nhất A. Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. B. Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. C. Tăng áp lực, tăng diện tích bị ép. D. Giảm áp lực, giảm diện tích bị ép. Câu 13. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào A. chiều của lực. B. phương của áp lực. C. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép. D. điểm đặt của lực. Câu 14. Đơn vị đo áp suất là A. N/m2. B. kg/m3. C. N. D. N/m3. Câu 15. Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân là 136000N/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng 1 độ sâu trong 2 chất lỏng, áp suất của thuỷ ngân lớn hơn áp suất của nước A. 16,3 lần. B. 1,36 lần. C. 13,6 lần. D. 1,63 lần. Câu 16. Khi đầu tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực của đầu tàu lên đường ray có độ lớn bằng A. trọng lượng của đoàn tàu. B. lực ma sát giữa tàu và đường ray. C. lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu. D. trọng lượng của đầu tàu. Câu 17. Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20cm là A. 1600Pa. B. 1280Pa. C. 1440Pa. D. 12800Pa. Câu 18. Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra. A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa. Khi lộn úp ngược cốc, nước không bị chảy ra ngoài. B. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn. C. Vật rơi từ trên cao xuống. D. Con người có thể hít không khí vào phổi. Câu 19. Muốn tăng áp suất thì phải A. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. C. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. D. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. Câu 20. Một máy cày 4 bánh, có khối lượng 1tấn. Để máy cày chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy cày tác dụng lên đất là 10.000 Pa. Diện tích tiếp xúc 1 bánh của máy cày với ruộng tối thiểu là: A. 0,2m2. B. 0,25m2. C. 1m2. D. 0,5m2. Câu 21. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng: A. trọng lượng của chất lỏng. B. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏn
Tài liệu đính kèm: